-Bố cục và nội dung của mỗi đoạn trong bài văn tấm gương.
-Nhận xét về các bước làm bài văn nói chung và bài văn biểu cảm nó riêng.
-Nhận xét về cách biểu đạt tình cảm của nhà văn.
các bạn làm được câu nào thì giúp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bước làm bvăn biểu cảm:
+Tìm hiểu đề và tìm ý
+Lập dàn ý
+Viết bài
+Sửa bài
NHận xét về cách bieur đạt tình cảm của nhà văn: Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, thuyết phục và hấp dẫn. Hay nói cách khác, những tình cảm ấy tạo nên giá trị cho bài văn.
a. Bài văn này ngợi ca đức tính trung thực, phê phán tính xu nịnh dối trá.
b. Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh.
c. Bố cục của bài văn:
Mở bài: Từ đầu -> trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó
Thân bài: tiếp theo đến … mà lòng không hổ thẹn.
Kết bài: còn lại.
Mở bài và Kết bài tương ứng với nhau về ý. Thân bài nói về các đức tính của tấm gương, hướng tới làm nổi bật chủ đề của bài văn.
d. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, thuyết phục và hấp dẫn. Hay nói cách khác, những tình cảm ấy tạo nên giá trị cho bài văn.
- Tác giả biểu cảm trực tiếp và gián tiếp về cách thổ lộ tình cảm thiết tha với quê hương An Giang.
- Các bước làm bài văn biểu cảm :
+ Tìm ý
+ Sắp xếp ý
+ Lập dàn bài _ MB
_ TB
_ KB
+ Viết nháp, sửa chữa
+ Viết chính thức
+ Kiểm tra
Cách biểu cảm của nhà văn đã lôi cuốn không ít người biết đến bài này.Tác giả đã biểu cảm một số chỗ làm cho người đọc lưu luyến mãi về chi tiết đó(nêu cụ thể chi tiết biểu cảm ra nhé bạn)
Các bước làm văn biểu cảm:
+Tìm hiểu đề
+Tìm ý
+Lập ý(trong đó phải có kĩ năng quan sát suy ngẫm của mình)
Bố cục:
-MB:
-Gioi thiệu đối tượng biểu cảm
-Nêu cảm nhận chung nhất về sự vật,con người đươc đề cập tới trong bài
-TB:
+Theo trình tự thời gian(quá khứ-hiện tại-tương lai;trước đây-bây giờ...)
+Theo trình tự không gian(tùy theo điểm nhìn và góc độ quan sát của chủ thể biểu cảm đối với đối tượng)
+Theo cung bậc cảm xúc của chủ thể biểu cảm đối với sự vật,con người
-KB:Khằng định thái độ,tình cảm của chủ thể biểu cảm đối với sự vật.con người
Nhận xét:Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, thuyết phục và hấp dẫn. Hay nói cách khác, những tình cảm ấy tạo nên giá trị cho bài văn.
Trong số những bài tập làm văn thì viết văn biểu cảm là một dạng bài tập làm văn khó, đòi hỏi có cảm xúc, bài viết phải biểu đạt được cảm xúc,tình cảm của người viết đối với sự vật sự việc,chủ đề đang nói đến. Một số hướng dẫn sau đây giúp các bạn viết được những dạng bài văn biểu cảm. Đa phần bài văn biểu cảm thường yêu cầu về các chủ đề sau :
Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài:
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)
VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.
Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:
Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.
Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...
Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.
Biểu cảm về con người:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm ( TT hoặc GT)
Cảm nghĩ ban đầu.
Thân bài:
1. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa )
2. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.
3. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em:
- Trong cuộc sống hàng ngày.
- Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó.
-> Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn...
3. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc.
Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng.
Có thể hứa hẹn, mong ước.
Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
Bố cục và nội dung:
Bài văn có 3 phần:
MB: Từ đầu đến sinh nó ra: nêu phẩm chất của gương
TB: Tiếp đến..........không hổ thẹn: nêu các đức tính của gương
KB: Phần còn lại: khẳng định lại đức tính của gương
Các bước:
-Tìm hiểu đề và tìm ý
-Lập dàn ý
-Viết bài
-Sửa bài
-Viết chính thức
*Qua các bước trên, ta có thể thấy các bước để làm một bài văn theo đúng trình tự của nó, giúp viết được một bài văn hoàn chỉnh
*Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, thuyết phục và hấp dẫn