K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2016

bn viết có dấu đi

3 tháng 8 2016

Where the sign forest?

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài đóng vai trò quan trọng, thân thuộc. Phụ nữ Việt Nam xưa nay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài, những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ ta thêm dịu dàng, kín đáo. 

19 tháng 4 2018

Cảm ơn

18 tháng 6 2018

N​hững​ phư​ơ​ng pháp đ​ể​ học​ tốt tiếng anh:

1.Học thật chắc từ vựng: bạn có thể ghi ra giấy nhớ và liên tưởng đến các vật xung quanh mà từ hiển thị

2. Học tốt ngữ pháp: hãy​ ghi lại​ vào​ một​ quyển​ sổ​ nhỏ​ những​ cấu​ trúc​ ngữ pháp bạn đã được học, hằng ngày học thuộc 1 đến 2 cấu trúc sau đó giao tiếp với người có trình độ tiếng anh cao hơn để bạn nắm chắc ngữ pháp và có trình độ giao tiếp tiếng anh tốt.

3. Luyện nghe,nói: Hãy​ lê​n mạng​ tra những​ từ​ vựng​ khó​ phát​ â​m, rồi nghe máy đọc mẫu và phát âm lại, bạn sẽ phát âm chuẩn xác hơn!​ 

4. Đặt mục tiêu cho bản thân: ngày hôm nay làm đ​ư​ợc​ gì, ngày​ mai làm​ đ​ư​ợc​ gì​, nhớ​ đ​ặt​ mục​ tiê​u thấp​ một​ chút đ​ể​ bạn​ có​ thể​ vư​ợt​ qua và​ cảm​ thấy​ phấn​ khởi​ hơ​n!

5. Học​ thử​ các​ phần​ mềm​ tiếng anh như​:(duolingo; IOE...​)

6. Đ​ọc các​ sách​ tiếng​ anh có​ đ​ộ​ khó​ theo trình độ.

​Và​ quan trọng nhất là luôn luôn cố gắng, kiên trì, đừng bao giờ bỏ cuộc, bạn nhé! 

18 tháng 6 2018

1, Học từ vựng chắc chắn

vd: có quyển sổ riêng ghi từ vựng mk học đc, chia các nhóm từ vựng

2, Nắm chắc ngữ pháp

có thể ghi vào giấy nhớ và để trên bàn học, học thuộc, nắm chắc các ví dụ về các ngữ pháp đó,...

3, luyện nghe, luyện nói

có thể mở youtub lên nghe, xem các video bằng tiếng anh ( riêng mk thì rất ghiền nhạc tiếng anh, EDM )

Và cuối cùng quan trọng nhất vẫn là nỗ lực của bản thân...cố gắng lên

mk cx k phải học tiếng anh xuất sắc lắm nhưng đó cx là bí quyết của mk. ~~ hok tốt~~

13 tháng 1 2019

ko có tiếng anh ak

13 tháng 1 2019

Tiếng việt:

Mỗi người đều có những mơ ước, những định hướng trong nghề nghiệp của mình, người thì thích làm giáo viên, người thì thích làm bác sĩ,…Còn với em, em luôn thích thú với nghề công an. Bởi vậy, hình ảnh chú công an luôn là mẫu hình lí tưởng trong em.

Hằng ngày đến trường em đều phải đi qua những ngã tư đèn xanh đèn đỏ nên em luôn bắt gặp hình ảnh của những chú công an đứng đó. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn. Chú công còn còn khá trẻ, năm chỉ mới ngoài ba mươi tuổi thôi. Dáng người chú cao ráo, khuôn mặt vuông chữ điền cùng với làn da bánh mật bởi chú luôn phải đứng ngoài đường những lúc trời mưa cũng như trời nắng. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ quần áo ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, cùng với tên chú và chức vụ ở đó. Chân đi giày đen bóng lộn, khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống hay có những lúc chú lại đeo những chiếc cùi sắt, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho mọi người. Chú còn đội trên đầu chiếc mũ có đính huy hiệu của người cảnh sát. Ngôi sao đó giống như lý tưởng cao đẹp chú đang theo đuổi, là trọng trách của nghĩa vụ chú đảm đương.

Nhiệm vụ của chú là không trừ trời mưa hay trời nắng chú đều có mặt. Chú luôn đứng quan sát mọi người, ai mắc lỗi thì chú tuýt còi và dừng lại hỏi và xử phạt đúng mức với những hành vi vi phạm. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự và nề nếp hơn rất nhiều. Nhờ có chú công an mà em đi lại cũng cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, phân minh chính trực kể cả là người nhà hay người quen biết, cứ có lỗi là phạt.   Một hôm em chứng kiến được hai chiếc xe máy đua nhau phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng và chú tuýt còi luôn. Vẻ mặt chú rất nghiêm nghị bởi chú nói rằng tính mạng con người là trên hết, chú làm việc trước hết là vì lương tâm sau đó mới là trách nhiệm.

Hình ảnh chú công an mang những nét đẹp bình dị đã thắp lên trong em ngọn lửa của khát vọng được chung tay gìn giữ Tổ quốc mình. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ chú.

18 tháng 10 2021

yes, they are good students

hok tốt

3 tháng 10 2017

Tham khảo nhé bạn:

-Điều kiện ăn ở : Tồi tệ

-Lao động: chủ yế sử dụng lao động trẻ em và phụ nữ

-Thời gian làm việc:Từ 14-18 tiếng mỗi ngày

-Tiền lương: Rẻ mạt

11 tháng 2 2017

những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở quê hương em là:

- trồng cây xanh xung quanh nhà

- làm cửa kính

- treo rèm nhung, rèm lụa

- làm tấm hấp thụ âm dưới tôn nhà

16 tháng 4 2018

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

16 tháng 4 2018

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).