Tìm những từ nhiều nghĩa cho cac từ sau: mềm, mặn, nhạt, sống ( giải thích nghĩa của những từ nhiều nghĩa vừa tìm)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Mềm : dễ biến dạng dưới tác dụng của lực cơ học
mềm : có khả năng làm những động tác nào đó và chuyển đổi động tác một cách rất dễ dàng, tự nhiên
mềm : dễ dàng có những nhân nhượng tuỳ theo hoàn cảnh, trong quan hệ đối xử
2.
mặn : có vị như vị của muối biển
mặn : (thức ăn) có độ mặn trên mức bình thường
mặn : (ăn uống) có thịt, cá hay những thức ăn có nguồn gốc động vật, nói chung; phân biệt với chay
mặn : (Khẩu ngữ) có tình cảm nồng nàn, tha thiết
3.
nhạt : (thức ăn uống) có độ đậm thấp hơn so với khẩu vị bình thường
nhạt : (màu sắc) không đậm bằng màu bình thường hoặc không đậm bằng như vốn có trước đó
nhạt : (trò vui, chuyện kể) ít gây hứng thú, không hấp dẫn
nhạt : không được mặn mà trong tình cảm, trong đối xử
4.
sống : cạnh dày của vật, ở phía đối lập với lưỡi, răng
sống : phần nổi gồ lên theo chiều dọc ở giữa một số vật
sống : tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết
sống :
_ ở thường xuyên tại nơi nào đó, trong môi trường nào đó, trải qua ở đấy cả cuộc đời hoặc một phần cuộc đời của mình
_duy trì sự sống của mình bằng những phương tiện vật chất nào đó
_ sống kiểu nào đó hoặc sống trong hoàn cảnh, tình trạng nào đó
_ cư xử, ăn ở ở đời
_ tồn tại với con người, không mất đi
_ ở trạng thái còn sống, chưa chết
_ chưa được nấu chín
_ (nguyên liệu) còn nguyên, chưa được chế biến
_(Khẩu ngữ) chưa thuần thục, chưa đủ độ chín
_chưa tróc hết vỏ hoặc chưa vỡ hết hạt khi xay
_(Khẩu ngữ) (chiếm đoạt) một cách trắng trợn
a. Bồn chồn: nôn nao, thấp thỏm, không yên lòng.
=> Cách giải thích: Dựa vào nghĩa gốc ban đầu của từ.
Trong lòng cô ấy cứ thấy bồn chồn không yên.
b. trầm mặc: lặng lẽ, ít nói.
=> Cách giải thích: Sử dụng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
Bạn ấy thi thoảng rất trầm mặc.
c. viễn xứ: nơi hoàn toàn xa xôi, cách biệt
=> Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.
Những người anh hùng đã mãi nằm lại nơi viễn xứ.
d. nhạt loét: Có vị như của nước lã hoặc tương tự ít mặn, ít ngọt, ít chua…
=> Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ.
Trái cây này nhạt loét.
- Thủy cư: sống ở trong nước.
- Thủy quái: quái vật sống dưới nước.
Chưng cách thuỷ => Nấu không trực tiếp vào nước, mà qua một vật chứa đựng khác.
Thuỷ triều => Hiện tượng tự nhiên triều cường dưới nước, dưới biển
vd :
Tàu thủy => "thủy" là nước và tàu thủy ở đây có nghĩa là tàu đi trên nước
1. Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó:
Cá nhân: người (nói riêngLoài người: người (nói chung)2. Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm:
"không thể tưởng tượng nổi" thay bằng: không ai có thể "sừng sững" thay bằng: lừng lững3. Những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm:
"ầm ầm" thay bằng: rầm rầm "hì hục" thay bằng": khệ nệ"ngổn ngang" thay bằng: bề bồn"nghiến" thay bằng: chặt4. Giải thích nghĩa của mỗi cụm từ và cho biết tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ trên:
Lớn như thổi: lớn rất nhanh, thay đổi một cách nhanh chóng.Hét lên như một tiếng sấm: âm thanh to vang như sấm.Phi như bay: Tốc độ nhanh đến chóng mặt, nhanh và xaLoang loáng như chớp giật: Bóng nhẵn, phản chiếu ánh sáng như tia chớpTác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh này: Đặc tả Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường, khẳng định sức mạnh,, tầm vóc anh hùng.
5. Tìm từ láy trong đoạn trích từ Thế rồi Gióng mặc giáp sắt đến bay thẳng lên trời:
La liệtNgổn ngangNgĩa của từ là nội dung( sự vật, hiện tượng, tính chất, quân hệ,...) mà từ biểu thị
Từ nhiều nghĩa: từ mũi
Mũi1: chỉ bộ phận trên cơ thể con ngừoi dùng để thở, ngửi
Mũi2: là bộ phận sắc nhọn của vũ khi,...
Nghĩa khác của từ xuân: Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
B :2.1/ Định nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)
Ví dụ :
- Đôi mắt của bé mở to (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt- được dùng với nghĩa gốc
- Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” là nghĩa chuyển.
Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ nhiều nghĩa của từ nảy sinh từ đó.
Ví dụ: Chín(1): chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
Chín (2) :Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)
Chín (3) : Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt )
Chín (4) : Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).
Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:
* Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.
Ví dụ: Mũi1 ( mũi người) và Mũi2( mũi thuyền):
- Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay chức năng của các sự vật, hiện tượng .
Ví dụ: cắt1 ( cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ )
+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.
Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng)
* Theo cơ chế hoán dụ: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.
Ví dụ: chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy cóchân2 trong đội bóng)
+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.
Ví dụ: Nhà1: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)
Nhà2: là gia đình ( Cả nhà có mặt)
Ghép:TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa
b. Từ ghép: là từ mà các từ tố đều có nghĩa. Vd: học sinh
Kết luận ; ĂN TIỆC LÀ TỪ GHÉP VÌ TIẾNG ĂN CÓ NGHĨA VÀ TIẾNG TIỆC CŨNG CÓ NGHĨA
Trong những cước chú tìm được theo bài tập 1, cách giải thích đối với nghĩa của từ được sử dụng nhiều hơn: Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Bởi vì, tùy vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích.
quên cái TNN là gì rồi, thông cảm
vay tki bao pn cua pn lam ho mk di