lam ơn giúp mik vs mai mik kiểm tra rôi cám ơn các bạn nhieu nhé câu hỏi là sự tiến hóa của hệ tuần hoàn thể hiện ntn qua các ngành ,các lớp động vật đã học
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong quá trình tiến hóa của động vật các hệ cơ quan được hình thành và hòan chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hóa nghĩa là ở các hệ cơ quan có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo cho chức năng sinh lí phức tạp thích nghi được với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật
Sự biến hóa của hai hệ này được thể hiện ở sự tiến hóa về cấu tạo và chức năng phức tạp hơn:
1. Hệ tuần hoàn
+ Các bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn được bảo vệ trong khoang ngực (tim,...)
+ Cấu tạo có tim 4 ngăn cùng hệ mạch tạo 2 vòng tuần hoàn
+ Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể -> trao đổi chất mạnh
2. Hệ hô hấp
+ Bao gồm: phổi, khí quản, phế quản
+ Phổi lớn gồm nhiều túi phổi với mạng mao mạch dày đặc
-> việc thực hiện trao đổi chất dễ dàng
+ Sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự co giãn các cơ liên sườn và cơ hoành!
Tiến hóa về hô hấp:
- Hệ hô hấp có chức năng lấy khí oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể và thải khí cacbonic từ cơ thể ra ngoài môi trường
- Hệ hô hấp đc tiến hóa từ những loài cơ quan hô hấp chưa phân hóa (trùng biến hình, thủy tức..) đến những loài có cơ quan hô hấp đơn giản qua da (giun đất ), nhờ hệ ống khí ( châu chấu), hô hấp bằng phổi và da ( ếch đồng) và hoàn chỉnh hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi ( các loài thú, các loài động vật có vú)
Tiến hóa về tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng: khí oxi, hooc môn, enzim đến các mô và tế bào, đông thời vận chuyển các chất tiết, khí cacbonic do tế bào và mô tiết ra
- Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm tim, động mạch và tĩnh mạch
+ Ở các động vật chưa có xương sống chưa xuất hiện hệ tuần hoàn
+ Các loài cá tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Các loài động vật có xương sống trên cạn có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (lưỡng cư) và 3 ngăn có vách hụt như bò sát, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
+ Ở chim và thú tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các ngành động vật:
Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá( Động vật nguyên sinh, Ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ( Giun đốt, chân khớp) đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ (Động vật có xương sống).
Ở động vật có xương sống có tim 2 ngăn ( Cá), tim 3 ngăn( Lưỡng cư), tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt ( Bò sát), tim 4 ngăn ( Chim, Thú).
chúc bạn học tốt !!
Bạn tham khảo nhé:
- Lập bảng so sánh các đặc điểm tổ chức cơ thể của các đại diện trong các ngành động vật đã học
=> Từ bảng trên rút ra kết luận: Các hệ cơ quan của động vật (từ ngành ĐVNS đến ngành ĐVCXS) có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể:
- Đối với hệ hô hấp:
- Từ chưa phân hóa => hô hấp bằng da => mang => da và phổi => phổi và túi khí => phổi (hoàn thiện).
- Đối với hệ tuần hoàn
- Từ chưa có tim => tim chưa có ngăn => tim 2 ngăn => tim 3 ngăn (máu nuôi cơ thể là máu pha) => tim 4 ngăn (máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi).
- Đối với hệ thần kinh
- Từ chưa phân hóa => thần kinh mạng lưới => chuỗi hạch đơn giản => chuỗi hạch phân hóa => hình ống (phân hóa thành bộ não và tuỷ sống).
- Đối với hệ sinh dục
- Từ chưa phân hóa => tuyến sinh dục chưa có ống dẫn => tuyến sinh dục có ống dẫn.
Giun đất đã có phần tiến hóa hơn so vs các ngành giun khác ở các đặc điểm:
+ Đối xứng 2 bên.
+ Phân đốt, cs khoang cơ thể chính thức.
+ Nhờ sự chun dãn có thể kết hợp vs các vòng tơ mà giun đất di chuyển được.
+ Có cơ quan tiêu hóa phân hóa.
+ Hô hấp qua da, có hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch
+ Lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi
giun dẹp:dẹp ,ruột phân nhánh(chưa có hậu môn),chưa có khoang cơ thể giun tròn :tròn ,ruột dạng ống từ miệng đến hậu môn,có khoang cơ thể giun đốt:cơ thể phân đốt,có khoang cơ thể chính thức
C1:
Ngành động vật có xương sống:
+Lớp cá: cá chép, cá trích, lươn, cá đuối, cá nhám,...
+Lớp lưỡng cư: ếch đồng, ếch ương, cóc nhà, ếch giun,...
+Lớp bò sát: thằn lằn bóng đuôi dài, rắn ráo, cá sấu, rùa,...
+Lớp chim: chim bồ câu, đà điểu, chim cánh cụt, công,...
+Lớp thú (lớp có vú): thỏ, thú mỏ vịt, kanguru, dơi,...
C5:
- Cây phát sinh giới động vật là là sơ đồ dạng hình cây phát ra những nhánh từ chung một gốc (chung tổ tiên). Các nhánh lớn lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
- Ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật:
+ Cho biết nguồn gốc chung của giới động vật.
+ Cho biết quá trình phát sinh, tiến hóa của giới động vật.
+ Cho biết mối quan hệ họ hàng giữa các ngành động vật.
+ Cho biết mức độ phong phú và đa dạng của các nhóm loài.
Hình thức sinh sản hữu tính ưu việt hơn hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa cả bố và mẹ
SInh sản hữu tính thì sức sống của cơ thể con co hơn bố mẹ
Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện ở:
+ Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
+ Đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng đến đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái đến phôi phát triển trực tiếp không có nhau thai đến phôi phát triển trực tiếp có nhau thai
+ Con non khoongg được nuôi dưỡng đến được nuôi duongex bằng sữa mẹ đến được học tập thích nghi với cuộc sống
Cơ quan sinh sản của cây thông là nón ( nón đực và nón cái ).
Trần Việt Hà ơi, bạn nhầm lớp 7 với lớp 6 rồi nhé