K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2016

Cái nông cạn thứ nhất của bạn là ở chỗ bạn đặt một phép thử với bạn gái. Khi thấy cô ấy biết về các biện pháp tránh thai thì bạn vội cho rằng cô ấy từng quan hệ và giấu bạn. Tôi tin là bạn nói đúng khi nói rằng cô gái ấy là người thông minh. Không những thế cô ấy còn là người hiểu biết nữa. Những kiến thức như vậy thì người phụ nữ hiện đại nào cũng phải biết và cần biết. Nhất là trong thời đại bây giờ, khi các phương tiện truyền thông, Internet đầy rẫy những hướng dẫn chi tiết về phòng tránh thai. Nếu nói như bạn, chẳng nhẽ tôi biết khi mang thai và sinh con như thế nào thì nghĩa là tôi từng có con à?

Cái nông cạn thứ hai của bạn ở chỗ cho rằng cô ấy là người cơ hội, gặp được người có thể đưa cô ấy tới miền đất hứa là có thể quên ngay bạn, sẵn sàng bỏ rơi bạn. Bạn thử nghĩ lại xem, hai bạn yêu nhau 2-3 năm (từ khi cô ấy học năm thứ 2 tới năm cuối), bạn đã đối xử với cô ấy như thế nào? Bạn tỏ ra hững hờ với cô ấy, bạn không chăm lo cho cô ấy như trước nữa từ sau khi bạn nghĩ cô ấy nói dối, bạn đối xử với cô ấy giảm xuống tới mức bình thường. Như vậy, có thể gọi là yêu hay không?

Cô ấy có thể cảm nhận được tình yêu của bạn hay không? Bạn không cho cô ấy một hơi ấm, một hạnh phúc như những người yêu nhau trao cho nhau, thử hỏi liệu bạn bỏ rơi cô ấy trước hay cô ấy bỏ bạn "không hề hối tiếc hay do dự"? Tôi thấy bạn thật ích kỷ khi bắt một người con gái không những phải héo mòn vì bạn mà còn phải chờ đợi bạn cho tới khi bạn phán quyết là lấy hay bỏ cô ấy. Hơn nữa bạn nghĩ rằng như thế thì bạn là kẻ "đổ vỏ" cho người khác. Có chắc rằng sau khi cô ấy chờ đợi bạn cả mấy năm trời, bạn sẽ tin vào tình yêu thật sự của cô ấy và lấy cô ấy làm vợ? Tôi tin là với tính ích kỷ của bạn, bạn sẽ không lấy cô ấy.

Cái ngu muội thứ ba của bạn là đi xem cuộc sống của những người xung quanh bạn gái của bạn để đánh giá bạn gái bạn. Rõ ràng là cuộc sống xung quanh có thể ảnh hưởng tới tính cách của cô ấy, như người ta nói là 'giỏ nhà nào quai nhà nấy", thế nhưng nó không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Tôi đã nhìn thấy nhiều gia đình không hạnh phúc hay bố mẹ không phải là "gia đình cơ bản" như người ta thường đặt làm lề để đánh giá con cái, thế nhưng con cái họ rất ngoan, chăm chỉ, học hành giỏi giang và nên người, có một gia đình hạnh phúc. Nhiều khi do đã nếm trải qua cay đắng rồi, họ sẽ có khao khát hạnh phúc nhiều hơn những người khác rất nhiều đấy, bạn ạ. Đó là điều thúc giục họ lái mình không đi theo vết xe đổ của những người đi trước.

Tôi thấy bạn chẳng yêu cô gái nào hết, mà bạn chỉ ích kỷ, hẹp hòi cho bản thân thôi. Bạn chỉ sợ người khác lừa dối bạn, bạn chỉ sợ mang tiếng với người đời. Nếu cả đời bạn chỉ đi nghe thiên hạ nói thì tôi dám tin là những người phụ nữ ở bên bạn chẳng thể có được hạnh phúc. Bạn chỉ lo mất mặt mình thôi chứ không biết cách bảo vệ cho người phụ nữ vốn yếu đuối đang cần sự che chở của bạn. Tôi thấy cô bạn gái của bạn quả thật là may mắn khi chia tay được bạn và đến với người đàn ông đến sau bạn, người coi trọng bản thân cô ấy hơn là những lời đồn thổi hay quá khứ của cô ấy.

Quá khứ là cái đã trôi qua, cảm xúc không thể xóa nhòa được, nhưng sẽ phai nhạt dần theo năm tháng. Bạn sợ rằng cảm xúc sẽ trỗi dậy khi gặp lại người xưa vì cái cảm giác quan hệ lần đầu là khó quên ư? Tôi nói với bạn, nếu một người con gái yêu bạn thật lòng, thì dù có gặp lại người cũ, cô ấy cũng sẽ không muốn làm cho bạn phải đau lòng đâu! Tất cả nằm ở tình yêu thương của bạn.

Trong trắng hay không nằm ở cái đầu chứ không phải treo ở trước cửa mình đâu bạn ạ! Trong trắng là cái tình yêu cô ấy dành cho bạn không suy tính, chứ không phải là số lần quan hệ của cô ấy trước khi gặp bạn. Tôi thấy thật lấy làm tiếc khi một người có học như bạn (từng tốt nghiệp đại học) lại có những suy nghĩ nông cạn, hẹp hòi như vậy.

Một vài suy nghĩ để những người đàn ông như bạn suy ngẫm… Những cô gái, hãy mạnh mẽ lên! Người đàn ông thật sự yêu bạn sẽ biết tôn trọng bạn và quá khứ của bạn. Tôi không cổ súy cho việc quan hệ bừa bãi trước hôn nhân. Nhưng những người từng cháy hết mình với một tình yêu trong sáng, hãy đừng lụy mình. Tình yêu là ngọn nến không bao giờ tắt. Cháy hết mình và đã tắt một lần không có nghĩa là không bao giờ có thể cháy lại được nữa. Người đàn ông yêu bạn sẽ biết thổi bùng lên ngọn lửa trong bạn. Chúc cho các bạn gặp được những người đàn ông như thế!

Bạn tham khảo bài viết này nha!

14 tháng 7 2020

Mỗi người khi sinh ra trên cuộc sống này đều có một cuộc đời của riêng mình, trong cuộc đời đó lại có vô vàn cách sống. Nhiều người chọn cho mình cách vui vẻ đứng ngoài mọi chuyện, có người lựa cho mình cách dấn thân, còn có cả người sẵn sàng vì đam mê mà sẵn sàng chịu mạo hiểm... Và cho dù bạn chọn cách sống như thế nào thì việc bạn sống đúng với nỗi lo của hiện thực, sống chủ động, làm chủ tương lai đó mới là điều đúng đắn. Vì vậy có ý kiến cho rằng:

Nhà bác học lắc đầu: Nhà thơ đau khổ

Nhà báo, nhà văn hết sức cảm thương

Rằng mực nước biển Caxpie cứ rút

Biển cứ cạn dần. Biển sắp gặp tai ương!

Tôi cứ nghĩ, đôi khi, rằng đời người quá ngắn

Để rồi lo biển cạn đến bao giờ!

Cái nông cạn hồn người đang sống

Đã báo động cho người thực sự biết lo chưa?

    Thật vậy, đây là một triết lý rất đúng đắn đối với cuộc sống của mỗi con người. Cuộc đời của mỗi con người chúng ta đừng nên lo lắng hão huyền, vô vọng cho những thứ của hiện thực, hãy học cách lo lắng đúng nới đúng chỗ, đúng việc. Hãy trau dồi tri thức mình của hiện tại để giải quyết những vấn đề của tương lai. Bởi vì con người của hiện tại chính là người quyết định tương lai. Cách duy nhất bạn có thể can thiệp vào những điều trong cuộc sống, tự nhiên đó chính là bản thân mỗi người. Những lo lắng của bạn không phải không có căn cứ mà sẽ thật sự là hão huyền nếu đó chỉ là lời nói xuông. Đời vốn ngắn ngủi, hãy biết cách làm đầy cuộc sống, biến những nỗi lo thành hành động để cuộc sống càng vui vẻ hạnh phúc hơn. Biển dù có cạn cũng là chuyện của tương lai còn hiện tại nó vẫn đang lấp đầy những giọt nước tinh túy thì con người đời vốn ngắn ngủi hơn, hãy biết cách làm đầy cuộc sống, để cuộc sống càng vui vẻ hạnh phúc hơn. Sống như nào thì sống, cách sống tốt nhất vẫn là nghĩ cho bản thân mình, hoàn thiện mình. Bởi lẽ chính bản thân bạn hoàn thiện thì mới có thể làm chủ được cuộc sống. Biển là sự vật của thiên nhiên, được tạo hóa ban tặng những đặc tính được xem ngần như là vĩnh cửu. Nó có thể cạn dần nhưng rất khó để cạn hết. Nó có thẻ có những trạng thái khẩn cấp nhưng rất khó để có thể biến mất. Còn con người thì khác, cuộc đời con người là hữu hạn, nó rất ngắn ngủi, nếu để lo cho  biển cạn thì biết bao nhiêu đời người cho hết. Phải thay đổi lối sống của con người để bảo vệ thiên nhiên từ ngay chính bậy giờ, để thé hệ tương lai có thể nhận biết hướng tiếp theo. Người không ngần ngại tìm kiếm những điều khiến bản thân thoải mái, những điều nằm trong tầm với lại càng đem đến niềm vui cho mình. Đấy mới là cuộc sống có thể khiến bạn vui vẻ, hạnh phúc để sau này bạn có thể mỉm cười nhớ về nó khi xế chiều. 

     Tóm lại, mỗi con người hãy tự lo lắng cho cuộc sống của bản thân mình, hoàn thiện mình, tự mình vun đắp cho tâm hồn mình. Khi ấy, bạn sẽ tìm được con đường đúng đắn và có hạnh phúc. 

26 tháng 10 2021

A. Mở bài:

Nói đến Nam Cao là phải nói đến Lão Hạc. Tác phẩm này được coi là một truyện ngắn hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930 – 1945. Truyện không những tố khổ người nông dân trước tai trời ách đất, trước xã hội suy tàn mà đáng chú ý hơn cả là đã nêu bật được hình ảnh một lão nông đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con, để lại trong lòng người đọc niềm xót xa, cảmm thông và mến phục.

B. Thân bài:

I. Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước cách mạng.

1. Lão Hạc

*. Nỗi khổ về vật chất


Cả đời thắt lưng buộc bụng lão cũng chỉ có nổi trong tay một mảnh vườn và một con chó. Sự sống lay lắt cầm chừng bằng số tiền ít ỏi do bòn vườn và làm thuê. Nhưng thiên tai, tật bệnh chẳng để lão yên ổn. Bao nhiêu tiền dành dụm được, sau một trận ốm đã hết sạch sành sanh, lão đã phải kiếm ăn như một con vật. Nam Cao đã dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà phản ánh.

*. Nỗi khổ về tinh thần.

Đó là nỗi đau của người chồng mất vợ, người cha mất con. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì thương nhớ con vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời lão phải sống trong cô độc. Không người thân thích, lão phải kết bạn chia sẻ cùng cậu vàng

Nỗi đau, niềm ân hận của lão khi bán con chó. Đau đớn đến mức miệng lão méo xệch đi .... Khổ sở, đau xót buộc lão phải tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Lão đã chọn cái chết thật dữ dội. Lão Hạc sống thì mỏi mòn, cầm chừng qua ngày, chết thì thê thảm. Cuộc đời người nông dân như lão Hác đã không có lối thoát

2. Con trai lão Hạc

Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn khiến anh phẫn chí, bỏ làng đi đồn điền cao su với một giấc mộng viển vông có bạc trăm mới về. Nghèo đói đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân, truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói và những hủ tục phong kiến lạc hậu

II. Truyện ngắn Lão Hạc giúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân

1. Lòng nhân hậu


Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút: lão bắt rận, tắm, cho nó ăn bằng bát như nhà giàu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng. Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con.

Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão coi đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo mong được dịu bớt nỗi đau dằng xé trong tâm can.

Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại xám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã...dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.

2. Tình yêu thương sâu nặng

Vợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão. Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng giải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khác. Thương con lão càng đau đớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng: Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó .............chứ đâu có còn là con tôi ”. Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quên nhắc tới đứa con trai của mình.

Lão sống vì con, chết cũng vì con : Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con.

Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết. Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sống, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao.

3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cả.

Đối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng, cũng luôn giữ ý để khỏi bị coi thường. Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo, rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma. Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giàu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.

III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời:

Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác .

C. Kết bài:

- Có thể nói Lão Hạc là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Lão là người nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng, bị ức hiếp bị chà đạp vùi dập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bàn tay của XHPK. Hoàn cảnh của lão phải bán chó thâm chí phải tự kết liễu đời mình vì quá túng quẫn cơ cực. Dù trong hoàn cảnh nào lão vẫn ánh lên phẩm chất cao đẹp của người nông đân hiền lành lương thiện giàu tình yêu thương và giàu lòng tự trọng.

26 tháng 10 2021

tham khảo ik nhé

 

29 tháng 3 2018
Suy nghĩ về lối sống vô cảm của thanh niên hiện nay
  • Mở bài:

Thanh niên là nguồn lực lao động mạnh mẽ của đất nước. Thanh niên cũng là lớp người sẽ thay thế các bậc cha anh làm chủ đất nước. Thế nhưng, trong thanh niên nước ta hiện nay, một số cá nhân chạy theo lối sống vật chất, ngày càng trở nên ích kỉ và vô cảm. Không những thế, hiện tượng vô cảm có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội. Lối sống vô cảm là một vấn đề nan giải trong xã hội nước ta ngày nay.

  • Thân bài:
* Vô cảm là gì?

Vô cảm là không có cảm xúc, dửng dưng trước những sự việc, những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Xét từ góc độ tâm lí, vô cảm không phải là một căn bệnh mà là kết quả của quá trình tác động tiêu cực của gia đình, nhà trường và xã hội.

Sống vô cảm là lối sống vị kỉ thiếu cởi mở. Người vô cảm thiếu sự nhạy cảm đối với những vấn đề xã hội, của đất nước. Họ không quan tâm, không chia sẻ với những người xung quanh. Thậm chí vô tâm trước lợi ích của người khác, của cộng đồng, của đất nước.

* Những biểu hiện của lối sống vô cảm trong thanh niên ngày nay

Sống vô cảm là lối sống khá phổ biến ở khắp mọi nơi, mọi giới, mọi lứa tuổi. Nhất là ở tầng lớp thanh niên.

Người có lối sống vô cảm thường bàng quan trước cái xấu, cái ác trong xã hội. Họ không phân biệt đúng – sai, phải trái. Họ cũng không dám tố cáo những hành vi sai trái, độc ác, gây tổn hại cho xã hội.

Người vô cảm khi thấy người khác gặp khó khăn hoạn nạn thường ngoảnh mặt làm ngơ. Thấy người đang trong nguy kịch họ cũng dửng dưng như không. Trên đường phố, khi người khác xảy ra tai nạn, người vô cảm thường chỉ biết đứng nhìn. Họ vì tò mò mà đến xem chứ không phải để hỗ trợ giúp đỡ người bi nạn.

Người vô cảm không những dửng dưng trước nổi đau của người khác mà còn không dám bảo vệ kẻ yếu thế. Họ không muốn liên lụy khi can thiệp hay hỗ trọ người khác. Đối với họ “an toàn là thượng sách”. Gặp người bị cướp trên đường, người vô cảm thường hay lánh đi. Thấy người khác làm việc sai trái hay phạm pháp, người vô cảm xem như không thấy. Họ luôn sống trong sợ hãi. chỉ biết lo an toàn cho bản thân, mặc kệ người khác.

Người vô cảm sống theo kiểu thực dụng chỉ biết “nhận” chứ không biết“cho”. Họ ít không biết nghĩ về người khác. Họ bất chấp thủ đoạn, dù biết là vi phạm pháp luật, thuần phong mĩ tục, để đạt được cái mà mình cần, mình muốn bằng mọi giá. Bởi thế, người vô cảm thường hay lợi dụng công việc, lợi dụng người khác để chuộc lợi riêng mình.

Người vô cảm luôn sống lạnh nhạt, thờ ơ với bạn bè, hàng xóm. Họ ngại giao tiếp, không muốn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Người vô cảm thiếu đoàn kết, yêu thương, không gắn bó với mọi người. Họ khép kín cuộc đời mình trong một thế giới riêng. Bởi le, họ sợ người khác phát hiện những sai trái của mình.

Người vô cảm không quan tâm đến những công việc chung của tập thể, của đất nước. Đối với họ, tập thể hay đất nước đều vô nghĩa. Chỉ có họ và lợi ích của họ là tồn tại.

* Nguyên nhân dẫn đến lối sống vô cảm:

Trước hết là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nó. Tư tưởng thực dụng đang ăn sâu, len lỏi vào trong đời sống của đại bộ phận các gia đình kể từ khi đất nước mở cửa, giao lưu, hội nhập quốc tế. Cuộc cạnh tranh khốc liệt về việc làm và lợi ích khiến con người bất chấp thủ đoạn để đạt lấy lợi ích. Họ không quan tâm đến vấn đề tình cảm hay đạo đức nghề nghiệp. Bởi ai thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển di len. Ai thất bại sẽ gánh lấy nợ nần và nghèo khổ.

Dân số tăng nhanh, trong khi việc làm không đáp ứng được yêu cầu. Bởi thế, để tìm kiếm mọt việc làm ổn định, có thu nhập cao người ta không ngại ngần bêu xấu, hãm hại lẫn nhau.

Mặt khác, lối sống ích kỉ của người Việt Nam có ảnh hưởng không nhỏ đến căn bệnh “vô cảm” này. Người Việt vừa có lối sống cộng đồng cởi mở, lại vừa khép kín theo từng nhóm xã hội nhỏ. Nhóm này công kích nhóm kia nhằm giành lấy một lợi ích nào đó. Trước mặt thì niềm nở vui tươi vì tế nhị. Sau lưng thì xì xầm, chỉ trích vì không hài lòng hoặc đó kỵ.

Cách giáo dục con cái trong gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đén lối sống vô cảm của thanh niên ngyaf nay. Ngày càng có nhiều phụ huynh cưng chiều con quá mức cần thiết. Họ sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu của con một cách vô điều kiện và thiếu suy nghĩ. Họ dạy con cái biết đề phòng và tránh xa cái xấu, cái ác. Nhưng lại không dạy con cái biết chia sẻ, quan tâm và sống có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Con cái tiếp nhận một chiều bởi thế ngày càng ích kỉ, vô tâm hơn.

Phần lớn các bậc cha mẹ bận rộn với công việc, không thường xuyên quan tâm giáo dục con cái. Thậm chí, có gia đình còn ỷ thách con cái cho người khác chăm sóc và giáo dục. Xã hội nảy sinh quá nhiều vấn đề hệ trọng như tệ nạn xã hội, ma túy, trộm cướp, tham nhũng,… không còn thời gian quan tâm đến sự phát triển tâm lí và hành vi của giới trẻ.

Thanh niên ngày nay ít được trang bị kĩ năng sống đầy đủ và cần thiết. Nội dung giáo dục trong nhà trường nặng về rèn luyện tri thức và kĩ năng nghề nghiệp. Chương trình giáo dục ít quan tâm đến văn hóa ứng xử và đạo đức đời thường. Đặc biệt là kĩ năng sống thân thiện, giàu tình yeu thương và năng lực kết nối cộng đồng. Phương pháp giáo dục nặng về những bài học đạo đức khô khan, thiếu thực tiễn. Vai trò của Đoàn, Đội còn nhiều bất cập, chưa đổi mới và chưa có sức hút các lực lượng thanh niên tham gia vào công tác đoàn thể.

Do chính cách sống vô cảm của người lớn đã ảnh hưởng đến tính cách người trẻ. Ở nhà, nếu nghe cha mẹ nói chuyện, cư xử với những người khác theo kiểu thực dụng thì những đứa con cũng có cách sống thực dụng. Khi chơi với bạn, chúng sẽ tính toán xem mình được lợi gì. Ở trường, nếu có học sinh bị bạn bè ức hiếp, tẩy chay nhưng giáo viên không hề quan tâm, giúp đỡ, thì các em sẽ dần mất đi sự rung cảm trước mọi việc và thiếu lòng nhân.

Một phần rất lớn xuất phát từ bản thân thanh niên. Họ thiếu năng động trong việc tiếp cận và tieps nhận các giá trị nhân văn trong xã hội. Họ lười biếng và ỷ lại gia đình. Trước cuộc sống tiện nghi, họ đua đòi, chạy theo lối sống thời thượng, không lo bồi dưỡng nhân cách, đạo đức. Họ thích giải trí tầm thường, không quan tâm đến nghệ thuật. Đặc biệt là loại hình nghệ thuật có tính giáo dục cao.

Họ cũng chê bai các giá trị truyền thống, xem đó là lạc hậu, lỗi thời. Họ tiếp nhận và tôn vinh các giá trị văn hóa lệch lạc, tầm thường. Họ thần tượng những nhân vật mang tính giải trí nhất thời. Từ đó đạo đức bị suy thoái trầm trọng, lệch lạc cả trong suy nghĩ và hành động.

* Hậu quả của lối sống vô cảm

Người sống vô cảm sẽ bị mọi người xem thường, xa lánh. Từ đó dẫn đến sống cô đơn, dễ bi quan, thiếu sức mạnh tinh thần để vượt lên trong cuộc sống. Sự vô cảm giết chết nhân cách và lý tương của con người.

Nhiều người sống vô cảm, cuộc sống sẽ thiếu tình thương, thiếu thân thiện. Chất lượng sống sẽ giảm sút, truyền thống đạo đức của dân tộc sẽ bị bào mòn.

Lối sống vô cảm không phù hợp với xu thế sống hiện nay. Vì muốn thành công phải biết hợp tác, biết chia sẻ.

* Giải pháp khắc phục lối sống vô cảm:

Tạo một môi trường sống giàu tình yêu thương. Những người trong gia đình cần yêu thương nhau để thể hiện tình thương đó một cách chuẩn mực. Cha mẹ mẫu mực, con cái sẽ học hỏi và noi theo. Không chỉ là tấm gương tốt, người lớn trong nhà cần thường xuyên giáo dục tình thương cho trẻ bằng những việc hết sức cụ thể. Chẳng hạn như giúp đỡ người thiệt thòi, dẫn trẻ đến thăm trại mồ côi, mua vé số ủng hộ người khuyết tật mưu sinh…

Nhà trường cần chủ động tạo điều kiện để trẻ tham gia lao động công ích, hoạt động xã hội, tham gia dã ngoại và các hoạt đọng ngoài trường học. Qua đó kết tình đồng đội, hình thành ý thức cộng động, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên,…

Những cách nghĩ, thái độ, hành vi vì cộng đồng cần được tuyên dương công khai, và những cách hành xử ngược lại phải bị phê phán. Thầy cô giáo không chỉ là người dạy mà còn phải thật sự sống cảm xúc để làm gương cho học sinh của mình.

Xã hội nên quan tâm nhiều cho một người nhiều tin tưởng và đáng tin cậy để có lời khuyên hữu ích.

* Bài học:

– Ra sức học tập tri thức, rèn luyên nhân cách, nhân phẩm trở thành người hữu ích. Tích cực đem sức mình xây dựng hạnh phúc bản thân, đóng góp phát triển đất nước.

– Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để hòa nhập với cuộc sống chung của xã hội. Biết cảm đồng cảm, chia sẻ với những buồn vui của người khác.

– Lấy tình thương làm lẽ sống, nâng cao lý tưởng sống vì công đồng, vì đất nước. Sống trong yêu thương sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực.

  • Kết bài:

Sống vô cảm là lối sống ích kỉ, lệch lạc và nguy hại. Cần phải xây dựng một lối sống hài hà, giàu lòng yêu thương, gắn kết bản thân với cộng đồng. Mỗi cá nhân sống tốt đẹp sẽ làm nên một xã hội tốt đẹp. Không có gì có thể gắn kết con người lại với nhau tốt hơn tình yêu thương giữa người và người trong thế giới này.

29 tháng 3 2018

Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng?
Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.

Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!
Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác". Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.

Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô'u bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo". Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.
Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.

4 tháng 3 2019

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻNhững từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hộiChủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

11 tháng 9 2016

 Tết Trung Thu (Hán Nôm: 中秋節) theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. 
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Trung Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. 
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. 
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. 
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". 
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. 
* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám. 
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm. 
Làm đồ chơi Trung Thu 
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước 
Múa lân 
Múa lân trong Tết Trung Thu 
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15. 
Bày cỗ 
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng 

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Bày cỗ 
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng 

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. 
Hát trống quân 

Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

17 tháng 10 2016

+ Giúp mỗi con người có thể tự tin khi giao tiếp

+ Tiếp xúc với mọi người bằng nhiều hình thức

+ Tăng ý thức, sự hỏi hỏi

“Nhân chi sơ tính bản thiện”: con người sinh ra có bản chất tốt đẹp trong quá trình lớn lên chịu ảnh hưởng của môi trường, giáo dục mà vẫn giữ được sự lương thiện hoặc trở nên xấu đi.

+ “Nhân chi sơ tính bản ác”: con người sinh ra là xấu, nhưng do quá trình tu dưỡng bản thân mà có thể sửa đổi, trở nên tốt đẹp

+ “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”: tính cách con người không có sẵn khi sinh ra mà hình thành trong quá trình phát triển và được giáo dục.

=> Ba quan điểm có điểm khác biệt nhưng đều có điểm chung: vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển hoàn thiện nhân cách của con người

– Tính cách thiện hay ác của con người không phải là thuộc tính có sẵn khi sinh ra mà được hình thành và hoàn thiện trong quá trình con người lớn lên tiếp xúc với cuộc sống

– Sự giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội và ý thức tự giáo dục của mỗi người có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành phát triển tính cách hoàn thiện nhân cách của con người

+ Được giáo dục tốt con người sẽ sống lương thiện, tích cực, có trách nhiệm với xã hội, gia đình, bản thân

+ Không nhận được sự giáo dục tốt con người sẽ trở nên ích kỷ, xấu xa, độc ác.

– Trong xã hội hiện nay có nhiều cha mẹ nuông chiều con cái, chăm lo về tri thức, vật chất nhưng thiếu quan tâm, uốn nắn đến tính cách cho con dẫn đến nhiều bạn trẻ sống ích kỷ, có suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.

– Phê phán bộ phận giới trẻ sống ỷ lại, buông xuôi, phó mặc cho số phận, đổ lỗi cho số phận, thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện.

– Yếu tố giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.

– Xã hội, gia đình và mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục để có định hướng cụ thể trong việc vun đắp bồi dưỡng nhân cách cho con cái mình.

– Sống tốt, hướng thiện và làm tất cả những gì ý nghĩa để hoàn thiện bản thân, làm cho cuộc sống và mọi người xung quanh tốt hơn

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc là một trong những tác phẩm phản ánh rõ nhất về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho ta thấy: người nông dân trong xã hội cũ có một sức mạnh tiềm tàng, họ không giàu có về vật chất nhưng có giàu về tình cảm, sáng ngời phẩm chất cao quý.