K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2016

Biện pháp phòng chống các dv kí sinh như sán lá gan, sán dây, giun đũa...... :

  • Tẩy giun sán 2 lần/ năm
  • rửa tay trước khi ăn
  • vệ sinh mội trường xung quanh: dọn dep nhà cửa, chuồng trại...
  • vệ sinh cá nhân: tắm rửa sach sẽ, rửa tay trc khi ăn
  • vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi
  • ngủ nhớ móc màn phòng bệnh sốt rét
  • chúc học giỏihaha

 

22 tháng 12 2016
Biện pháp phòng tránh bệnh do động vật không xương sống (Giun sán, giun đũa,....) gây ra: Giữ vệ sinh nhà ở và cá nhân, uống thuốc tẩy giun theo định kì, ăn chín uống sôi,... 
29 tháng 1 2016

:)=)

Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả[1][2].

Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Các loài khác ký sinh trên các động vật khác, bao gồm khỉ,động vật gặm nhấm, chim và bò sát. Các sinh vật ký sinh này luôn luôn có 2 vật chủ trong vòng đời của chúng: một vật chủ muỗi và một vật chủ là động vật có xương sống.

Ở ngoài cơ thể, Plasmodium cần những phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc giữ ở nhiệt độ lạnh để sống còn. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu,Plasmodium chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Đời sống của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều do vậy tồn tại lâu dài trong cơ thể[3]. Plasmodium có 2 phương thức sinh sản, sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi Anopheles. Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm thành phần chính là nhân, nguyên sinh chất và một số thành phần khác, chúng không có không bào nên mọi hoạt động di dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào, do không có bộ phận di động nênPlasmodium thường phải ký sinh cố định.

Ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở người không phải chỉ bao gồm một loài duy nhất, ngược lại chúng gồm nhiều loài, có hình thái và khu vực sinh sống khác nhau, sau đây là những loại chính:

1. P.falciparum: Gặp nhiều ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao. Loại ký sinh trùng sốt rét này hay gặp ở châu Á (đặc biệt là vùng Đông Nam Á), châu Phi, châu Mỹ La Tinh và ít gặp hơn ở châu Âu. Hiếm gặp P.falciparum ở nơi có bình độ cao.

2. P.vivax: Gặp nhiều ở châu Âu, còn châu Á và châu Phi chỉ gặp nhiều ở một số nơi.

3. P.malariae: Xuất hiện nhiều ở châu Âu, châu Phi, ít hơn ở châu Mỹ, còn châu Á rất hiếm gặp.

4. P.ovale: Nói chung hiếm gặp trên thế giới, chủ yếu gặp ở trung tâm châu Phi[3].

Chu kỳ của các loại Plasmodium ký sinh ở người[sửa | sửa mã nguồn]

Cả bốn loại ký sinh trùng sốt rét trên tuy có khác nhau về hình thái học nhưng diễn biến chu kỳ ở người và muỗi truyền bệnh tương tự nhau, gồm 2 giai đoạn[3]:

  • Giai đoạn sinh sản và phát triển vô tính trong cơ thể người.
  • Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles truyền bệnh.

Trong đó người là vật chủ phụ, muỗi là vật chủ chính, thiếu một trong 2 vật chủ này thì Plasmodium không thể sinh sản và bảo tồn nòi giống được.

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người chia làm hai thời kỳ, thời kỳ phát triển trong gan và thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu. Quá trình cụ thể như sau: muỗi Anopheles mang mầm bệnh (thoa trùng) đốt người, thoa trùng từ nước bọt của muỗi truyền vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan, vì tại giai đoạn đó máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển, thời gian chúng ở trong máu chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.

Thoa trùng xâm nhập tế bào gan và bắt đầu phân chia, đến một lượng nhất định làm tế bào gan bị vỡ ra giải phóng những ký sinh trùng thế hệ mới, đây là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng. Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập hồng cầu, chúng sinh sản vô tính tại đây đến mức độ đầy đủ làm vỡ hồng cầu giải phóng ký sinh trùng, đại bộ phận những ký sinh trùng này sẽ lại thâm nhập vào hồng cầu khác để tiếp tục sinh sản vô tính.

Nhưng một số mảnh ký sinh trùng khác trở thành những thể giao bào đực cái, nếu muỗi hút những giao bào này, chúng sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở trong dạ dày của muỗi, nếu không được muỗi hút thì sau một thời gian sẽ bị tiêu hủy. Khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu tùy từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ, đo đó trong khoảng thời gian này cơ thể người thường bị sốt rét cách nhật. Sốt rét cách nhật thường xảy ra hàng loạt sau mỗi 24 tiếng đồng hồ.[3]

Giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành những giao tử đực và cái, qua sinh sản hữu tính sinh ra thoa trùng. Các thoa trùng đến tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi là tiếp tục truyền bệnh cho người khác.

 

    13 tháng 2 2017

    -Biện pháp giữ gìn vệ sinh chuồng trại cho vật nuôi :

    +Phun thuốc khử trùng

    +Rửa chuồng thường xuyên

    +Thường xuyên hốt phân ,dọn chuồng

    -Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở địa phương:

    +Tiêm phòng

    +Vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi đồng thời vệ sinh chuồng trại , những khu vực xung quanh .

    -Biện pháp phòng chống các bệnh do động vật gây nên cho con người:

    +Ko để vật nuôi ở cùng người, vật nuôi phải ăn ở riêng

    +Những thức ăn mà vật nuôi đã thò mồm vào thì con người ko được ăn

    +Sau khi cho vật nuôi ăn thì nên rửa tay sạch sẽ

    +Xây chuồng trại cách xa nhà ở

    -Biện pháp tạo lập mối quan hệ bền vững giữa con người và động vật:

    +Nên gần gũi với động vật

    +Ko nên trêu động vật

    Mk chỉ bít thế thôi nhé hihivui

    12 tháng 4 2016

    Cái này học qua rồi, không nhớ!!!!

    23 tháng 2 2023

     Một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra: ngủ màn, diệt ruồi muỗi, vệ sinh cá nhân thường xuyên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ thoáng mát, tuyên truyền vận động vệ sinh môi trường cho mọi người xung quanh.

    13 tháng 3 2023

    batngo

    13 tháng 3 2023

     tk : Bệnh nấm candida là nhiễm trùng da và niêm mạc do loài Candida, phổ biến nhất Candida albicans. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào và phổ biến nhất là ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da, và niêm mạc miệng. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể thay đổi theo vị trí nhiễm. Chẩn đoán là dựa vào triệu chứng lâm sàng và cạo da soi tươi trong kali hydroxit (KOH). Điều trị bằng các chất làm khô và thuốc chống nấm.

    29 tháng 11 2021

    Tham khảo

    Các bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hoá ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể, gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khoẻ của người dân, tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật.

    Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Tỉ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn như nghề trồng lúa, trồng rau, hoa mầu, làm rừng.

    Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Chính vì thế ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng ở người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác khi:

    - Sinh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, những nơi đông đúc.

    - Trẻ em được gửi ở những nhà trẻ có thể lây các loại chấy do nằm chung gần các bé đã lây nhiễm.

    - Có thú cưng trong nhà nhưng không đảm bảo vệ sinh và có thói quen thả rông như chó mèo.

    - Có thói quen ăn uống không đảm bảo như ăn các loại tiết canh, thịt tái sống, sushi...

    - Có lối sống tình dục không lành mạnh.

    - Thường xuyên di chuyển giữa nhiều nơi như đi công tác, du lịch...

    - Nguồn nước, thực phẩm hằng ngày không an toàn.

    Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như.

    - Bệnh giun truyền qua đất: giun đũa, giun tóc, giun móc.

    - Bệnh giun đường ruột khác: giun lươn, giun kim.

    - Bệnh sán lá truyền qua thức ăn như: sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột.

    - Bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn não, giun xoắn.

    - Bệnh do nấm, do đơn bào như lỵ amíp và do đơn bào khác.

     Để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng, người dân cần:

    ►Có thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    ► Đối với vật nuôi cần vệ sinh sạch sẽ. Sau khi ôm vật nuôi cần vệ sinh cá nhân bằng xà phòng diệt khuẩn.

    ►Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, an toàn để tiêu diệt các nguồn lây bệnh.

    ►Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nhiễm bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

    ►Các gia đình không nên tự mua hóa chất xử lý, nên liên hệ với những cơ quan chuyên môn tại Khoa Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện, thành phố hoặc Khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để được hướng dẫn, xử lý triệt để và đảm bảo an toàn.

     
    29 tháng 11 2021
    10 tháng 4 2016

    Một số biện pháp quan trọng phòng bệnh cho vật nuôi

    Cập nhật: 18/02/2016 14:43 Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.
       

      I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH

      1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

      Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.

      Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.

       

      Phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi

       

      Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...

      Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.

      Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.

      Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi.

      Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng.

      2. Vệ sinh thức ăn nước uống

      Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

      3. Quan sát vật nuôi hàng ngày

      Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường...

       

      Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân (đối với lợn).

       

      4. Biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường

      Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

      Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

      Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.

      Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc.

      Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn.

      Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác.

      2. PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN

      Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.

      Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

      Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

      10 tháng 4 2016

      - THẾ NÀO LÀ BỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC ?
      Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm : Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), sây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
      II - BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
      1. Sử dụng thiên địch
      a) Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
      ơ từng địa phương đểu có những thiên địch gần gũi với con người như : mèo diệt chuột, gia cầm (gà vịt, ngan, ngồng) diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vặt chù trung gian... (hình 59.1).


      b) Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
      Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sừ dụng một loài bướm đêm từ Achentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra. ăn cây xương rồng.
      Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô). Au trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám (hình 59.2).


      2. Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
      ■ Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ôxtrâylia. Đến năm 1900 số thó lên tới vài trăm triệu con vả trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 nãm chi với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm hoạ về thó mới cơ bàn được giải quyết.
      3. Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại
      ■ Ở miền Nam nước Mĩ. để diệt loài ruổi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sàn ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.
      III - ĐIỂM VA NHŨNG HẠN CHẼ CỦA NHŨNG BỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC 1. ưu điếm
      ■ Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao. tiêu diệt những loài sinh vật có hại. thê hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ánh hường xấu tới sinh vật có ích và sức khoe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
      2. Hạn chê
      ■ - Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ : Kiến vống được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam. sẽ không sổng được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
      - Thiên địch không diệt triệt đề được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít vả sức sinh sàn thấp, chi bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miền dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
      - Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ : Để diệt một loài cây cành có hại ờ quẩn đào Haoai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cành bị tiêu diệt, đã làm giám số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của chim sáo. Két quả là diệt được một loài cây cành có hại song sản lượng mía đã bị giảm sút nghiêm trọng.
      - Một loài thiên địch vừa có thế cỏ ích vừa có thể có hại:
      Ví dụ : Đôi với nông nghiệp chim sé có ích hay có hại ?
      Vấn để này truớc đây được tranh luận nhiều :
      + Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
      + về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp. Vậy chim sẻ là chim có ích.
      Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ vì cho rang chim sẻ là chim có hại. nên Trung Quốc đã bị mất mùa liên tiếp trong một sổ năm. Thực tế đỏ đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

      1 tháng 1 2022
      Một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên: - Giữ vệ sinh môi trường sống - Tập thể dục rèn luyện sức khỏe  

      + Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà.

      + Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

      + Tiêm phòng đầy đủ.

      + Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng…

      18 tháng 2 2022

      Tham khảo:

      Những lợi ích của Động vật:
      * Với con người:
      - Làm thuốc
      - Làm thức ăn cho con người: Thịt lợn, thịt gà...
      - Dùng cho việc nghiên cứu khoa học: Chuột bạch, tinh tinh, đười ươi...
      - Dùng sức kéo của động vật vào nông nghiệp:Trâu, bò, ngựa, lừa...
      - Duy trì ổn định hệ sinh thái: sinh sản, tạo nguồn sinh thái căn bằng
      - Phục vụ cho việc tham quan, du lịch: vừa thú, cưỡi voi...
      * Với những yếu tố khác:
      - Với thực vật: thụ phấn cho hoa, tái tạo nguồn đất( làm xốp đất, thải chất thải hữu cơ làm tốt đất)....

      Tác hại:

      – Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch,…)

      – Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán,…)

      – Phá hoại mùa màng lương thực, thực phẩm; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá,…)

      – Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng của con người (con hà, mối,…)

      2. Biện pháp:

      - Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

      - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

      - Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất

      - Thực hiện ăn chín, uống sôi, chế biến hợp vệ sinh.

      - Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn

      - Người mắc bệnh giun cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

      3. 

      - Người mắc bệnh giun cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

      18 tháng 2 2022

      Câu 1 : 

      Có ích : 

      + Cung cấp thực phẩm  (lợn, bò,....vv)

      + làm cảnh,thú nuôi  (gà tre, chim cảnh, ...vv)

      + Làm vật thí nghiệm (khỉ, chuột , ...vv)

      + Cug cấp da, lông ,... cho các ngành thủ công, mỹ nghệ, công nghiệp ( trâu, gà, vịt , ....vv)

      +  Bảo vệ mùa màng , cây trồng ( chim sâu, ..vv)

      Có hại :

      + Phá hoại mùa màng (quạ, chuột đồng , ...vv)

      + Đả thương con người (hổ, cá mập , rắn ,...vv)

      + ....vv

      Câu 2 : Biện pháp :

      + Giữ vệ sinh cá nhân

      + Rửa tay trc khi ăn, sau khi đi vệ sinh

      + Không cho tay vào miệng, mũi

      + Hạn chế đi chân đất

      + Ăn chín uống sôi

      + Cắt móng tay, chân 

      + Ko nghịc bẩn 

      + Tẩy giun định kì = thuốc xổ giun

      Câu 3 :  (mik chx hiểu đề lắm)