K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2016

‘Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.

Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.

Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.

Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’.

Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không

vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.

Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:

‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.

Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:

‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’

Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.

 
26 tháng 11 2016

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân.

 

24 tháng 12 2016

* Cảnh vật được miêu tả:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tả cảnh đêm trăng và thi nhân

- Rằm tháng giêng: Tả cảnh đêm trăng trên dòng sông với không gian rộng bao la, tràn ngập ánh trăng.
 

* Tình cảm được thể hiện:

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả trong đêm trăng thanh tĩnh ở nơi xứ người.

- Rằm tháng giêng: Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

26 tháng 12 2016

mơn linh nha

24 tháng 4 2018

Chắc là đúng :vv

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

21 tháng 11 2016

- Nhận xét về không gian miêu tả trong bài thơ:

+ Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”: “trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.

+ Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.

= > Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

- Cách miêu tả:

+ Không miêu tả cụ thể chi tiết.

+ Chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.

- Nét đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai:

+ Ba chữ xuân nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.

+ Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.
 

18 tháng 12 2021

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

- 2 câu thơ đầu miêu tả khung cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng sáng:

+ Hình ảnh: trăng, hoa, cổ thụ.

+ Âm thanh: tiếng suối.

-> Những hình ảnh, âm thanh gần gũi, chân thực ở vùng núi rừng.

- Các biện pháp nghệ thuật:

+ Biện pháp so sánh: so sánh âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát - tương đồng về đặc điểm âm thanh: hay, thánh thót và văng vẳng mơ hồ từ phía xa vọng lại.

+ Biện pháp điệp từ: từ “lồng” được lặp lại hai lần trong cùng một câu thơ 7 chữ - làm tăng mạnh thêm sự đan xen, chồng chéo, tràn ngập khó phân của ánh trăng và sự vật. Khiến cho cảnh vật xung quanh trở nên quấn quýt, đan bện khó chia lìa.

+ Thủ pháp lấy “bóng tối” để tả “ánh sáng” - thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của các tác phẩm Đường thi: dùng hình ảnh bóng của những cây cổ thụ để gợi lên ánh sáng ngập tràn của vầng trăng (chỉ khi trăng sáng mới thấy rõ được bóng cổ thụ) - khác họa một đêm trăng sáng rõ trong rừng.

+ Thủ pháp chấm phá điểm nhãn - thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, quen thuộc của thơ văn trung đại: lấy cái tiêu biểu để gợi nên cả một khung cảnh rộng lớn: nhà thơ chỉ sử dụng hình ảnh cây cổ thụ, tiếng suối, bóng cây - đã khắc họa được một đêm trăng ở chốn rừng núi rộng lớn.

+ Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác: Tiếng suối - từ chỉ âm thanh - cảm nhận được bằng thính giác.

-  Vốn ta không thể nào cảm nhận được âm thanh của dòng suối bằng thị giác được - âm thanh vốn không màu, không hình - không thể xác định là trong hay đục được.

- Nhà thơ đã dùng tâm hồn của mình để lắng nghe, đồng điệu với tiếng suối rừng, đến như tiếng nhạc rừng xanh nay có thực thể, đến làm bạn với nhà thơ. Chi tiết này thể hiện sự tinh tế của tác giả.

- Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ: suối, trăng, cổ thụ, hoa - những hình ảnh điển hình trong các tác phẩm Đường thi đã gợi lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước. Cảnh khuya mang vẻ đẹp cổ điển. Nó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.

- "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa": Hình ảnh trong câu thơ này có vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có hình dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa, in trên mặt đất thành những hình bông hoa đẹp như thêu dệt. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng mà tạo nên vẻ lung linh, chập chờn, lại ấm áp, hòa hợp quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ "lồng" ở một câu thơ.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

- Hai câu thơ cuối: hình ảnh con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bài thơ. Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách tinh tế.

- Biện pháp tu từ so sánh: so sánh khung cảnh đêm khuya như một bức tranh vẽ, có thể hiểu theo hai nghĩa:

+ Khung cảnh chốn rừng núi vào đêm trăng tươi đẹp như một bức tranh.

+ Khung cảnh đêm khuya cùng con người trầm tư, yên lặng, không chuyển động - luôn tĩnh lặng như một bức tranh.

- Biện pháp điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4: nhấn mạnh trạng thái của con người - vẫn đang thao thức dù đêm đã khuya. Đồng thời biện pháp điệp ngữ vòng còn gợi lên sự kéo dài, triền miên, lặp lại của hành động thao thức không ngủ của nhân vật trữ tình.

- Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài Cảnh khuya đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lý tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.

- Tâm trạng “lo nỗi nước nhà” là tình cảm”ưu ái” của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt, được nói đến nhiều trong thơ văn của Người thời kháng chiến

21 tháng 11 2016

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

6 tháng 12 2016

1) Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Rằm tháng riêng

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

 

* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
*Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
*Bố cục: Mỗi bài đều có bố cục 2 phần:
- Hai câu đầu:cảnh đêm trăng ở Việt Bắc
- Hai câu sau: tâm trạng của Bác Hồ
*Nội dung
- Vẽ nên bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc sống động, nên thơ.
- Bức tranh trăng trên sông nước bát ngát, tràn đầy sắc xuân.
Tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên, lòng yêu nước và
phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
- Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên và tấm lòng thiết tha với đất nước của Bác.
- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc huyền ảo, tràn đầy sức sống.
~>Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan.
*Nghệ thuật
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, di?p t? . Ngôn từ bình dị, gợi cảm với nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp có màu sắc cổ điển và mang đậm tính thời đại
-Biện pháp lặp từ ngữ, ngôn từ gợi hình, gợi cảm,nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển.
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Sử dụng hiệu quả biện pháp điệp từ.
-Ngôn từ bình dị, gợi cảm.~>Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

 

 

 

6 tháng 12 2016

2)

Bài Sông núi nước Nam có 2 nội dung:
- khẳng định chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc
- kêu gọi tinh thần chiến đấu để giữ vững chủ quyền đó và thể hiện lòng căm ghét quân thù
Phò tá về kinh:
- nhắc đến 2 chiến thắng oanh iệt chương dương và hàm tử, thể hiện sức mạnh dân tộc
- khát vọng sống trong hòa bình

1) _ Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .

Nội dung : Hai câu dầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Bác Hồ sử dụng nghệ thuật :Cổ phong (Lấy động tả tĩnh)
Hai câu kế:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vì sao chưa ngủ thật đơn giản.Lúc ấy nhân dân ta chưa có cuộc chiến thắng nào. Lo lắng cho cuộc khắng chiến là chuyện thường thôi.

Nghệ thuật : điệp ngữ

_Rằm tháng riêng

Phiên âm : Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch thơ : Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền .

Nội dung :

Hai câu đầu:
Kim dạ nguyên nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Cảnh trăng thật lộng lẫy ,sinh động, lung linh, huyền ảo, thơ mộng.
Hai câu kế:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Ta có thể thấy tâm trạng lúc này của Bác là 1 phong thái ung dung, lạc quan.Bác hoàn toàn giao hoà với thiên nhiên, Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

Nghệ thuật : điệp ngữ

 

 

18 tháng 11 2019

- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Chúc bạn học tốt!
4 tháng 7 2016

bai nay lap dan y nha

 

5 tháng 7 2016

Làm xao mà hỉu nổi...oho

21 tháng 3 2016

Thiên nhiên trong thơ Bác luôn dạt dào vô tận, có biết bao những bình minh tinh khôi trong thơ Bác, cũng có biết bao nhiêu bóng chiều đã ngả xuống với hình ảnh của những cánh chim nghiêng. Và đặc biệt không thể nào quên nhắc đến ánh trăng trong thơ Bác. Tiêu biểu nhất phải kể đến hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng riêng. Có thể nói qua hai bài thơ ấy hình ảnh thiên nhiên hiện lên đẹp vô cùng.

Trước hết nó là một cảnh khuya với đêm trăng cùng tiếng suối nghe sao êm tai ngọt ngào trong bài cảnh khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Bức tranh thiên nhiên có cả âm thanh, có cả màu sắc hình ảnh đường nét, có cả những tâm tư tình cảm có thể gọi là họa tình. Âm thanh ấy chính là tiếng suối ngọt ngào vang vọng cao vút như tiếng hát của người con gái ở đằng xa hát vọng lại như thầm thì dủ dỉ. Màu sắc kia chính là màu của ánh trăng vàng lung linh tỏ, nó có sức chiếu in cái tán cây kia xuống mặt đất như những bông hoa lớn. Tâm trạng của Người khi ấy thì đang thao thức không thể ngủ được vì lo nỗi nước nhà. Nếu như không lo thì cảnh tượng yên bình kia cũng không mấy chốc mà thành ra cái bãi chiến trường. Bốn câu thơ mang đến một bức tranh đêm khuya dịu dàng nhẹ nhàng, ánh trăng kia là ánh trăng của hòa bình yên ổn, tiếng hát kia như tiếng hát của ân tình thiết tha.

Thế còn đến với Nguyên Tiêu ta lại thấy được một bức tranh đẹp không kém hơn thế nữa nó còn ngập tràn ánh trăng vàng nữa:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ”

Cũng là nước là trăng đấy nhưng đến với bài thơ này ta thấy được hình ảnh thiên nhiên lung linh huyền ảo hơn. Nó không có những âm thanh của tiếng suối, sông, trời, nước đều nhuốm màu trăng và đó chính là màu xuân. Ánh trăng ấy còn ngân đầy thuyền nữa. Khá hay khi bác sử dụng từ ‘ngân” trong câu thơ cuối. Hình ảnh ánh trăng vàng soi tỏa hết cả thuyền mà khiến cho người ta thấy rằng trăng như tỏa bóng mình trên tất cả không chỉ sông nước, bầu trời mà còn ở trên thuyền nữa. Và trong bức tranh thiên nhiên ấy thì chúng ta cũng bắt gặp công việc của người chiến sĩ cộng sản ấy.

Như vậy có thể thấy rằng thiên nhiên trong thơ Bác qua hai bài thơ này đều tràn ngập ánh trăng và cảnh sông nước trong những cánh rừng cũng là nơi làm việc của Người và Đảng. Cả hai bức tranh đều gắn liền với những công việc tâm hồn nỗi lòng người chiến sĩ cách mạng, lo lắng cho vận mệnh của quốc gia dân tộc, bàn bạn việc quân.

Qua đây ta thấy hai bài thơ khác nhau nhưng lại có những nét tương đồng về thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Có thể nói tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn bác. Đó chính là lòng yêu thiên nhiên vô cùng và nỗi thương dân, yêu quê hương đất nước của Hồ Chí Minh.