Câu 1: Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thơ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Câu 2: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Câu 3: Khi nhiệt kế thủy ngân hoặc rượu nóng lên thì cả bầu thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống?
Câu 4: Giải thích tại sao vào mùa hè, khi ta chạy trên đường thì không nên bơm bánh xe quá căng?
Câu 5: Nêu sự giống nhau và khá nhau giữa sự sôi và sự bay hơi?
Câu 6: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
Câu 7: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế lại không có nhiệt độ dưới 34oC và trên 42oC?
Câu 1: Người thợ nung nóng nó vì sau khi nung nóng vòng đai sẽ to ra giúp ta tra vừa lưỡi dao. Sau đó người thợ rèn lại bỏ nó vào chậu nước để nó co lại, vừa khít với lưỡi dao.
Câu 2:
Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:
d = 10.
Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
Câu 3: vì thủy ngân(hoặc rượu) là chất lỏng và bầu chứa là chất rắn
mà chất lỏng sẽ dãn nở khi nóng lên nhiều hơn chất rắn, nên vì thế mà thủy ngân( hoặc rượu) sẽ vẫn đâng lên trong ống thủy tinh