K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2016

tra google nhá

9 tháng 8 2016

Want to learn better English 8, needs to investigate more words in the dictionary he Vietnam. The school in the dictionary helps us in many vocabularies, learn many new words. Also, the help of reading have the knowledge to do the questions in English, helps us have better communication skills. Collective listening, speaking, reading and writing to do well as much more. Go online to help us investigate the things that we do not know, the information that we do not know will be answered.

 10 điều cần làm khi học Tiếng AnhHọc tiếng Anh sẽ trở nên hiệu quả và khoa học hơn khi bạn biết vận dụng những điều sau:1. Hãy tìm một quyển từ điển tốt: Từ điển bạn chọn phải là từ điển Anh-Anh và có thể có phần Anh-Việt trong cuốn từ điển này. Từ điển Anh-Anh sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa thật sự chi tiết của một từ, nó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn với các diễn giải dễ...
Đọc tiếp

 

10 điều cần làm khi học Tiếng Anh

tạp chí Tiếng Anh

Học tiếng Anh sẽ trở nên hiệu quả và khoa học hơn khi bạn biết vận dụng những điều sau:

1. Hãy tìm một quyển từ điển tốt: Từ điển bạn chọn phải là từ điển Anh-Anh và có thể có phần Anh-Việt trong cuốn từ điển này. Từ điển Anh-Anh sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa thật sự chi tiết của một từ, nó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn với các diễn giải dễ hiểu. Tất cả bằng tiếng anh nên bạn sẽ học được các từ khác nữa ngoài từ cần tra. Một số quyển từ điển hay: Từ điển Oxford, từ điển Cambridge

2. Lên lịch học cụ thể: Bạn nên học từ 30p đến 1h hàng ngày. Với lịch học này sẽ giúp bạn hòa hợp tốt giữa thời gian học và nghĩ ngơi. Hãy học theo lịch có sẵn nếu bạn muốn thông thạo tiếng anh.

3. Hãy tìm cảm hứng: Những người thành công với việc học tiếng anh điều thích tiếng anh. Thật sự là sự lãng phí thời gian và công sức khi bạn cố gắng học nhưng chẳng thấy tiếng anh có chút thú vị nào cả. Làm sao tìm được nguồn cảm hứng? Rất dễ. Nếu bạn là một fan bóng đá cuồng nhiệt, bạn hãy vào trang web của MU, Barc…Nếu bạn thích những bộ phim lãng mạng hay hành động của Mỹ, hãy download phim về và xem phim bản tiếng anh( có thể có phụ đề tiếng Việt) qua đó bạn có thể luyện nghe tiếng anh mỗi ngày thật thú vị….Còn rất nhiều, rất nhiều niềm cảm hứng nữa. Lên các trang học cùng VOA, BBC cũng là một thú vị khi vừa cập nhật tin tức vừa học được tiếng anh.

4. Hãy mắc lỗi và sửa:  Chưa ai thành công với việc học tiếng anh mà chưa từng gặp lỗi. Lỗi càng nhiều sẽ giúp bạn có càng nhiều cơ hội sửa lỗi và tìm ra từ đúng hay câu đúng và tiến bộ từng ngày.

5. Tập thói quen “suy nghĩ” bằng tiếng anh: Thông thường chúng ta khi nói hay viết điều suy nghĩ bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh nhưng điều đó không mang lại sự phản xạ trong giao tiếp. Hãy tập suy nghĩ bằng tiếng anh ngay từ hôm nay.

6. Thực hành, thực hành và thực hành: Hãy tranh thủ mọi tình huống để thực tập các kỹ năng tiếng anh của bạn. Hãy nói chào bằng tiếng anh khi gặp người nước ngoài trên đường, hãy tham gia các câu lạc bộ tiếng anh, hãy tham gia thảo luận các chủ đề yêu thích trên các diễn đàn nước ngoài….Hãy tận dụng các tình huống để sử dụng tiếng anh.

7. Hãy tìm một người bạn để học tiếng anh: Bạn có thể rất giỏi trong việc tự học nhưng tiếng anh thì không thể học một mình. Bạn nên tìm một người bạn để cùng luyện tập tiếng anh. Nên tìm một người bạn cùng sở thích trên mạng, tránh học với bạn thân vì đã quá hiểu nhau nên chủ đề nói không nhiều và dễ bị lạc hướng, lang mang…Vừa được học, vừa tìm được bạn mới. Hãy bắt đầu ngay hôm nay.

8. Không quên trau dồi thêm ngữ pháp tiếng anh: Có lẽ việc chán nhất là phải học các cấu trúc ngữ pháp khô khan. Nhưng bạn có biết một người không dùng đúng ngữ pháp thì bị người bản xứ xem như là người “không bình thường”. Vì vậy việc học và sử dụng đúng ngữ pháp rất quan trọng trong quá trình học anh ngữ.

9. Tìm ra cách học phù hợp với bản thân nhất: Có vô số các phương pháp học hiệu quả nhưng chúng ta phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Hãy điều chỉnh cách học thích hợp nhưng đừng quá vội vàng thay đổi cách học vì có thể bạn chưa áp dụng đúng và chưa đủ thời gian để thấy hiệu quả.

10. Tìm một giáo viên giỏi, đặc biệt là giáo viên bản ngữ: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất vì khi được hướng dẫn đúng chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thứ và đạt hiệu quả cao trong quá trình ôn luyện. Giáo viên bản ngữ luôn là lựa chọn hàng đầu cho việc học tiếng Anh hiệu quả nhất. Các bạn nên tìm tới trung tâm hoặc thầy cô giáo uy tín mà đúng là native teacher nhé. Tránh học các bác Tây balo hay là mấy bác người Philippine, Indonesia…

 

0
3 tháng 10 2016

 My family have 4 people. There are my mother,my father,my elder sister and me.My parents are both the same age, 50 years old.My father is a teacher ,he is very kind and hard-working. My morther is a nurse, she is interesting, I think she is the most funny person in my family. My elder sister is 18 years old, she is a student and she is very pretty,she not only learns well but also plays the piano very well, I think she will become a pianist in the future. And me, I’m 16 years old and I’m a pupil, in the future i'll be a marketing staff. I love my familly very much.For me, family always is the assured a reliable support.

3 tháng 10 2016

Yêu Isaac quá đi thui mk mới làm xong !!!!!!!!!!

21 tháng 9 2016

My pop idol is Justin bieber. He is a Canadian singer and songwriter. After a talent manager discovered him through his YouTube videos covering songs in 2008 and signed to RBMG, Bieber released his debut EP, My World, in late 2009. He has a lot of fans. Some typical songs of him are What Do You Mean, Sorry, and so on. I admin him so much, I want to become a good singer like him.

21 tháng 9 2016

thanks nhiều sao bn ko viết về GD

1. Đọc bài báo Tiếng Anh có 1 cụm từ thấy khó hiểu, Hoàn đã tra từ điển để tìm cụm từ đó nhưng trong từ điển không có. Hòa định tới nhờ cô giáo dạy Tiếng Anh giải thích. Hòa chia sẻ ý định đó với Mai. Mai khuyên Hòa hãy nỗ lực tìm hiểu thêm không nên hỏi cô giáo vì như thế không có tính tự lập.a) Em có đồng ý với lời khuyên của Mai hay không? Tại sao?b) Nếu em là Mai em sẽ nói gì với Hòa?2. Đang giải bài...
Đọc tiếp

1. Đọc bài báo Tiếng Anh có 1 cụm từ thấy khó hiểu, Hoàn đã tra từ điển để tìm cụm từ đó nhưng trong từ điển không có. Hòa định tới nhờ cô giáo dạy Tiếng Anh giải thích. Hòa chia sẻ ý định đó với Mai. Mai khuyên Hòa hãy nỗ lực tìm hiểu thêm không nên hỏi cô giáo vì như thế không có tính tự lập.

a) Em có đồng ý với lời khuyên của Mai hay không? Tại sao?

b) Nếu em là Mai em sẽ nói gì với Hòa?

2. Đang giải bài tập Tiếng Anh bắt gặp 1 cụm từ khó. Bình không làm được vội chạy sang phòng chị làm hộ. Chị Bình cũng không biết cụm từ Tiếng Anh đó là gì nên không làm được. Chán nản Bình cất sách đi ngủ để mai lên lớp cô giáo chữa bài.

a) Nhận xét về việc làm của Bình?

b) Nếu là Bình em sẽ làm như thê nào?

Giúp mik với sắp thi học kì I rồi. Cảm ơn các bạn trước.

0
14 tháng 9 2021
Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
안녕하세요[an-nyeong-ha-se-yo]Xin chào
안녕히 가세요[an-nyeong-hi ga-se-yo]Chào tạm biệt (người ra về)
안녕히 계세요[an-nyeong-hi gye-se-yo]Chào tạm biệt (người ở lại)
안녕히 주무세요[an-nyeong-hi ju-mu-se-yo]Chúc ngủ ngon
잘지냈어요?[jal-ji-naes-seo-yo?]Bạn có khỏe không?
저는 잘지내요[jeo-neun jal-ji-nae-yo]Tôi vẫn khỏe
감사합니다[kam-sa-ham-ni-da]Xin cảm ơn
죄송합니다[joe-song-ham-ni-da]Xin lỗi
실례합니다[sil-lye-ham-ni-da]Xin lỗi (khi muốn hỏi ai điều gì)
괜찮아요[gwaen-chan-na-yo] Không sao đâu 
[ne] Vâng 
아니요[a-ni-yo]Không 
알겠어요[al-ges-seo-yo]Tôi biết rồi
모르겠어요[mo-reu-ges-seo-yo]Tôi không biết 
처음 뵙겠습니다[cheo-eum boeb-ges-seum-ni-da]Lần đầu được gặp bạn
만나서 반갑습니다[man-na-seo ban-gab-seum-ni-da]Rất vui được làm quen
도와주세요[do-wa-ju-se-yo]Hãy giúp tôi
사랑합니다[sa-rang-ham-ni-da]Tôi yêu bạn
환영합니다[hwan-yeong-ham-ni-da]Hoan nghênh
행운[haeng-un] Chúc may mắn    
[geon-bae] Cạn ly    
생일 축하합니다[saeng-il chuk-ha-ham-ni-da] Chúc mừng sinh nhật
Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
이름이 뭐예요?[i-reum-i mwo-ye-yo]Tên bạn là gì?
제 이름은 … 이에요[je i-reum-eun … ieyo]Tôi tên là…
몇 살이에요?[myeoch sal-ieyo]Bạn bao nhiêu tuổi?
저는 … 살이에요[jeo-neun … sal-ieyo]Tôi … tuổi
어디서 오셨어요?[eo-di-seo o-syeos-seo-yo]Bạn ở đâu đến?
누구세요?[nugu-se-yo]  Ai đó?
무엇?[mu-eot]Cái gì?
이게 뭐예요?[i-ge mwo-ye-yo]Cái này là gì?
어떻습니까?[eot-teoh-seum-ni-kka]Như thế nào?
어떻게 하지요?[eot-teoh-ge-ha-ji-yo] Làm sao đây?
얼마예요?[eol-ma-ye-yo] Bao nhiêu ạ?
무슨 일이 있어요?[mu-seun-il-i is-seo-yo]Có chuyện gì vậy?
왜요?[wae-yo]Tại sao? Sao vậy?
뭘 하고 있어요?[mwol ha-go is-seo-yo] Bạn đang làm gì vậy?
지금 어디예요?[ji-geum eo-di-ye-yo] Bây giờ bạn đang ở đâu? 
언제예요? [eon-je-ye-yo] Bao giờ ạ?
몇 시예요?[myeoch-si-ye-yo] Mấy giờ?
다시 말씀해 주시겠어요?[da-si mal-sseum-hae ju-si-ges-seo-yo]Hãy nói lại một lần nữa đi ạ
천천히 말씀해 주시겠어요?[cheon-cheon-hi mal-sseum-hae ju-si-ges-seo-yo]Bạn có thể nói chậm một chút được không?
Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
어서 오세요[eo-seo o-se-yo]Xin mời vào
뭘 도와 드릴까요?[mwo do-wa deu-ril-kka-yo]Tôi có thể giúp gì cho bạn không?
뭐 찾으세요?[mwo cha-jeu-se-yo]Bạn đang tìm gì thế?
…찾고 있어요[…chat-go is-seo-yo]Tôi đang tìm …
  …있어요?[…is-seo-yo?]Bạn có … không?
이거 비싸요?[i-geo bi-ssa-yo?]Cái này đắt không?
더 싼거 있어요?[deol ssan-geo is-seo-yo]Có cái nào rẻ hơn không?
이거 다른색 있어요?[i-geo da-leun-saek is-seo-yo?] Bạn còn màu nào khác không? 
탈의실이 어디예요?[tal-ui-sil-i eo-di-e-yo]Phòng thay đồ ở đâu vậy?
이걸로 할게요[i-geol-lo hal-ge-yo]Tôi sẽ lấy cái này.
그냥 보고 있어요[geu-nyang bo-go is-seo-yo]Tôi chỉ xem thôi
다시 올게요[da-si ol-ge-yo]Tôi sẽ quay lại
이거 얼마예요?[i-geo  eol-ma-ye-yo]Cái này giá bao nhiêu tiền ạ? 
깎아 주세요[kkak-ka ju-se-yo]Giảm giá cho tôi đi

  

Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
여기서 야간도 해요?[yeo-gi-seo ya-gan-do hae-yo]Ở đây có làm đêm không?
하루 몇 시간 근무해요?[ha-lu myeoch-si-gan geun-mu-hae-yo] Mỗi ngày tôi làm việc bao nhiêu tiếng?
일을 언제 시작해요?[ireul eon-je si-jag-hae-yo] Khi nào tôi bắt đầu làm việc ạ?
무슨 일을 하겠어요?[mu-seun ireul ha-ges-seo-yo]Tôi sẽ làm việc gì?
새로 와서 잘 몰라요[sae-ro wa-seo jal mol-la-yo] Tôi mới đến nên không biết rõ ạ
오늘 몇시까지 해요?[o-neul myeoch-si-kka-ji hae-yo] Hôm nay làm đến mấy giờ?
누구와 함께 해요?[nugu-wa ham-kke hae-yo] Tôi làm với ai ạ?
너무 피곤해, 좀 쉬자[neo-mu pi-gon-hae, jom swi-ja]Mệt quá, nghỉ chút thôi nào
저희를 많이 도와주세요[jeo-hee-leul man-hi do-wa-ju-se-yo] Xin giúp đỡ nhiều cho chúng tôi
이렇게 하면 돼요?[i-reoh-ge ha-myeon dwae-yo]Làm thế này có được không?
한번 해 볼게요[han-beon hae bol-ge-yo] Để tôi làm thử một lần xem
같이 해주세요[gat-chi hae-ju-se-yo] Hãy làm cùng nhau đi
다른 일을 시켜주세요[da-reun il-eul si-kyo-ju-se-yo]Hãy cho tôi làm việc khác đi ạ

Phần 2:

Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
천천히 일에 익숙해질 거예요[cheon-cheon-hi il-e ig-sug-hae-jil geo-ye-yo]Từ từ tôi sẽ quen với công việc
이제부터 혼자 할 수 있어요[i-je-bu-teo hon-ja hal su is-seo-yo]Từ bây giờ tôi có thể làm một mình
최선을 다했어요[choe-seon-eul da-haes-seo-yo] Tôi đã cố gắng hết sức
노력하겠어요[no-ryeok-ha-ges-seo-yo]Tôi sẽ nỗ lực
저는 금방 나갔다 올게요[jeo-neun geum-bang na-gas-da ol-ge-yo] Tôi ra ngoài một lát rồi sẽ vào ngay
이렇게 하면 되지요?[i-leoh-ge ha-myeon doe-ji-yo] Làm thế này là được phải không?
켜세요[kyeo-se-yo] Hãy bật lên
끄세요[kkeu-se-yo]Hãy tắt đi
손을 지 마세요[son-eul dae-ji ma-se-yo]Đừng chạm tay vào nhé
위험하니까 조심하세요[wi-heom-ha-ni-kka jo-sim-ha-se-yo]Nguy hiểm, hãy cẩn thận
월급 명 세서를 보여주세요[wol-geub myeong se-seo-leul bo-yeo-ju-se-yo]Cho tôi xem bảng lương đi ạ
이번달 제 월급이 얼마에요?[i-beon-dal je wol-geub-i eol-ma-e-yo]Tháng này lương tôi được bao nhiêu?
월급 언제 나오겠어요?[wol-geub eon-je na-o-ges-seo-yo] Bao giờ thì có lương ạ?
월급을 인상해주세요[wol-geub-eul in-sang-hae-ju-se-yo]Hãy tăng lương cho tôi đi ạ
무엇을 도와드릴까요?무엇을 도와드릴까요? [mu-eos-eul do-wa-deu-lil-kka-yo] Tôi có thể giúp gì được bạn?
한번 해봐 주세요[han-beon hae-bwa ju-se-yo] Hãy làm thử cho tôi xem với
Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
표는 어디에서 살 수 있습니까?[pyo-neun eo-di-e-seo sal su is-seub-ni-kka?]Tôi có thể mua vé ở đâu ạ?
지금 부산 가는 차 있습니까? [ji- geum bu-san ga-neun-cha is-seub-ni-kka]Bây giờ có chuyến đi đến Busan không ạ?
표 두 장 사주세요[pyo-du-jang sa-ju-se-yo] Hãy mua hộ cho tôi hai vé nhé
창문옆 자리로 해주세요[chang-mun-yeop-ja-li-lo hae-ju-se-yo] Cho tôi ghế ở cạnh cửa
얼마입니까?[eol-ma-im-ni-kka]Giá bao nhiêu vậy?
저는 표를 반환하고 싶어요[jo-neun pyo-reul ban-hwan-ha-go sip-o-yo]Tôi muốn trả lại vé
시청에 가려면 어디에서 갈아 타야 해요?[si-chung-e ga-ryeo-myeon eo-di-e-seo gar-a ta-ya hae-yo]Nếu muốn vào trung tâm thành phố thì tôi phải chuyển tàu ở đâu?
종로삼가역에서 갈아 타시면 됩니다[jong-ro-sam-ga-yeok-e-seo gar-a ta-si-myeon dwem-ni-ta]Bạn chuyển tàu ở ga Jongrosamga là được
Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
가까운 … 어디 있는지 아세요?[ga-gga-un … eo-di it-neun-ji a-se-yo]ưBạn có biết (địa điểm) gần đây nhất ở đâu không?
여기는 어디예요?[yeo-gi-neun eo-di-ye-yo] Đây là đâu vậy ạ?
어디에서 택시를 잡을 수 있어요?[eo-di-e-seo taek-si-reul jab-eul su iss-eo-yo]Tôi có thể bắt taxi ở đâu?
버스 정류장이 어디예요?[beo-seu jung-ryu-jang-i eo-di-ye-yo]Trạm xe buýt ở đâu vậy?
이곳으로 가주세요i-geot-eu-ro ga-ju-se-yo]Hãy đưa tôi đến địa chỉ này
가장 가까운 경찰서가 어디예요?[ga-jang ga-gga-un gyung-chal-seo-ga eo-di-ye-yo]Đồn cảnh sát gần nhất là ở đâu?
대사관이 어디에 있어요?[dae-sa-kwan-i eo-di-e iss-eo-yo] Đại sứ quán nằm ở đâu vậy?

 

Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
메뉴 좀 보여주세요[me-nyu jom bo-yeo-ju-se-yo]Vui lòng cho tôi mượn menu
추천해주실 만한거 있어요?[chu-cheon-hae-ju-sil man-han-geo iss-eo-yo]Có thể giới thiệu cho tôi vài món được không?
물 좀 주세요[mul jom ju-se-yo]Cho tôi xin một chút nước
이걸로 주세요[i-geol-lo ju-se-yo]Làm ơn cho tôi món này
계산해 주세요[gye-san-hae ju-se-yo]Hãy thanh toán/ tính tiền cho tôi
Mẫu câu tiếng HànPhiên âmNghĩa tiếng Việt
여보세요[yeo-bo-se-yo]Alo
실례지만 누구세요?[sil-lye-ji-man nugu-se-yo]Xin lỗi nhưng mà ai đấy ạ?
…씨 좀 부탁드립니다[… ssi jom bu-tag-deu-lim-ni-da]Hãy cho tôi gặp … với ạ
…입니다…im-ni-da] Tôi là …
… 씨와 통화할 수 있을까요?[… ssi-wa thong-hwa-hal su is-seul-kka-yo]Có thể nối máy cho … giúp tôi được không ạ?
잠시만 기다리세요[jam-si-man ki-da-li-se-yo]Xin đợi một lát ạ
죄송하지만 … 씨가 지금 안 계십니다[joe-song-ha-ji-man … ssi-ga jam-si ja-li-leul bi-wos-sseum-ni-da]Xin lỗi nhưng … bây giờ không có ở đây
… 씨에게 다시 전화하라고 할까요? [… ssi-e-ge da-si jeon-hwa-ha-la-go hal-kka-yo] Bạn có muốn … gọi lại cho không?
메시지를 남기시겠어요?[me-si-ji-leul nam-gi-si-ges-seo-yo]

Bạn có muốn để lại lời nhắn không?

 

14 tháng 9 2021
  • 안녕하세요 = an-nyeong-ha-sê-yô Xin chào.
  • 아니 = a-ni. Không
  • 안돼 = an-tuê Không được
  • 가자 = kà-cha. Đi nào
  • 가지마 = kà-chi-mà Đừng đi 
  • 잘 자 = chàl-cha. Chúc ngủ ngon.
  • 괜찮아 = quền-cha-na. Tôi ổn mà
  • 어떡해 = o-tok-kê Lm sao bây h, bn cần nữa thì mk share thêm nhá
DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    16 tháng 8 2021

    dictionary nha bạn

    16 tháng 8 2021

    TL:

    DICTIONARY

    HT

    23 tháng 10 2019

    Đào lại trang cuối cùng SGK Anh 6 đi ~.~

    1. Đọc

    Đây là hoạt động vô cùng cần thiết vì đọc là cách tốt nhất giúp chúng ta tiếp cận với kho từ vựng phong phú.

    Nên nhớ rằng: bạn có thể đọc bất cứ thứ gì mà bạn muốn! Bạn có thể đọc sách văn học nếu đó là thể loại bạn ưa thích, nếu không, hãy thử đọc truyện tranh hoặc tạp chí. Bạn có thể mua một quyển sách dạy nấu ăn để đọc, họặc đọc truyện cho lũ trẻ nhà bạn. Có hàng nghìn bài báo onlines, các website chứa nhiều thông tin hữu ích … sự lựa chọn cho bạn là vô hạn. Vì vậy, hãy tìm đọc những thứ mà bạn cảm thấy hứng thú.

    Đọc là một phương pháp dễ thực hiện và mang tính thư giãn, nó sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình. Không những thế, bạn sẽ học thêm được nhiều điều mới. Một công đôi việc phải không nào.

    2. Hiểu ngữ cảnh

    Tuyệt vời! Vậy là bạn đã học được rất nhiều từ mới, nhưng nếu bạn không hiểu phải sử dụng chúng như thế nào và khi nào, thì bạn vẫn chưa hoàn toàn được coi là đã học được từ đó đâu.

    Đây là lý do vì sao việc đọc vô cùng quan trọng bởi khi đó các từ được đặt trong một văn cảnh giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của chúng.

    Ví dụ: Trong câu “ This soup is horrible, it tastes so bitter!” Bạn có thể không biết nghĩa của từ “bitter”, nhưng nhờ được đặt trong cả câu, bạn có thể hiểu nghĩa của nó là “không ngon”.

    Ngữ cảnh giúp chúng ta hiểu được một từ được sử dụng trong văn phong trang trọng hay đời thường, từ ngữ đó có thể sử dụng khi nói chuyện với bạn bè, hay là thường được dùng trong văn viết thay vì văn nói.

    3. Học các từ liên quan

    Nếu như bạn đang học từ “care”, đừng dừng lại ở đó. Hãy sử dụng một quyển từ điển hoặc mạng Internet để tìm thêm các từ phát sinh của từ đó, và các cách diễn đạt của từ đó.

    Ví dụ: bạn có thể tìm thấy các từ liên quan như careful, carefree, careless, take care!

    Thấy không nào. Bạn bắt đầu với một từ, nhưng đã nhanh chóng học thêm được 4 từ nữa. Và bởi vì nghĩa của các từ có liên quan đến nhau, nên sẽ dễ dàng hơn để hiểu và nhớ mỗi từ.

    4. Đặt câu

    Đặt câu là cách giúp chúng ta biến những thứ chúng ta đã học thành hành động. Bởi vì tuy bạn đã học và hiểu được cách sử dụng một từ mới, nhưng để cho não bộ có thể ghi nhớ được từ đó lâu dài trong tương lai thì cách tốt nhất là sử dụng ngay.

    Hãy đặt 10 câu, sử dụng các nghĩa khác nhau của từ mà bạn muốn học, hoặc nếu như đó là một động từ, bạn có thể dùng các thì khác nhau.

    Ví dụ: nếu bạn muốn nhớ cụm động từ “to tidy up”, hãy đặt một vài câu như:

    Maria, you must tidy your room up”, “I have to tidy up before my friends come”, “Paul will watch TV after he finishes tidying up the kitchen”.

    Bạn đã bao giờ nghe câu nói này của Benjamin Franklin’s chưa: “Tell me and I forget, teach me and I may remember, involve me and I learn”?

    Tạm dịch là: “Nói với tôi và tôi sẽ quên. Dạy tôi và tôi sẽ nhớ. Cho tôi làm và tôi sẽ học”.

    Do vậy, bằng cách tự đặt câu, bạn đang yêu cầu não phải bộ hoạt động và trực tiếp tham gia vào quá trình học.

    5. Ghi âm

    Bằng cách nghe lại giọng của chính mình khi đọc to một từ và hình dung ra sự cử động của miệng khi phát âm, bạn đang tạo ra sự kết nối với não bộ.

    Nếu bạn đã từng học tiếng Anh trong quá khứ nhưng không sử dụng trong một thời gian dài, bạn có thể biết các từ nhưng sẽ cảm thấy rất khó để nhớ chúng. Vì vậy, khi bạn nói, nó khiến cho việc nhớ ra các từ dễ dàng hơn.

    Hãy dùng một chiếc camera, điện thoại thông minh hoặc webcam để ghi lại việc bạn luyện tập từ vựng và đặt câu.

    6. Làm flashcards

    Flashcards là cách phổ biến để học từ mới. Bạn có thể dùng các tờ giấy nhớ và dán chúng ở những nơi mà bạn thường xuyên nhìn, hoặc vẽ một hình đơn giản mô tả định nghĩa của từ nếu bạn thuộc tuýp học bằng trực quan.

    Hàng ngày, hãy lôi những chiếc flashcard của bạn ra và đọc chúng.

    7. Ghi chú

    Một bí quyết nữa là luôn mang theo bên mình một cuốn sổ và bút. Khi bạn nghe thấy một từ hoặc một câu trong một bộ phim hoặc một bài hát mà bạn cảm thấy thích, bạn có thể viết nó vào sổ. Khi trở về nhà, bạn có thể tra cứu về từ đó và thêm nó vào trong danh sách các từ mà bạn đã học.

    8. Chơi trò chơi

    Khi bạn cảm thấy vui vẻ bạn sẽ học một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, chơi một số trò chơi như xếp chữ, giải ô chữ sẽ giúp kiểm tra khả năng sáng tạo của bạn và kích thích các suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ.

    9. Luyện nói

    Ở bí quyết số 5, chúng tôi đã giải thích vì sao việc ghi âm lại giọng nói của bản thân giúp bạn nhớ từ tốt hơn.

    Nếu bạn không có bất kỳ người bạn nước ngoài nào (người bản xứ nhé), đừng lo lắng, hãy mời những người bạn cũng có nhu cầu học tiếng Anh đi café và cùng nhau luyện tập.

    Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn mỗi tuần một chủ đề khác nhau để cùng trao đổi. Cách này sẽ giúp cho bạn luyện tập sử dụng các từ vựng khác nhau, qua đó làm phong phú thêm vốn từ của bạn. Nhớ dành ra khoảng 1 – 2 giờ để lập danh sách các từ mà bạn muốn sử dụng trước khi tham gia vào cuộc thảo luận với bạn bè nhé.

    10. Lặp đi lặp lại

    Người Tây Ban Nha có câu: “la repeión es la madre del éxito”, nghĩa của nó là “Sự rèn luyện (lặp đi lặp lại) là chìa khóa của thành công”. Điều này hoàn toàn đúng. Để học bất kỳ điều gì, bạn cần phải luyện tập, luyện tập, luyện tập.

    Mỗi ngày, hãy đặt ra một khoảng thời gian để học từ vựng. Việc bạn làm như thế nào không quan trọng, vấn đề là bạn cần luyện tập mỗi ngày, ít một, nhưng đều đặn. Điều này sẽ giúp tạo ra thói quen tốt cho bản thân bạn.

    11. Kiên nhẫn

    Và cuối cùng: hãy kiên nhẫn với bản thân.

    Học được tiếng Anh là một thành quả lớn, và bạn nên cảm thấy tự hào về bản thân mỗi khi bạn học được thêm 1 từ mới.

    Vậy là bạn đã có trong tay 11 bí quyết học từ vựng vô cùng hiệu quả rồi đó. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi bí quyết của bạn bằng cách bình luận ở bên dưới nhé.

    Chúc các bạn thành công!