K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2018

1. Nhận xét về tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần:

Phát triển mạnh mẽ hơn so với thời Lý, đạt được những thành tựu lớn mà thời Lý chưa có được, chứng tỏ Đại Việt thời Trần rất phát triển và cường thịnh.

2. Văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển vì:

- Nhà nước có chính sách, biện pháp phù hợp.

- Do sự quan tâm sau sắc của nhà nước đối với nhân dân.

- Kinh tế, xã hội ổn định.

- Nông dân chăm chỉ, cần cù.

19 tháng 9 2019

 Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý. Thời Trần đã để lại những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật có giá trị lớn mà thời Lý chưa có được chứng tỏ Đại Việt dưới thời Trần là một quốc gia cường thịnh.

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

 

 

31 tháng 3 2017

Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn so với thời Lý. Thời Trần đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học-kĩ thuật, nghệ thuật có giá trị lớn mà thời Lý chưa có được, chứng tỏ Đại Việt thời Trần là một quốc gia cường thịnh.

31 tháng 3 2017

-Y học : Thuốc Nam (Tuệ Tĩnh)

-Quân sự: tác phâm "Binh thư yến lược"(Trần Quốc Tuấn)

-Thiên văn học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán

-Chiến đấu:Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra thuốc súng

-Sử học: Đại Việt Sử Kí(30 quyển)

==> Khoa học kĩ thuật phát triển

13 tháng 12 2016

- Văn hoá, giáo dục, khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật thời Trần phát triển đó là do sự quan tâm của nhà nước (có những chính sách và biện pháp tốt).

- Do kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

- Lòng tự hào tự cường dân tộc được củng cố và nâng cao sau các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi.

13 tháng 12 2016

-Y học : Thuốc Nam (Tuệ Tĩnh)

-Quân sự: tác phâm "Binh thư yến lược"(Trần Quốc Tuấn)

-Thiên văn học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán

-Chiến đấu:Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra thuốc súng

-Sử học: Đại Việt Sử Kí(30 quyển)

==> Khoa học kĩ thuật phát triển

23 tháng 12 2016

- giáo dục:

+ mở rộng quốc tử giám

+trường học mở ra nhiều, các kỳ thi đc tổ chức nhiều hơn

23 tháng 12 2016

Cùng với sự phát triển của giáo dục và ý thức dân tộc, nhiều ngành khoa học — kĩ thuật cũng đạt được những thành tựu có giá trị. Thời Trần, bộ Đại Việt sử kí (của Lê Văn Hưu) — bộ sử chính thống của nhà nước - được biên soạn, ở các thế kỉ sau, nhiều bộ sử khác như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư... được soạn thảo, về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ ; về quân sự có Binh thư yếu lược ; về các thiết chế chính trị có bộ Thiên Nam dư hạ ; về toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho các quan xưởng, dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng, chế tạo súng thần cơ và đóng các thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ (ở Thanh Hoá) cũng là một thành tựu kĩ thuật quan trọng.



 

19 tháng 11 2016

1.Văn hóa
- Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và phát triển như tục thờ cúng tổ tiên & các anh hùng dân tộc
- Đạo Phật có phát triển nhưng không bằng thời Lý
- Nho giáo phát triển, địa vị nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng
- Sinh hoạt văn hóa ca hát, nhảy múa vẫn duy trì và phát triển

25 tháng 11 2016

1)Tín ngưỡng cổ truyền, tôn giáo, nho giáo phát triển được trọng dụng, sinh hoạt nháy múa, hát ca

2)Sau ba lần đánh bại quân monh nguyên nhờ tinh thần yêu nước và đoàn kết của dân tộc\

3)Các lộ phủ có trường công, các làng xã có trường tư. Các kì thi tổ chức ngày càng nhiều

4)+cơ quan chuyên viết sử ra đời

+Binh thư yếu lược

+Nguyên cứu thuốc nam

+ chế tạo súng thần công, đóng các loại thuyền lớn,

+ Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô

NHận xét:KH_KT thời Trần phát triển mạnh hơn so với KH-KT thời Lý trên mọi lĩnh vực và có nhiều đóng góp lớn cho nền VH dân tộc, tạo bước phát triển cao cho nền căn minh đại việc

12 tháng 12 2018

vào link này nhé em https://h.vn/hoi-dap/question/144781.html

8 tháng 12 2016

Khoa học - Kĩ thuật

+Sử học: mở cơ quan chuyên viết sử (Quốc sử viện) ra đời do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272 , Lê Văn Hưu biên soạn xong bộ Đại Việt sư rkis gồm 30 quyển .

+Khoa học quân sự : tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu nước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt . Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền chiến lớn .

+Y học: Xuất hiện người thầy thuốc nổi tiếng là Tuệ Tĩnh

+Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc mới có giá trị ra đời như tháp Phổ Minh , thành Tây Đô,....

 

8 tháng 12 2016

-

Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu.

Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.

Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.

22 tháng 12 2020

Tình hình kinh tế , xã hội , văn hóa thời Trần sau chiến tranh. 

Kinh tế:

a) Nông nghiệp

- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt của nhà Trần.

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp: chiêu dân, khai hoang.

- Ruộng đất: gồm 2 loại ruộng công ở các làng xã và ruộng tư là các điền trang, thái ấp.

b) Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước: được mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như làm đồ gốm tráng men, dệt vài lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,...

- Thủ công nghiệp dân gian: phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng làm giấy, khắc bản in, rèn, …

- Các làng nghề, phường nghề ra đời. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

 

c) Thương nghiệp

- Nội thương: Phát triển.

+ Nhiều chợ, đô thị, thương cảng; xuất hiện nhiều thương nhân.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ côn, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán ở các nơi.

- Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

Xã hội

Xã hội ngày càng phân hoá thành các tầng lớp xã hội:

- Tầng lớp vương hầu, quý tộc: có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.

- Địa chủ: là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

- Nông dân: cày cấy ruộng công của nhà nước ở các làng xã. Là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội. Bộ phân tầng lớp nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ đông hơn trước.

- Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân: chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng cũng ngày một đông hơn do sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh.

- Nông nô, nô tì: họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nhiều quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ. Nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông nô.

Văn hoá

- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước,... vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn trước.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Đạo Phật: phát triển nhưng không bằng thời Lý. Nhiều người đi tu, chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.

+ Nho giáo: phát triển mạnh hơn, nhiều nhà Nho được trọng dụng: Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An.

- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,... rất phổ biến và phát triển.

- Tập quán sống giản dị như đi chân đất, quần áo đơn giản rất phổ biến. Nhưng trong đó là một dân tộc thượng võ, yêu quê hương đất nước và trọng nhân nghĩa.

=> Văn hóa phong phú, đa dạng mang đậm tính dân tộc.

22 tháng 12 2020

Tại sao văn học, giáo dục , khoa học thời Trần phát triển ?

- Văn hoá, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển là do những chính sách quan tâm đúng đắn cùng với các biện pháp cụ thể của nhà nước.

- Nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định có điều kiện phát triển khoa học, giáo dục trong cả nước.

- Lòng tự hào, tự cường dân tộc được củng cố và nâng cao sau cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi.