- Nêu nét chính trong sinh hoạt văn hóa dưới thời Trần.
- Giải thích tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
- Nêu nét mới về giáo dục thời Trần.
- Trình bày và nhận xét về tình hình khoa học - kĩ thuật thời Trần.
Khoa học - Kĩ thuật
+Sử học: mở cơ quan chuyên viết sử (Quốc sử viện) ra đời do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272 , Lê Văn Hưu biên soạn xong bộ Đại Việt sư rkis gồm 30 quyển .
+Khoa học quân sự : tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu nước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt . Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền chiến lớn .
+Y học: Xuất hiện người thầy thuốc nổi tiếng là Tuệ Tĩnh
+Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc mới có giá trị ra đời như tháp Phổ Minh , thành Tây Đô,....
-
Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu.
Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.