K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2016

1.Mọi người chia sẻ với nhau về công việc sau 1 ngày làm vc vất vả, khi 1 thành viên bị ốm thì thay nhau chăm sóc, giúp đỡ nhau trong công vc hàng ngày như nấu cơm ,giặt quần áo,..

2. Nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ trở thành một người thiếu sự giáo dục dạy dỗ và sẽ không trưởng thành ...
Nếu em không làm tốt....thì em sẽ trở thành một ng bất hiếu, vô ơn ,..
3.Trong trường hợp này chi là ng sai . bố mẹ chi không cho chi đi vì quan tâm lo lắng cho chi chứ ko phải là ép chi ở nhà hơn nữa chuyến đi này là chuyến đi xa chi lại đi vs bạn học lớp 8 ko có cô giáo thầy giáo đi cùng.Nếu là Chi em sẽ nghe theo lời bố mẹ
 

1 tháng 12 2016

1) Những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hằng ngày là :

- Cha mẹ chia sẻ với nhau trong công việc ( góp ý , trao đổi , bàn bạc )

- Cha đón em bé sau giờ làm việc

- Cha mẹ cùng nhau đi siêu thị mua sắm

- Em giúp cha mẹ đón em , cho em ăn , tắm rửa và chơi với em

- Em quét dọn nhà cửa , rửa ấm trà cho cha

- Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng

- Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ốm

- Cha mẹ đưa em về quê thăm ông bà

- .............

2)
- Nếu không có tình yêu thương , chăm sóc , dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời em sẽ đầy khó khăn , vấn vả và bất hạnh .

- Nếu không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với ông bà , cha mẹ , anh chị em là đứa con bất hiếu , sống không có đạo đức , gia đình bất hạnh , em sẽ bi xã hội lên án .

3)

- Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý , trông nom con .

- Chi sai vì Chi không tôn trọng ý kiến của cha mẹ

- Cách xử đúng là nghe lời cha mẹ , không đi chơi xa mà không có cô giáo , nhà trường quản lý và nên giải thích lý do cho nhóm bạn hiểu .

28 tháng 12 2017

Bài 3 : 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm''.

28 tháng 12 2017

5. tả một người bạn học của em

19 tháng 10 2016

Tôn trọng kỉ luật:

- Ngủ đậy đúng giờ.

- Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp.

- Thực hiện tốt các nội quy, quy định của gia đình, xã hội, trường học.

- Không vứt rác bừa bãi.

 

1 tháng 1 2017

ngủ dậy đúng giờ.

không vứt rác bừa bãi

đi học đúng giờ

sắp xếp đồ đạc ngăn nắp

nhớ like

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống...
Đọc tiếp

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....

Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống tự lập, có thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình. Đơn giản vì từ nhỏ, các bạn đã quen được có người làm thay mọi việc, không phải vào bếp giúp mẹ hay tự nấu nướng, làm việc nhà...Thậm chí, một số bạn trẻ không nỗ lực trong học tập, bỏ học, suốt ngày tụ tập chơi bời vì nghĩ đã có gia đình lo cho tương lai. Đó là một thực trạng đáng lo ngại.

1/ Em hãy tìm 1 từ láy có trong đoạn văn và đặt câu với từ láy vừa tìm được.

2/ Dựa vào đoạn văn em hãy chỉ ra biểu hiện của tự lập được thể hiện qua những mặt nào?

3/ Theo em, tại sao chúng ta không nên sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình mà cần phải có tính tự lập? 4/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

5/Chỉ ra 1 phép tu từ có trong đoạn văn và nêu tác dụng của phép tu từ đó ( Điệp từ/ liệt kê/ so sánh/ nhân hoá)

6/Tìm cặp từ đồng nghĩa.

7/Tìm cặp từ đồng âm

8/Tìm 1 đại từ

9/Tìm 1 cặp từ trái nghĩa

10/ Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên học sinh có phần lơ là học tập,không còn tự học như trước. Bằng suy nghĩ của mình, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu về tầm quan trọng của việc học

0
18 tháng 11 2019

Học sinh tự phân tích hành vi của bản thân thể hiện rõ thái độ lịch sự, tế nhị

17 tháng 5 2018

de cuong on tap a ?

18 tháng 5 2018

ko bạn ak chỉ là bài thu hoạch cuối năm thôi

3 tháng 4 2017

Sáng mùng một Tết, em cùng bố mẹ lên chùa để cầu chúc một năm mới tốt lành, Vừa đến cửa chùa, không để bố mẹ nhắc nhở, em liền cởi giày để ngay ngắn trước cửa rồi mới bước vào trong.

Hành động để giày trước khi vào chùa của em đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị

2 tháng 5 2017

Tan học, Hiền, Hùng và Sơn ra trước cổng trường để đứng chờ xe buýt. Xe vừa tới, cả ba người lên xe và tìm ghế ngồi. Đến trạm tiếp theo, có một người phụ nữ, tay bế em bé bước lên xe, trong xe lúc đó đã hết chỗ ngồi, người đứng chen chúc nhau. Hiền thấy vậy đứng dậy bảo: “Cô ơi, cô bế em vào ngồi chỗ này đi ạ”. Người phụ nữ nhìn Hiền trìu mến: “Cô cảm ơn cháu”. Thấy thế, Sơn và Hùng ngồi chung một ghế, nhường lại cho Hiền chiếc ghế của Sơn. Cả ba tiếp tục hành trình.