Câu 1 (0.5đ )
Dưới triều lý việc cày tịch điền có ý nghĩa như thế nào?
A. Cầu cho mưa thuận gió hòa B. Khuyến khích người dân tích cực làm ruộng
C. Tế thần Nông , D. Mong muốn mùa bội thu
Câu 2 ( 0.5đ )
Để nông nghiệp phát triển, nhà Lý đã dùng những biện pháp gì ?
A . Khuyến khích khai khẩn đất hoang B . Làm tế lễ
C. Lấy đất công làm nơi thờ phụng D. Cải tiến lưỡi cày
Câu 3 ( 0.5đ )
Nghề thủ công trong dân gian nào dưới triều Lý phát triển?
A. Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa B. Đồ sắt C. Rèn vũ khí D. Mũi tên
Câu 4 ( 0.5đ )
Triều Lý thành phần nào trong xã hội chiếm đại đa số ?
A. Nông dân B . Thợ thủ công C. Buôn bán D. Nô Tì
Câu 5 ( 0.5đ )
Ai có thân phận thấp nhất dưới triều Lý ?
A. Thợ thủ công B. Nô Tì C. Người làm thuê D. Buôn bán
Câu 6 ( 0.5đ )
Có thể xem là một trường đại học đầu tiên ở nước ta ?
A. Trường Đông Đô B. Quốc Tử Giám C. Cố đô Huế D. Nhà thầy dạy học
Câu 7 (0.5đ )
Vì sao các chức quan đại thần do họ Trần nắm giữ ?
A. Đảm bảo tính kế thừa, tính thống nhất B. Người có uy tín
C. Người có sức mạnh D. Người được sự ủng hộ
Câu 8 ( 0.5đ )
Nhà trần ban hành bộ luật gì ?
A. Bộ luật hình thư B. Cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo C. Quốc triều hình luật
D. Luật phát triển kinh tế
-tình hình nông nghiệp thời Lý:
ruộng đất do vua quản lý, nhân dân canh tác. Nhà Lý khai hoang làm thủy lợi khuyến khích nhân dân sản xuất,đưa ra luật bảo vệ sản xuất,ban lệnh cấm giết trâu,bò. Vua nhà Lý tổ chức lễ cày tịnh điền để khuyến khích nông dân sản xuất
\(\Rightarrow\)Nông nghiệp thời Lý phát triển mạnh
việc cày ruông tinh điền của nhà Vua có ý nghĩa: khuyến khích nông dân tích cực sản xuất,thúc đẩy nông nghiệp phát triển, thể hiện quan hệ gần gũi giữa Vua và dân
-Bước phát triển mới của thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý:
+)thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển với nhiều nghành nghề, sản phẩm phong phú tinh xảo
Các nghề làm đồ trang sức,làm giấy,in bản gỗ,đúc đồng,rèn sắt,nhuôm vải,...đều được mở rộng
việc khai thác mỏ như vàng,bạc, đồng cũng có một số bước phát triển mới
Xây dựng được nhiều công trình nổi tiếng:Tháp Bảo Thiên,chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh
+)Thương Nghiệp:
Các chợ làng,chợ liên làng,chợ chùa phổ biến ở nhiều nơi. Các sản phẩm nông nghiệp,thủ công nghiệp là các mặt hàng được buôn bán (mối liên hệ giữa nông nghiệp,thủ công nghiệp,thương nghiệp)
Thăng Long là đô thị phồn thịnh
Vân Đồn được coi là nơi buôn bán thuận lợi với nước ngoài
-Việc thuyền buôn nhiều nước đến buôn bán với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó khá phát triển cả trong và ngoài nước,công trình kiến trúc đa dạng, phong phú,...
hay lammmmm