1. Tại sao trùng sốt rét gây ra sốt rét cách ngày (cách nhật)??
2. Tại sao ko nên khai thác san hô???
3. Cắt vòng đời ở giai đoạn nào của giun đũa tốt nhất???
GIÚP MÌNH VỚI, HELP ME!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! :((((((((((((((((((((((((((((((((((
1. Trùng sốt rét gây ra các cơn sốt khi chúng xâm nhập hồng cầu, phát triển vô tính làm hồng cầu bị vỡ ra. Khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu tùy từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ, do đó trong khoảng thời gian này cơ thể người thường bị sốt rét cách ngày (cách nhật).
2. Không nên khai thác san hô vì:
- Những rạn san hô chính là biểu hiện đầy đủ của hệ sinh thái ven biển, là nền, lá chắn cho hệ sinh thái ngoài khơi.
- Là nơi cư trú và bãi đẻ của nhiều loài cá và động vật giáp xác
- San hô như lá chắn sóng bảo vệ dải bờ biển và các hệ sinh thái ven bờ
...
=> Nếu khai thác san hô bừa bãi, hoặc hủy hoại chúng sẽ có những tác động xấu tới môi trường biển và cả hệ sinh thái biển cũng như hệ sinh thái ven bờ.
3. Xét vòng đời giun đũa:
- Trứng theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau, củ quả sống, bẩn...). Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra ~> vào máu đi qua gan ~> tim ~> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.
=> Dựa vào vòng đời của giun đũa => Ta nên cắt vòng đời của giun đũa ở giai đoạn trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể người để ký sinh bằng cách:
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt.
- Ăn chín uống sôi...
2 . Vì đây là nơi cư trú của các loài cá , và ns có giá trị cực kỳ quan trọng như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản.