1. Vì sao nói thành Cổ Loa là 1 công trình vĩ đại , sáng tạo , là 1 quân thành của nhân dân Âu Lạc ?
2.Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? Từ đó rút ra bài học gì ?
Mik đang soạn đề cương , giúp mik nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công trình phòng thủ vĩ đại, đồng thời cũng là kinh đô của Nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên vùng đất Cổ Loa, không chỉ tồn tại trong niềm tự hào của nhân dân Cổ Loa, trong truyền thuyết mà còn được ghi lại trong rất nhiều bộ sử của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc như Hậu Hán thư, Nam Việt chí, Thủy kinh chú, Tùy thư, An Nam chí lược, Việt kiệu thư, An Nam chí nguyên. Ở Việt Nam, các bộ sách Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Dư địa chí, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí... đều nói tới tòa thành do An Dương Vương xây dựng ở Cổ Loa.
2.Năm 181-180 TCN triệu Đà xâm lược nước ta
- Quân dân âu lạc chiến đấu dũng cảm giữ vững dc nền độc lập
- Năm 179 TCN An dương vương mắc mưu Triệu đà rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu
1.Nêu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
*Đời sống vật chất
-Về ở : ở nhà sàn , sống thành từng làng , bản ,....
-Đi lại : chủ yếu= thuyền ,...
-Về mặc : +Nam đóng khố
+Nữ mặc váy
=> lễ hội mặc đẹp , đeo đồ trang sức
*Đời sống tinh thần :
-Xã hội : phân chia giàu nghèo => chưa sâu sắc
-Lễ hội : tổ chức các lễ hội để vui chơi,nhảy múa
-Tím ngưỡng : thờ các thần ( thần núi , sông ,...) mong cho cuộc sống ấm no.
=> Tạo nên tình cảm cộng đồng gắn bó sâu sắc
2.Trình bày cuộc kháng chiến chống Tần
-Vào thế kỉ III-TCN . Đời sống của ND gặp khó khăn
-Năm 218-TCN. Nhà Tần đánh nhau xuống phương Nam
-Người Lạc Việt và người Tây Âu , liên kết đánh quân Tần
-Bầu Thục Phán - Lãnh đạo : dựa vào rừng núi để đánh tan quân Tần xâm lược.
3.Nước Âu Lạc ra đời như thế nào? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc
Thủ lĩnh Văn Lang liên kết các bộ lạc khác :
+Thời gian : Thế kỉ VIII-TCN
+Địa điểm : Gia Ninh , Việt Trì , Bạch Hạc ( Phú Thọ)
+Đứng đầu : Vua Hùng (Hùng Vương )
+Đặt tên nước là Văn Lang
+Đóng đô ở Bạch Hạc ( Phú Thọ )
Vẽ thì tự túc đi á :V chup đc thì tớ đã gửi cho ròi :))
5.Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Từ đó rút ra bài học gì?
-Năm 181-TCN , Triệu Đà đem quân đánh xuống Âu Lạc
-Nhân dân Âu Lạc có thành vững chắc , có tướng giỏi , có vũ khí tốt đã đánh bại quân xâm lược
-Năm 179-TCN , Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc
-An Dương Vương ko đề phòng , lại mất hết tướng giỏi nên đã để Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu
Tớ chỉ làm được vậy thôi ! đúng thì tích vs nha !
bổ xung câu 5 cho CẦM THÁI LINH
- bài học:
+ tuyệt đói cảnh giác với kẻ đich, ko nên khinh đich, mất chủ quan, mất cảnh giác.
+luôn đoàn kết, một lòng đánh giặc
Công trình phòng thủ vĩ đại, đồng thời cũng là kinh đô của Nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên vùng đất Cổ Loa, không chỉ tồn tại trong niềm tự hào của nhân dân Cổ Loa, trong truyền thuyết mà còn được ghi lại trong rất nhiều bộ sử của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc như Hậu Hán thư, Nam Việt chí, Thủy kinh chú, Tùy thư, An Nam chí lược, Việt kiệu thư, An Nam chí nguyên. Ở Việt Nam, các bộ sách Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, Dư địa chí, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí... đều nói tới tòa thành do An Dương Vương xây dựng ở Cổ Loa.
Theo truyền thuyết cũng như các thư tịch cổ mô tả, “thành cổ (Cổ Loa) rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành. Thư tịch cổ Trung Hoa chép, thành Cổ Loa có 9 vòng, hình con ốc. Nhưng hiện tại, cấu trúc của thành Cổ Loa chỉ còn ba vòng: thành Nội, thành Trung và thành Ngoại theo cách gọi của người Cổ Loa.
Các vòng tường thành Cổ Loa có các cửa khác nhau. Thành Nội chỉ mở một cửa quay về hướng nam, trông ra đình Cổ Loa. Thành Trung mở bốn cửa: cửa Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc và cửa Tây Nam. Mỗi cửa có một miếu xây trên mặt tường thành-thờ quan coi cổng thành. Riêng cửa Nam, nơi hai vòng thành gặp nhau và có lẽ cũng là cửa chính được xây hai miếu ở hai bên. Thành Ngoại tuy dài và rộng nhưng cũng chỉ mở ba cửa: cửa Nam, cửa Bắc và cửa Tây Nam.
Rải rác trong thành còn có một số địa danh khác có liên quan tới chức năng quân sự của thành như: dọc Đống Bắn-tương truyền là nơi luyện cung nỏ của quân đội, Ngự Xạ Đài-nơi An Dương Vương ngồi xem quân lính tập bắn cung nỏ, Vườn Thuyền-là nơi thuyền bè neo đậu chuẩn bị tập luyện thủy chiến, gò Cột Cờ là nơi treo lá cờ đại của Nhà nước Âu Lạc...
Dưới chân các lũy thành đều có hào nước để ngăn cản quân địch, đồng thời là đường giao thông thủy quan trọng nối liền các khu vực trong thành và cũng là con đường thoát ra khỏi thành khi có nguy hiểm. Có thể coi hệ thống thành hào của thành Cổ Loa như những chi lưu của sông Hoàng. Vào mùa nước, khi mực nước sông Hoàng dâng cao, các lòng hào đều đầy ắp nước. Với chiều rộng từ 20-30m, thuyền bè từ sông Hoàng có thể vào, ra thành một cách dễ dàng.
Cuốn Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam có ghi lại, Cổ Loa là một công trình phòng vệ kiên cố trong điều kiện chưa có hỏa khí bắn xa. Nếu như kẻ địch tấn công từ bên ngoài vào, chúng sẽ gặp phải đòn đánh phủ đầu từ những lũy tiền vệ bên ngoài. Qua lũy tiền vệ này, để tiến vào tới đường thành còn phải vượt qua một khoảng trống lớn. Với tầm bắn của cung nỏ cứng, quân đứng trên tường thành Ngoại có thể ngăn chặn được bước tiến của kẻ thù. Một khi vượt qua được khoảng trống đó, trước mặt kẻ tấn công là hệ thống ngoại hào rộng từ 20-30m. Không thể dễ dàng vượt qua được hào nước này, một khi quân trên mặt tường thành bắn xuống, thủy quân với những thuyền nhỏ phục sẵn sẽ lao ra sẵn sàng phối hợp tác chiến.
Nếu vượt qua được ngoại hào thì trước mặt chúng là tường thành Ngoại kiên cố, cao từ 8-10m. Vượt qua được thành Ngoại để vào được nơi vua và hoàng tộc ở, kẻ địch còn phải vượt qua hai lớp hào và thành nữa. Đó là chưa kể đến những trận địa được bố trí ở giữa hai lớp thành.
Không chỉ là một căn cứ bộ binh hiểm yếu, Cổ Loa còn là một căn cứ thủy quân lợi hại. Sông Hoàng-ngoại hào thiên nhiên của Cổ Loa, đầu trên nối với sông Hồng, đoạn dưới nối với sông Cầu, qua cửa Lục Đầu ở Phả Lại, có thể đi thẳng ra biển. Nước của hai con sông lớn nhất trên châu thổ đã qua sông Hoàng, đổ vào hệ thống rồi chảy ra Đầm Cả mênh mông ở góc đông bắc thành. Diện tích mặt đầm có thể chứa hàng trăm thuyền bè. Với một hệ thống đường thủy được thiết kế tài tình như vậy, thuyền chiến có thể đi lại khắp nơi trong thành và khi cần, những đạo quân trong thành có thể dễ dàng ra khỏi thành bằng tiếp cứu cho thành nếu bị vây hãm.
Một trong những sáng tạo tuyệt vời khác người của thiết kế thành là, tác giả đã biết tận dụng triệt để các gò đất cao tự nhiên đắp nối liền chúng lại với nhau tạo nên những vòng thành khép kín, nhờ vậy đã tiết kiệm được rất nhiều sức lao động của con người và tiền của. Cũng chính vì vậy, mà thành Trung và thành Ngoại uốn lượn tự do không có hình dáng cân xứng và chặt chẽ. Yêu cầu về cái đẹp đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu, mối quan tâm hàng đầu là tính chất kiên cố của một công trình quân sự.
Kho tàng truyền thuyết về Cổ Loa cho thấy công cuộc xây dựng thành vô cùng gian khó. Nguyên nhân là do thành xây trên vùng đất nhiều ao hồ lầy thụt và thời điểm đó những cuộc xung đột bộ lạc vẫn chưa chấm dứt. Tuy vậy, nhờ kinh nghiệm và sức mạnh của các bộ lạc vùng thấp, An Dương Vương đã chinh phục được các lực lượng chống đối và áp dụng kinh nghiệm chống lầy thụt của họ mới có thể thành công trong việc xây thành.
Kỹ thuật xây thành theo khảo sát, nghiên cứu của các nhà khảo cổ là: đầu tiên rải một lớp đá tảng hoặc cuội sỏi trên nền đất lầy thụt, bên trên lớp đá này là một lớp gốm cứng sau đó dùng đất sét có pha đất đồi feralitic đắp thành tường thành. Với kỹ thuật chống lầy lún như vậy, những bức tường thành đồ sộ của Cổ Loa đã đứng vững gần 2.000 năm qua.
Kỹ thuật xây dựng này còn được áp dụng cho một số lũy đất bên ngoài thành. Sự có mặt của kỹ thuật rải gốm dưới chân các lũy khẳng định nó được đắp cùng thời với các tường thành. Có thể nói, đây là một thành tựu kỹ thuật đặc biệt nhất trong xây dựng thành quách quân sự trong lịch sử dân tộc ta.
Trong hoàn cảnh : nội bộ Âu Lạc đang bị chia rẽ , An Dương Vương do không đề phòng lại mất hết các tướng giỏi nên đã thất bại nhanh chóng.Khiến cho Âu Lạc rơi vào ách đo hộ của nhà Triệu.
Bài học rút ra là : nội bộ phải có sự thống nhất , có được ý kiến chung của mọi người,phải biết đề phòng,có sự đoàn kết của nội bộ triều đình.
chúc bn học tốt !!!
- Năm 207 TCN, Triệu đà đem quân đánh xuống Âu Lạc nhưng thất bại.
- Triệu Đà vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân đánh, do không đề phòng và nội bộ bị chia rẽ nên Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà.
=> Nước Âu Lạc sụp đổ.
rút ra bài học : +đề cao tinh thần cảnh giác với quân thù
+chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh ,vũ khí tốt sẵn sàng chiến đấu
+tình thần đoàn kết trên dưới 1 lòng ,tập hợp sưc mạnh toàn dân cùng nhau chống giặc ngoại xâm
(cho mk nha)
Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
Bài học :
Đối với kẻ thù phải cảnh giác
Vua phải dựa vào dân để đánh giặc và bảo vệ đất nước .
*Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh:
- Năm 207TCN, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt rồi đem quân sang đánh Âu Lạc.
- Nhờ có vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững nền độc lập.
- Không lâu sau, Triệu Đà dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Một lần nữa, Triệu Đà lại mang quân sang đánh Âu Lạc. Do ko đề phòng nên An Dương Vương bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu
*Bài học:
- Không được chủ quan.
- Đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác.
- Phải tin tưởng ở Trung Thần.
- Phải dựa vào sức dân để đánh giặc.
******Hết*******
- Quy mô: Có quy mô lớn, kiên cố vừa là kinh đô vừa là 1 khu thành quân sự, phục vụ cho chiến đấu.- Trình độ Cách đây hơn 2000 năm - khi mà trình dộ kĩ thuật chung còn thấp kém thì thành Cổ Loa Là công trình kiến trúc độc đáo =>Thể hiện sự sáng tạo của nhân dân Âu Lạc- Sự đầu tư :Dân số Âu Lạc chỉ có khoảng 1 triệu người mà đắp được 3 vòng thành, thì có thể thấy sự đầu tư về sức người, sức của rất lớn
- Quy mô: Có quy mô lớn, kiên cố vừa là kinh đô vừa là 1 khu thành quân sự, phục vụ cho chiến đấu.- Trình độ Cách đây hơn 2000 năm - khi mà trình dộ kĩ thuật chung còn thấp kém thì thành Cổ Loa Là công trình kiến trúc độc đáo =>Thể hiện sự sáng tạo của nhân dân Âu Lạc- Sự đầu tư :Dân số Âu Lạc chỉ có khoảng 1 triệu người mà đắp được 3 vòng thành, thì có thể thấy sự đầu tư về sức người, sức của rất lớn
Câu 2:
Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV- III trước Công nguyên.
Những tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông: Vua-> Quý tộc -> Nông dân công xã
-> Nô lệ.