Em hãy cho biết Đài phát thanh Nam Bộ chính thức phát sóng buổi đầu tiên ở đâu, vào thời gian nào, nhạc hiệu mở đầu suốt 7 năm phát sóng của Đài phát thanh Nam Bộ là bài nhạc nào, ai là tác giả?
Giúp mình nha, mình sẽ tick cho, mình cần gấp lắm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đài phát thanh Nam Bộ chính thức phát sóng buổi đầu tiên vào lúc 11h30 phút ngày 7/9/1945
- Nhạc hiệu mở đầu suốt 7 năm phát sóng của Đài phát thanh Nam Bộ là bài nhạc "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi
Làm ơn bạn đừng hỏi mấy câu này trong cuộc thi "Long an quê hương tôi" nữa, mấy bữa nay bạn hỏi đi hỏi lại riết tôi nhìn cũng ngán rồi đó !! Tôi cũng ở Long An và cũng có thi bài này, bạn chưa nộp bài à? Tôi nộp bài này từ đời nào rồi ý !! ^^ :)
- Đài phát thanh Nam Bộ chính thức phát sóng buổi đầu tiên vào lúc 11h30 phút ngày 7/9/1945
- Nhạc hiệu mở đầu suốt 7 năm phát sóng của Đài phát thanh Nam Bộ là bài nhạc "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi
Đáp án D
Phương pháp: Áp dụng công thức tính bước sóng của sóng điện từ.
+ Bước sóng của sóng FM:
Chọn D
Chọn C
+ Gọi thời lượng công ty đặt quảng cáo trên sóng phát thanh là x (phút), trên truyền hình là y (phút). Chi phí cho việc này là:800.000x + 4.000.000y (đồng)
Mức chi này không được phép vượt qúa mức chi tối đa, tức:
800.000x+ 4.000.000y ≤ 16.000.000 hay x+ 5y-20 ≤ 0
Do các điều kiện đài phát thanh, truyền hình đưa ra, ta có:x ≥ 5 và y ≤ 4
Đồng thời do x; y là thời lượng nên x; y ≥ 0
Hiệu quả chung của quảng cáo là x+ 6y.
Bài toán trở thành: Xác định x; y sao cho:
M( x; y) = x + 6y đạt giá trị lớn nhất.
Với các điều kiện :
Trước tiên ta xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình (*)
+Trong mặt phẳng tọa độ vẽ các đường thẳng
(d) : x + 5y - 20= 0 và (d’) ; x = 5; ( d’’) y = 4.
Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình (*) là phần mặt phẳng(tam giác) không tô màu trên hình vẽ
Giá trị lớn nhất của M( x; y) =x+ 6y đạt tại một trong các điểm (5;3) ; ( 5;0) và ( 20; 0).
Ta có M (5; 3) = 23; M( 5; 0) = 5 và M( 20; 0) = 20.
+ Suy ra giá trị lớn nhất của M( x; y) bằng 23 tại ( 5; 3) tức là nếu đặt thời lượng quảng cáo trên sóng phát thanh là 5 phút và trên truyền hình là 3 phút thì sẽ đạt hiệu quả nhất.
λ = c/f ⇒ f = c/ λ = 3. 10 8 /31 ≈ 9,67. 10 6 Hz
f = 9,67 MHz.
Ngày 01 tháng 12 năm 1947, Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến chính thức phát sóng tại kênh Quận vùng Đồng Tháp Mười, nay thuộc xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Đài được xem là công cụ sắc bén của Đảng để lãnh đạo, tuyên truyền cổ vũ đồng bào Nam bộ đứng lên chống quân xâm lược. Trong mưa bom bão đạn, dù phải di dời 10 lần, đổi tên 2 lần, đài vẫn chiến đấu ngoan cường, liên tục hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trong 7 năm phát sóng.
Trong những năm từ 1947 đến 1950, Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến đã đóng cơ quan tại kênh 7 và kênh 9 xã Biển Bạch, nay là xã Tân Bằng, huyện Thới Bình. Tuy phải di chuyển liên tục, nhưng nhờ sự đùm bọc, cưu mang của chính quyền địa phương và nhân dân, đài vẫn đảm bảo an toàn phát sóng khi bị địch ném bom bắn phá.
Tiếng nói của chính nghĩa
Ngay sau khi Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, Đài Phát thanh Giải phóng cũng chính thức ra đời và ban đầu định đặt trụ sở tại vùng Lò Gò - Bến Tà Nốt, đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông (Tây Ninh). Tuy nhiên, do địch sử dụng con đường sát căn cứ với âm mưu chia cắt vùng giải phóng, Mặt trận Trung ương đã quyết định chuyển trụ sở đài vào vùng Mã Đà, chiến khu Đ (Đồng Nai).
Ông Ba Nhi (tên thật là Huỳnh Minh Lý), nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh Giải phóng, là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của Đài. Những ngày đầu tháng 4-1975, ông được chỉ thị tổ chức một đoàn gồm biên tập và kỹ thuật, đi trên hai xe gắn máy xuống T4 (khu Sài Gòn - Gia Định) tới phục ở Dầu Tiếng, chờ lệnh vào tiếp quản Sài Gòn. Đoàn đã chạy suốt ngày đêm, vượt qua các rừng cao su nhưng ra đến lộ lớn, xe phải chạy chậm lại vì từng đoạn, địch lại đắp mô đất làm chướng ngại vật, chỉ chừa cho đủ một chiếc xe qua… "Khi vào đến Sài Gòn, đoàn chúng tôi được lệnh tiếp quản Đài Phát thanh Quán Tre. Đến nơi, tôi thấy máy móc còn nguyên vẹn, chỉ có ăng-ten bị mảnh pháo làm hư hỏng… Đài đã phát sóng bản tin thắng trận đầu tiên truyền đi từ Sài Gòn, với cả ba lực lượng, gồm: Đài Giải phóng, Đài CP.90, công nhân chế độ cũ trở về với cách mạng".
Về sự kiện này, trong hồi ký, bà Hoàng Hà, nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh Giải phóng thuật lại: "Lúc 12 giờ 7 phút ngày 30-4-1975, Đài Giải phóng tuyên bố: Sài Gòn đang chứng kiến những giờ phút vinh quang. Người đọc là cô phát thanh viên Thanh Liêm, có thâm niên 13 năm xướng ngôn, đánh máy, tải gạo; tên thật là Vương Thị Hải, nữ sinh Sài Gòn, đi kháng chiến". Còn ông Nguyễn Thành, nguyên Giám đốc Đài A đã ghi lại cảm xúc thật khó tả của mình lúc đó: "Ai ai cũng biểu lộ quyết tâm góp phần xứng đáng của mình vào trận cuối cùng này… Tin chiến thắng bay về tới tấp, kèm theo là những phóng sự nóng hổi của các phóng viên chiến trường gửi về".
Đại tá Nguyễn Viết Tá, phụ trách Ban biên tập phát thanh Quân Giải phóng miền Nam, không thể quên vinh dự lớn của ông khi tham gia viết "Thông cáo cuối cùng" mang danh của Bộ Chỉ huy Mặt trận Sài Gòn vào ngày 26-4-1975. "Tôi viết đến đâu, anh Nguyễn Văn Tòng, lúc đó là Cục phó Cục Chính trị Miền, sửa đến đó ngay trong đêm để sáng hôm sau thông qua Bộ Chỉ huy chiến dịch, kịp phát trên Đài Phát thanh Giải phóng, động viên kịp thời toàn dân ta xốc tới giành toàn thắng trên mặt trận Sài Gòn".
Đêm cuối của ngụy quyền Sài Gòn
Theo kế hoạch, sáng sớm ngày 26-4-1975, tại một địa điểm chỉ cách Sài Gòn chưa đầy 100km, một đoàn tiền phương của Đài Phát thanh Giải phóng, gồm 36 người, được Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam giao khẩn trương tiến vào Sài Gòn. Ban chỉ huy đoàn do ông Thanh Nho (Phó Giám đốc Đài) làm trưởng đoàn, cùng với ông Ba Nhi phụ trách kỹ thuật và lực lượng hậu cần, nội chính.
Theo ông Nguyễn Hữu Phước, việc tiếp quản diễn ra thần tốc. Theo chân mũi tiến công thần tốc vào Sài Gòn, một binh chủng đặc biệt, được phân công nhiệm vụ dập tắt tiếng nói của ngụy quyền Sài Gòn... Không nằm ngoài kế hoạch, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng từ chức thì Đài Phát thanh Giải phóng đã phát đi bản tin đanh thép đặt thời hạn bắt buộc các nhân viên tình báo và cố vấn quân sự Mỹ phải lập tức rời khỏi Sài Gòn. Ngày 28-4, Đài Phát thanh Giải phóng tiếp tục phát đi tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, buộc chính quyền Sài Gòn phải chấp nhận yêu sách của ta đề ra. Cũng buổi chiều hôm ấy, trong một phát biểu ngắn gọn tại lễ nhậm chức, Tổng thống Dương Văn Minh đã đưa ra đề nghị ngừng bắn tức khắc và mở lại hội nghị hòa bình trong khuôn khổ Hiệp định Paris. Đây là thời điểm không có nguồn thông tin nào kịp thời, nhạy bén hơn làn sóng phát thanh.
Đến sáng 30-4, Quân Giải phóng bắt đầu vượt qua cầu Sài Gòn vào đến Tân Cảng, trước đó không lâu người Mỹ cuối cùng lao vào khoang trực thăng cất cánh từ nóc Tòa Đại sứ Mỹ rút khỏi Việt Nam. Đến 9h30 sáng hôm ấy, người ta nghe thấy trên Đài Phát thanh Giải phóng phát đi liên tục tuyên bố đơn phương của Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị ngừng bắn và chờ cách mạng vào để bàn giao chính quyền. Trong khoảng thời gian này, Đoàn tiền phương tiếp quản đài phát thanh chỉ cách Sài Gòn không bao xa nhưng phải di chuyển rất chậm, nhích từng bước từ Trảng Bàng, Củ Chi, Hóc Môn đến Ngã tư Bảy Hiền vì những dòng người đổ ra đường hết đợt này đến đợt khác vẫy tay, vẫy cờ chào mừng. "Mấy tiếng đồng hồ sau, chúng tôi mới về đến được Đài Phát thanh Sài Gòn" - ông Nguyễn Hữu Phước thuật lại.
10h45 ngày 30-4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, chỉ huy xe 843 - nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 dưới quyền chỉ huy của Vũ Đăng Toàn húc tung cánh cửa chính của dinh. 11h30, Trung úy Quân đội nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cùng lúc này, Đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Khoảng 12h, tại Đài Phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập, Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng.
Khoảng 20h, là giờ phút lịch sử đáng ghi nhớ nhất. Từ đài phát thanh vang lên nhạc hiệu mở đầu "Giải phóng miền Nam" và giọng đọc trang trọng của phát thanh viên gửi đến toàn thể đồng bào, chiến sĩ: "Đây là Đài Phát thanh Sài Gòn, phát từ thành phố Sài Gòn". Sau đó là những thông báo đầu tiên của chính quyền cách mạng về các chính sách đối với vùng giải phóng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cùng các thông tin người dân xuống đường chào đón cách mạng và kỷ niệm ngày trọng đại: Bắc - Nam sum họp một nhà…
Chương trình phát thanh cuối cùng của Đài Giải phóng tạm biệt khán giả diễn ra vào đêm 31-8-1976 và hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình sau 14 năm 7 tháng hoạt động gian khổ. Đài được sáp nhập với Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó một số lại được tách ra thành lập Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh ngày nay.