K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2016

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

 

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

3 tháng 8 2016

bài hay đấy

25 tháng 4 2016

Cảm nhận của tôi ở đoạn văn thứ ba trong bài''Cây tre Việt Nam'' là một cảm xúc khó tả. Khi đọc bài văn này, tôi như nhớ lại những tinh thần chiến đấu bất khuất cả người lẫn vật để giành lại non sông cho chúng ta ngày hôm nay. Không chỉ ở người mà tác giả đã nhân hóa cây tre lên như một người chiến binh, một người lãnh đạo, một người có thể hi sinh bản thân mình bất cứ lúc nào miễn sao tất cả đều trở về với vẻ bình yên của nó. Bài văn được dùng những từ ngữ thơ mộng mà mạnh mẽ, có thể cho ta cảm nhận được vẻ gian nan cực khổ của mọi người. 

mk viết ko hay lắm nhưng tick cho mk nha vui

25 tháng 4 2016

Mỗi người ai cũng sẽ lần đọc những cuốn sách hay và bổ ích. Tôi cũng vậy. Và tác phẩm hay nhất và nó đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi đó chính là Bài học đường đời đầu tiên.

Nội dung bài luôn nhắc ta không được kiêu căng, tự phụ. Câu chuyện xoay quay một cậu Dế Mèn tính cách ngổ ngáo, không coi trọng kính trên nhường dưới nên đã làm một việc sai lầm, một việc mà cậu ân hận đến hết đời. Hằng ngày cậu chỉ có chơi thôi nên sinh ra nhàm chán và thế là cậu quyết định tìm đi nơi khác. Và có một lần cậu đã trót dại trêu chị Cốc mà chị Cốc tưởng là Dế Choắt nên đã cho mấy mỏ vào người. Dế Choắt đã không qua khỏi. Vì thế mà Dế Mèn ăn năn, hối lỗi lúc đã muộn màng.

Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất vì nó có rất nhiều bài học ý nghĩa. Đó chính là việc hãy sống một cách khiêm nhường, không ghen tị với người khác và phải biết yêu thương, hòa đồng với nhau.

24 tháng 4 2016

Lòng yêu nước 

 

                                  Ngữ văn lớp 6 ( học kì 2 )Văn học1) hãy nêu nội dung nét chính của 8 văn bản truyện kí đã học ( không tính bài đọc thêm ) 2) viết đoạn văn trình bày cảm nhận về cảnh sát hoặc nhân vật trong các văn bản truyện kí đã học bằng một đoạn văn ( không tính bài đọc thêm ) 3) Trình bày nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ: "Đêm nay Bác không ngủ" và...
Đọc tiếp

                                  Ngữ văn lớp 6 ( học kì 2 )

Văn học

1) hãy nêu nội dung nét chính của 8 văn bản truyện kí đã học ( không tính bài đọc thêm ) 

2) viết đoạn văn trình bày cảm nhận về cảnh sát hoặc nhân vật trong các văn bản truyện kí đã học bằng một đoạn văn ( không tính bài đọc thêm ) 

3) Trình bày nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ: "Đêm nay Bác không ngủ" và "Lượm"

4) hãy nêu cảm nhận về hình ảnh bác Hồ và lượng trong hai bài thơ trên bằng một đoạn văn

Tiếng Việt

1) tìm các biện pháp tu từ nổi bật: so sánh, nhân hóa,  ẩn dụ, hoán dụ trong các truyện kí thơ đã học phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đặc sắc nhất

2) viết một đoạn văn miêu tả giờ chào cờ có sử dụng các câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là

a) tìm các câu trần thuật đơn được sử dụng

b) xác định các thành phần chính của các câu vừa tìm được

3) nêu nguyên nhân của việc thiếu chủ ngữ và vị ngữ. Nêu cách sửa

4) chỉ ra các loại phó từ đã học, nêu tác dụng và cho ví dụ

5) hãy nêu công dụng của các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và dấu chấm hỏi

Tập làm văn

1) văn tả người

a) tả người thân trong gia đình

b) tả người bạn thân ( có thể là người hoặc con vật đồ vật )

2) văn tả thiên nhiên

a) tả khu vườn

b) miêu tả công viên vào buổi sáng

c) tả cơn mưa

d) miêu tả biển

e) tả dòng sông

3) văn tả cảnh sinh hoạt

a) giờ ra chơi

b) tả chợ

c) tả khu phố

d) tả tiết học

e) tả buổi lao động ở trường

4) miêu tả sáng tạo

a) tả Lượm trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu

b) tả bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ 

c) tả Kiều Phương trong bài bức tranh của Em gái tôi

d) dựa vào các bài đã học để tả một cảnh thiên nhiên hoặc một nhân vật trong văn bản đó

HELP ME PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE

0
22 tháng 1 2018

- Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đam- Săn với Mtao- Mxây

- Yếu tố miêu tả mà khung cảnh của cuộc chiến, hình ảnh của các nhân vật, diễn biến cuộc chiến hiện ra chân thật, sinh động tới từng chi tiết, người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng được

- Yếu tố biểu cảm thể hiện cảm xúc của các nhân vật, và cộng đồng, khiến cuộc chiến trở nên hoành tráng.

Hình ảnh người anh hùng được nâng lên

b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm

   + Vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

   + Để giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”

   + Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

   + Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn.

Trong đoạn 1,2 của "Mây và sóng", ta thấy được nét hồn nhiền vui tươi của trẻ thơ cùng tình mẫu tử bao la của người mẹ. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và khơi gợi trí tò mò của một đứa trẻ. Vậy nên em đã luôn tự hỏi cách thể đến với thế giới ấy: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát rất trẻ thơ được khám phá thế giới bên ngoài. Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp dẫn nhưng em không nỡ rời xa mẹ của mình. Qua hai hình ảnh ẩn dụ mây và sóng ta thấy đứa trẻ hồn nhiên nhưng hiểu chuyện biết cách yêu thương người mẹ của mình