lập dàn ý cho đề văn sau:giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam!
GIÚP MK VS!CẢM ƠN NHA!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê là một bài thơ viêt nhân ngày trở lại thăm quê cũ của Hạ Tri Chương. Bài thơ là lời tâm sự, là tâm trạng man mác buồn của người con xa quê đã rất lâu. Bởi ngày trở về, tóc đã bạc, cảnh xưa vẫn đây nhưng những người quen chẳng còn ai không ai còn nhận ra ông.
2. Thân bài
Câu 1:
+ Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối nghịch: ngày ra đi vẫn còn trẻ, ngày về đã già Thiếu tiểu – Lão đại.
+ Thời gian xa quê quá dài, quá nửa một đời người.
+ Tâm trạng man mác buồn, ngậm ngùi tiếc nuối.
Câu 2:
+ Thời gian xa cách quê hương chỉ có thể làm thay đổi hình dạng bên ngoài nhưng không làm thay đổi bản chất, tấm lòng của người con đối với quê hương.
+ Thể hiện tấm lòng thuỷ chung, gắn bó tha thiết với quê hương.
Câu 3:
+ Người quê xa quê lâu ngày trở về bỗng trở thành khách lạ.
+ Một nghịch lí và cũng là lẽ thường tình.
Câu 4:
+ Câu thơ có chút hóm hỉnh.
+ Gợi cho nhà thơ nỗi buồn bâng khuâng.
3. Kết bài
Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương đó là một tình cảm thuỷ chung, gắn bó, chân tình. Đồng thời thể hiện nỗi buồn của một người khao khát được về thăm quê vậy mà khi trở về chẳng ai còn nhận ra mình nữa.
Mở bài : giới thiệu về tên, tuổi, học sinh trường....
Thân bài:
+ Đặc điểm chung ( sở thích,.....)
+ Bạn thích gì? ( đồ ăn, nước uống,....)
+ Bạn ghét cái gì? ( ...........................)
+ Bạn sợ thứ gì và yêu thứ gì ( đv,..................)
+ Tính cách của bạn
+ Thành tích học tập
Kết bài: chốt lại các ý toàn bài
Chúc bạn học tốt!
1. Mở bài:
* Tự giới thiệu:
- Tên, tuổi, học sinh trường... nhà ở tại...
2. Thân bài:
* Kể một số chi tiết về gia đình và bản thân:
- Gia đình em gồm những ai? Làm nghề gì?
- Căn nhà em đang ở có đặc điểm gì?
- Bản thân em có năng khiếu, sở thích gì?
- Tình cảm của em đổi với gia đình, bè bạn.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của bản thân:
- Yêu mến, gắn bó với gia đình, bè bạn.
- Mong muốn được làm quen với tất cả các bạn.
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần miêu tả: đêm trăng
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thích mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là cảnh đêm trăng của vùng nông thôn yên bình này. Mỗi lần về quê em lại năm trên đùi bà, vừa nghe bà kể chuyện em vừa ngắm trăng.
II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát đêm trăng
- Bầu trời tối dần hiện ta, cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau bóng cau nhà bà. Bóng cau nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió của tối quê thổi vào mát rượu, một cảm giác tận hưởng neh nhàng
- Không khí ở quê thật náo nhiệt: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện rôm rả,…dưới ánh trăng huyền ảo và đẹp đến mê lòng người.
2. Tả chi tiết cảnh đêm trăng
- Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sang rực óng ả, soi sang mọi nẻo đường làng.
- Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao không gợn chút mây
- Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật, ánh trăng soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Những côn trùng kêu ríu rít như tạo nên bản hòa nhạc đồng quê vô cùng thích thú
III. kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng
1. Mở bài: Đêm trăng ở quê em rất đẹp.
2. Thân bài:
a) Vừa chập tối:
- Vầng trăng toả ánh sáng vằng vặc.
- Ánh trăng soi sáng khắp cành cây, kẽ lá, nhà cửa, xóm thôn,...
- Trăng tròn như cái đĩa, du du trên không.
- Trăng lơ lửng giữa bầu trời trong xanh.
- Cùng bầu bạn với trăng là những vì sao nhấp nhánh.
b) Về khuya:
- Trăng đi về hướng tây.
- Vầng trăng nhỏ hơn.
- Ánh sáng mò' ảo, dịu nhẹ.
- Đường làng thưa người, nhà nhà đã chìm trong giấc ngủ.
3. Kết bài:
- Ánh trăng đã làm tăng vẻ đẹp của quê hương em.
- Em rất yêu quê hương, yêu đêm trăng, yêu cảnh vật dưới đêm trăng.
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần miêu tả: đêm trăng
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thích mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là cảnh đêm trăng của vùng nông thôn yên bình này. Mỗi lần về quê em lại năm trên đùi bà, vừa nghe bà kể chuyện em vừa ngắm trăng.
II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát đêm trăng
- Bầu trời tối dần hiện ta, cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau bóng cau nhà bà. Bóng cau nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió của tối quê thổi vào mát rượu, một cảm giác tận hưởng neh nhàng
- Không khí ở quê thật náo nhiệt: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện rôm rả,…dưới ánh trăng huyền ảo và đẹp đến mê lòng người.
2. Tả chi tiết cảnh đêm trăng
- Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sang rực óng ả, soi sang mọi nẻo đường làng.
- Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao không gợn chút mây
- Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật, ánh trăng soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Những côn trùng kêu ríu rít như tạo nên bản hòa nhạc đồng quê vô cùng thích thú
III. kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng
lập dàn ý cảm nghĩ về khu vườn nhà em. - Mở bài: + Giới thiệu khu vườn. + Tình cảm của bạn thân đối với vườn nhà. - Thân bài. + Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên? + Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình. + Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình. + Vườn và cây trái suốt bốn mùa. - Kết bài: + Cảm xúc về vườn nhà.
sau đây là bài văn cảm xúc về khu vườn của em
Khu vườn – nơi những loài hoa nở rộ và thi nhau đua sắc nhưng đối với tôi, khu vườn không chỉ có thế, nó ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc gắn liền với tuổi thơ tôi.
Ngày bé, thứ mà trẻ con thích nhất là những món đồ chơi đủ màu sắc, kích cỡ nhưng thứ mà tôi thích thú nhất lại là khu vườn, một khu vườn nhỏ bé nhưng chứa bao nhiêu kỷ niệm về người mà tôi yêu quý nhất, bà nội tôi.
Ai chả muốn có một khu vườn trong nhà, có những bông hoa rực rỡ, tôi cũng vây từ ngày bé tôi luôn ước mong có một thu vườn nhỏ. Tôi yêu những loài hoa, tôi yêu cái cảm giác xung quanh mình là cây cỏ, là hương thơm. Khi bà nội tôi ở quê lên bà đã đem cho tôi nhiều cây hoa và đặt ở trước khoảng sân trước nhà. Từ khi ấy, tôi có một khu vườn như ước mơ.
Thât hạnh phúc khi nhà mình có một khu vườn. Sáng sáng, mỗi khi thức dậy, tôi đều đứng ra cửa hít thở không khí trong lành và mùi thơm thoang thoảng từ những đóa hoa. Khung cảnh như một bức tranh thật đẹp, có màu sắc, có hương thơm và có cả âm thanh từ những tiếng chim hót ríu rít. Từ ngày bà nội lên, tôi rất vui vì bà đã đem lại cho tôi điều mà tôi mong từ lâu. Tôi yêu quý khu vườn không chỉ vì nó là ước mong của tôi mà đó cũng là món quà, là tấm lòng của bà cho tôi. Tôi chăm sóc từng cành cây, từng bông hoa thật chu đáo, hàng ngày tôi và bà đều tưới nước, bắt sâu, bà còn tỉa nhiều cây thành hình con đại bàng, con nai.. Vì thế mà khu vườn càng thêm rực rỡ. Dưới ánh nắng vàng, khu vườn làm cả nhà tôi như sáng lên cùng cây cỏ.
Cứ rảnh rỗi, bà lại kể cho tôi nghe về nguồn gốc của từng loại cây. Từ khi có khu vườn, tôi như thêm vui vẻ, nó như người bạn thân thiết của tôi, như chiếc cầu vô hình nối tình cảm của tôi bà càng thêm sâu đậm. Nhiều khi nằm một mình trong khu vườn nhỏ vuông vắn, tôi lại cảm thấy thỏa mái kỳ lạ, có chuyện gì vui hay buồn, tôi đều như có một người bạn ở bên cùng chia sẻ, cùng nói chuyện với tôi làm tôi bớt căng thẳng hay buồn bực. Bây giờ bà đã về nhưng thỉnh thoảng bà vẫn gửi cho tôi những cây hoa đẹp và dặn dò tôi chăm sóc chúng cẩn thận. Nhìn khu vườn, tôi lại nhớ đến bà, nó như thay bà nói chuyện, tâm tình cùng tôi. Giờ đây, từng chiếc lá, từng cánh hoa đều thật sự gắn bó với tôi, cứ như thế, nó như đã là một phần cuộc sống của tôi.
Một khu vườn nhỏ bé nhưng ý nghĩa của nó iại thật sâu sắc. Những cành cây, bông hoa tưởng như một vật vô tri vô giác nhưng lại là một con người khích lệ tinh thần tôi mỗi khi gặp khó khăn. Mỗi bông hoa nở như một nụ cười trìu mến của bà với tôi làm trái tim tôi thêm một lần xao xuyến.
Làm sao không yêu cho được một khu vườn như thế, một kỷ niệm thơ ấu còn mãi trong tôi.
bài thứ 2
Có ai từng nói "tâm hồn của ta sẽ được thanh thản và trong mát hơn khi ta thả hồn vào thiên nhiên". Đúng vậy, thật hạnh phúc và sung sướng biết bao khi được hòa mình với thiên nhiên và được ngắm nhìn vườn cây do chính tay mình chăm sóc!
Khoảnh khắc thanh thản nhất trong cuộc đời chính là giây phút hòa hợp với thiên nhiên và có lẽ món quà tuyệt vời của Trời đất ban tặng đó chính là một người bạn tri ân tri kỷ của con người. Con người không thể thiếu thiên nhiên cũng giống như thiên nhiên không thể sống nếu thiếu con người. Và chỉ khi hai điều đó hợp lại thành một thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
Thú vui của ông tôi là được chăm sóc cây cối trong vườn mỗi lúc rảnh rỗi. Chính vì thế sáng nào tôi cũng cùng ông ra vườn chăm sóc cây và hít thở không khí trong lành buổi sớm. Khu vườn nhà tôi không rông lắm nhưng chỉ cần nhìn vào vẻ giản dị, tràn nhập màu sắc của nó cũng thấy được nét riêng biệt, đặc sắc của nhà tôi. Nhìn từ xa, trông như một mô hình công viên thu nhỏ. Thích nhất là lúc sáng sớm, tôi được hít thở không khí trong lành. Hãy lắng đọng hồn mình để cảm nhận hương vị thanh khiết, mát mẻ của buổi sớm. Sương long lanh đọng lại trên lá như những hạt ngọc quý. Nụ hoa e ấp, khẽ đung đưa đài hoa theo gió, môi chúm chím, khẽ trở mình. Từng loài hoa như những thiên thần đang ngủ. Chắc là cái cảm giác tuyệt vời này sẽ đọng mãi trong tâm hồn tôi.
Rồi hừng đông ửng hồng, mặt trời như quả bóng to tròn dần dần lên cao tỏa những ánh hào quang hát chéo lên cành lá. Sương dần tan nhưng một số còn ở lại vương vấn, lưu luyến cái khoảnh khắc ấy. Cây côi bừng tỉnh, thỏa mình tắm nắng.
Từng động tác uyển chuyển, khéo léo như tạo ra sức sống của cây bắt đầu một ngày mới. Chim hót líu lo thành một bản nhạc quen thuộc. Từng loài hoa thỏa sức khoe mình trong nắng sớm. Hoa hồng – một loài hoa kiêu sa, mạnh mẽ vươn lên như chứng tỏ mình là nữ hoàng sắc đẹp. Trái ngược với sự mạnh mẽ đó là hình ảnh dịu dàng của một thiếu nữ – hoa cúc. Không biết hoa cúc có điều gì đặc biệt mà khiến tôi xao xuyến, ngập ngừng. Phải chăng hoa cúc gợi nhớ tới mùa thu – mùa của cảm xúc và cái gì đó man mác buồn cũng có lẽ gợi lên sự nhẹ nhàng, tình cảm của câu chuyện cổ tích hồi xưa bà kể cho tôi nghe – "Vì sao hoa cúc nhiều cánh”. Ôi! Thật là đằm thắm mà cũng thật là ý nghĩa! Gió xào xạc thổi, bướm, ong chăm chỉ kiếm mật. Một khung cảnh gợi lên trong ta sự tươi vui và đẹp đẽ.
Có ai mà chẳng ngợi ca thiên nhiên, có ai mà chẳng thích ngắm nhìn thiên nhiên. Và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Tình yêu thiên nhiên trong tôi bắt đầu từ thú vui chăm sóc cây cối, yêu hoa lá, yêu cỏ cây. Một tình yêu thật đẹp, thật đáng trân trọng. Từng giai đoạn, từng hơi thở của vườn cây như một bản nhạc ru vỗ tâm hồn tôi, một sự vỗ vẻ thật ân cần, thật nhẹ nhàng.
Dàn ý chi tiết văn tả cảnh:
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
- Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?
2. Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
a) Tả bao quát toàn cảnh:
-Tả những nét chung.
b)Tả chi tiết:
- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian. (hoặc)
- Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:
+ Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.
+ Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.
+ Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.
3. Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.
Đề bài 1: Dàn ý chi tiết tả cảnh buổi sáng ở công viên.
Bài làm
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Sáng chủ nhật, em được ba mẹ cho đi chơi công viên. Cảnh tượng nơi đây thật hấp dẫn.
2.Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật.
- Ngay từ phía cổng vào đã tấp nập người.
- Những hạt sương đêm còn long lanh đọng trên nhành cây, kẽ lá.
- Chim chóc nô đùa, hót líu lo.
- Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Những chiếc thuyền đạp nước lặng im như đàn thiên nga đang nằm ngủ.
- Làn gió thu nhè nhẹ mơn man mái tóc em.
- Nhóm thanh niên đang chơi đánh cầu, quần áo thể dục của mọi người đều đẫm mồ hôi.
- Các cụ già đi tập thể dục đã ra về, tiếng cười nói râm ran.
- Vài ba cô thiếu nữ có lẽ đã mệt đang ngồi trò chuyện trên các băng đá.
- Trẻ em say sưa nô đùa, chạy theo người lớn, tiếng cười giòn tan…
- Tiếng nhạc vang lên từ những khu vui chơi.
3. Kết bài :
- Em rất thích đi công viên vào buổi sáng cùng với ba mẹ vì không khí ở đây rất mát mẻ, trong lành.
I. Mở bài:
Giới thiệu chung về đối tượng
Hè vừa rồi em được mẹ cho về quê thăm ông bà, những ngày ở đây, em đã được ngắm nhìn rất nhiều cảnh đẹp của làng quê yêu dấu nhưng có một cảnh đẹp mà đến khi về thành phố rồi em vẫn còn rất nhớ đó chính là cảnh một buổi sáng trên cánh đồng lúa quê hương.
II. Thân bài:
a. Tả khái quát:
b. Tả chi tiết:
III. Kết bài:
tham khảo:
MB:- Giới thiệu về thầy cô giáo.
- Khái quát những cảm nghĩ tình cảm dành cho đối tượng.
TB:- Nêu những đặc điểm tiêu biểu, gợi cảm nhất về thầy cô giáo.
- Sự quan tâm, chia sẻ.
- Nâng niu chúng em như những mầm non, thầy cô như người mẹ người cha thứ hai của chúng em.
KB: Cảm nghĩ mong ước dành cho cô.
1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
2- Thân bài:
- Hình dáng chiếc nón: hình chóp.
- Các nguyên liệu làm nón:
+ Mo nang làm cốt nón.
+ Lá cọ để lợp nón.
+ Nứa rừng làm vòng nón.
+ Dây cước, sợi guột để khâu nón.
+Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
- Quy trình làm nón:
+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.
- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông -Hà Tây.
- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ . Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.
MB
– Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)
TB
(thuyết minh về chiếc nón lá)
– Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)
– Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)
– Tác dụng của chiếc nón lá: chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài…”
Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay…
Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ…”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)
KB Suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình, Nam Định Hải Dương…Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)