K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2016

 Điều kiện gây nên tiếng cười :

          1.Không có nét hài hước nào là không thuộc về tính chất thực thụ của con người hoặc không mang tính người. (Một cảnh vật, một động vật hay một đồ vật chỉ có thể gây cười khi chúng khiến ta liên tưởng tới vẻ hài hước của con người mà thôi).

          2.Yếu tố ngăn cản tiếng cười là sự xúc động, lòng thương xót sự trìu mến. Tiếng cười bao giờ cũng cần có sự tê liệt tạm thời của xúc cảm.

          3. Tiếng cười bao giờ cũng là tiếng cười của cộng đồng, theo tiêu chuẩn chung của mọi người.

          4.Người cười có thể chính là kẻ chủ mưu gây cười cho người quan sát. Người ta khiến ta buồn cười cũng thường không tự viết. học chỉ có thể biết khi họ đã tự gián cách với bản thân mình. Nếu họ tự biết thì họ đã không như thế.

          5.Nguyên nhân gây cười càng tự nhiên, càng dễ hiểu, thì hiệu quả càng mạnh.

          Các loại hài hước, gây cười.

          1.Hài hước, gây cười có thể là do hình thù, dáng dấp. Mọi dáng dấp, hình thù không bình thường, méo mó, dị dạng so với 1 người vốn dĩ bình thường cũng có thể gây cười.

          2.Những tư thế, điệu bộ, hoạt động hình thể gợi cho thấy sự máy móc như một cố tật, máy móc lấp đi lấp lại, hoặc là diễu nhạy kẻ khác, sự rập khuôn giống nhau (số lượng càng nhiều thì tiếng cười càng mạnh).

          3.Sự trùng lập nhiều lần của một từ, một lớp kịch, một dạng nhân vật. Mọi xử lý về hình thức trong khi cái cần thiết lại chính là nội dung. Dáng dấp của con người nhưng lại gợi ra hình thù của một vật. Hài hước của tình huống và của từ ngữ.

          4.Mọi xử lý hành động và sự kiện đan xen hay lồng vào nhau một cách máy móc.

          5.Một từ hay một câu quen miệng lắp đi lắp lại như bị dồn nén và bật ra một cách máy móc không suy nghĩ.

          5.Bị giật dây mà cứ tưởng là mình tự do, chủ động.

          7.Làm rất nhiều nhưng đâu vẫn hoàn đó. Loanh quanh mãi nhưng vẫn chỉ dẫn tới điểm xuất phát. Cố gắng nhiều nhưng kết quả chỉ là số không. Càng bắt càng hụt, càng cố tránh càng gây tai hại.

          8.Sự trùng lặp, điệp lại một lớp kịch, cùng một nhân vật trong một tình huống khác hoặc một nhân vật khác nhưng cùng một tình huống.

          9.Gậy ông đập lưng ông, kẻ ăn cắp bị mất cắp, kẻ đặt lưới bị sa lưới.

          10. Một tình huống nhưng đồng thời lại là hai sự kiện độc lập diễn ra hai chiều hướng khác nhau.

          11. Những tình huống hiểu lầm, sự kiện và ngôn ngữ nhầm lẫn.

Hài hước của ngôn từ

          Cần phân biệt sự khác nhau giữa một tinh tế với một từ hài hước và mối tương quan giữ hai loại từ đó.

          1.Cách gây cười từ một câu hài hước. Vì nói nhanh, nhịu, lúng túng mà bật ra một từ hoặc một câu không đúng ý muốn của mình. Quy luật này cũng có thể vận dụng cho hành động. Sử dụng một ngạn ngữ nhưng không đúng lúc và ý nghĩa. Sữ dụng một câu theo nghĩa đen thì đúng ra nó là nghĩa bóng. Nói ngược trình tự của câu làm cho câu nói thành vô nghĩa. Nói một câu bình thường một cách quá trịnh trọng. Đối sử với một đối tượng không đúng với thân phận của họ.

          Hài hước của tính cách

          Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc gây tiếng cười.

1.Máy móc theo ý định hoặc tính cách của mình bất chấp hoàn cảnh không thích ứng với lẽ phải thông thường, phong tục, tập quán, quan niệm chung của xã hội … máy móc cứng nhắc…

          2.Những lệch lạc nhưng không gây sợ hãi, thương xót…

          3.Những tật bệnh mà nhân vật không tự biết. Ví dụ : Phê phán tính nóng nảy trong khi chính mình nổi xung, chê thơ người khác khi thơ mình là thơ con cóc…

          4.Mang tính một dạng, một loại người nhiều hơn là một cá nhân riên lẻ như bi kịc.

5.Có thể có nhiều nhân vật đồng dạng trong một vở hài, ở bi kịch thì không.

6.Nói chung tính cách nhân vật hài và lệch lạc. Hướng lệch lạc rất đa dạng. Những lệch lạc trái với quan niệm, lô gích chung của xã hội.

Tóm lại :

Nhân vật bi kịch mang tính cá biệt.

Nhân vật hài kịch mang tính một dạng người.

Tầm vóc nhân vật bi kịch cao hơn ta.

Tầm vóc nhân vật hài kịch thấp hơn ta nhưng nó là một dạng nên ta cũng thường thấy trong nó ít nhiều có nét của ta.

Cái hài 

1. Bản chất của cái hài

Các nhà mỹ học Hy lạp cổ đại như Platông, Arixtốt đã xem xét và nêu lên những tư tưởng sâu sắc về cái hài. Quan niệm của Cantơ, Hêghen, Điđrô, Sinle, Tsecnưsépxki về cái hài tuy ở mức độ khác nhau nhưng đều chứa đựng những kiến giải độc đáo về bản chất của cái hài.

Platông thừa nhận cái hài nhưng đồng thời cũng phản đối cái hài trong nhà nước lý tưởng của ông. Ông sợ cái hài làm cho công dân trong nhà nước lý tưởng của ông thiếu nghiêm túc, hay chọc ghẹo bề trên (Thần linh). Nhưng ông lại khẳng định thiếu hài hước không nhận thức được cái nghiêm túc… cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập.

Arixtốt cho rằng, cái hài là tương phản của đẹp và xấu. Hài kịch nhằm miêu tả những người xấu nhất. Tuy nhiên, không có nghĩa là hoàn toàn độc ác, xấu xa mà chỉ có nghĩa là đáng cười – đó là một sự sai lầm, và cái xấu nào đó không gây nên nỗi thống khổ và nguy hại cho ai cả.

Cantơ lại cho rằng hài là sự mâu thuẫn giữa cái thấp hèn và cái cao cả. Tình huống hài là sự chờ đợi căng thẳng về cái gì đó mà hiệu quả không có gì cả – mà chỉ có tiếng cười, mặc dầu nó có tính phê phán. Còn Hêghen lại cho rằng hài là mâu thuẫn giữa cái giả dối, cái cơ sở hư ảo – cái có ý nghĩa, cái bền vững – cái chân lý.

Tsécnưsepxki thì cho rằng ấn tượng mà cái hài tạo ra trong con người là hỗn hợp giữa cảm giác dễ chịu và khó chịu, song ở đó, sức nặng nghiêng về phía cảm giác dễ chịu. Đôi khi nghiêng hẳn đến mức cảm giác khó chịu như không còn nữa. Cảm giác này biểu hiện thành tiếng cười.

Người ta thường nhầm lẫn giữa cái hài với tiếng cười mặc dầu cái hài gắn liền với tiếng cười song không phải cái cười nào cũng là cái hài. Như vậy, tiếng cười trước hết là một hiện tượng sinh lý (do thọc lét gây ra), thậm chí ở châu Phi có bệnh dịch cười (bệnh cười – cười mãi không ngớt). Có tiếng cười như của trẻ thơ vui đùa với cha mẹ, hoặc những cái gây cười bởi khuyết tật của bản năng cũng không phải là cái cười của cái hài. Cái cười của trẻ thơ thể hiện sự ngây thơ, trong trắng khi mới chập chững bước vào đời chưa có ý nghĩa xã hội sâu sắc, còn cái cười bởi sự khuyết tật của bản năng thường trở thành tiếng cười rẻ rúng.

Cái hài gắn liền với tiếng cười với tính cách là một phạm trù mỹ học thể hiện nội dung và ý nghĩa xã hội của nó. Chẳng hạn như Ghécxen đã cho rằng cái cười có ý nghĩa thẩm mỹ là một công cụ. Ông viết: “Tiếng cười là một công cụ phá hoại hùng mạnh nhất. Nó đánh và thiêu cháy như sét. Do tiếng cười mà những thần tượng bị sụp đổ”.

Cái cười mang tính hài đòi hỏi, trước hết, phải có một đối tượng cười, tức là cái có thể gây cười và bị cười. Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng có thể gây cười, mỗi thứ một vẻ hết sức đa dạng. Song nói chung những cái cười, xét về bản chất là có mâu thuẫn hiểu như sự đối lập, không cân xứng không hài hoà.

Có cái có thể gây cười (đối tượng) lại còn có chủ thể cuời. Đây là mặt thứ hai mặt chủ quan của cái hài, không có nó không có cái hài. Bản thân đối tượng cười không thể gây cười nếu chủ thể không thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích tại sao có nhiều người xem tranh biếm họa, tranh vui, đọc chuyện cười mà vẫn không cười, đến lúc hiểu ra thì mới bật cười. Cái hài do vậy là một kiểu nhận thức gắn với tiếng cười khi phát hiện ra những mâu thuẫn nào đó của sự vật hiện tượng ở góc độ thẩm mỹ.

Cái hài là những cái xấu không đành phận xấu, là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực mang ý nghĩa xã hội sâu sắc để phê phán cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩm mỹ nhất định.

2. Đặc điểm của cái hài

Nói như C. Mác con người có nhiều hình thức kế thừa và phủ định bản thân mình. Chính tiếng cười, sự hài hước, châm biếm, đả kích là một trong những phương tiện tự phát triển của con người dùng để từ giã quá khứ một cách vui vẻ.

Cái hài có những đặc điểm sau đây:

– Cái hài trước hết phải là cái xấu của con người hoặc con người có điểm xấu. Nói đến cái hài trước hết phải là cái xấu, không có nghĩa mọi cái xấu đều là yếu tố của cái hài. Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó có ý nghĩa xã hội về mặt thẩm mỹ. Ví dụ cái xấu của trong bước đi lạch bạch của con vịt, nhẩy chồm chồm của con cóc, nếu không liên quan gì đến tính cách của con người thì nó không phải là yếu tố của cái hài.

Cái hài là cái xấu thuộc về đạo đức, về đời sống, về lý tưởng xã hội thể hiện ở quan hệ thẩm mỹ. Thí dụ như tính hay xu nịnh, tính gia trưởng, trưởng giả, đua đòi, bon chen, tham ăn, tục uống, dối trá, lươn lẹo, tồn tại trong từng con người và cả trong các quan hệ xã hội, những tổ chức xã hội như sự dốt nát, thiếu dân chủ, thái độ quan liêu, hống hách, cửa quyền đều là những yếu tố góp phần tạo nên tổng thể của cái hài.

Cái xấu, cái đáng cười là chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến kinh tởm cũng là đối tượng của cái hài. Cho nên, Arixtốt cho rằng cái xấu đã đến mức đê tiện mà ai cũng biết, không giấu nổi thì nó không còn của tiếng cười hài hước, mà cái với tính cách là đối tượng của cái hài, tiếng cười thẩm mỹ của cái hài, thực ra chỉ là một bộ phận của cái xấu, lại không đành phận xấu, mặt khác nó cố tình che đậy bản chất bản chất xấu xa của nó.

– Cái hài là cái xấu đột lốt cái đẹp. Cũng như trên chúng ta đã phân tích không phải cái xấu nào cũng là yếu tố của cái hài. Sự tàn bạo, đê tiện và ghê tởm lại thuộc về các phạm trù chính trị, đạo đức. Cái xấu là yếu tố của cái hài là là cái xấu giả dạng cái đẹp, đột lốt cái đẹp, cái xấu chưa biết mình là xấu, đó mới là cái hài với tư cách là một phạm trù mỹ học.

Cái xấu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ một tên quan huyện ăn đút lót vẫn tưởng mình là thanh liêm và những kẻ xu nịnh cũng cho mình là thanh liêm. Một người tham quyền lực nhưng lại phê phán người khác hám danh. Một xã hội mất tự do nhưng luôn tô điểm những hình thức bên ngoài của biểu tượng tự do. Vì vậy, nhân tố mâu thuẫn là nhân tố cơ bản của cái hài và mâu thuẫn đó thể hiên như lời nói – việc làm, nội dung – hình thức phải có yếu tố che đậy, giấu diếm, ngộ nhận.

Cái xấu giả danh cái đẹp dù có ý thức hay vô ý thức đều đặt trên các vấn đề xã hội, ý nghĩa xã hội sâu rộng của nó. Chẳng hạn, nhân vật Đôngkisốt lại đưa một người nông dân Xangxô lên làm đảo trưởng khi mà xã hội đã có chủ nghĩa tư bản, có thị trưởng các thành phố, các đảo. Sự vô ý thức đầy lòng tốt của đôngkisốt lại phản ánh sự ngu dốt lịch sử đến cực độ của giai cấp nông dân tư hữu muốn làm cuộc cách mạng tư sản, đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến.

Thật mỉa mai trong cuộc sống thường nhật có những ngưới đàn bà bề ngoài tỏ ra mình cũng chính chuyên như ai, nhưng bên trong lại là kẻ ngoại tình phản bội chồng như cơm bữa và không quên một kẻ điếm đàng. Hơn nữa, sự điếm đàng được nhân danh bởi đức hạnh. Thậm chí, bởi cái hình hài tri thức có vẻ kiều diễm, cao sang. Chỉ biết rằng, họ không ngượng mồm khi khoe mẽ cái chính chuyên mà mình vốn không có để bẫy tình, bẫy người, bẫy cái sự đời ngang trái éo le.

Đời lẳng lơ có thiếu phụ chê chồng,

Đã mấy lần mê ái tình vụng trộm.

Mặc dư luận trêu ngươi cùng nhật nguyệt,

Cứ tồng ngồng rao bán cái chính chuyên.

Đời chính chuyên đi tìm cái chính chuyên,

Méo hay tròn nông sâu hay vô tận?

Chuyện tình riêng sao lòng ai uất hận,

Chuyện tình người sao nặng nỗi đa đoan?

(Đào Duy Thanh)

– Cái hài có yếu tố bất ngờ. Mâu thuẫn và sự xung đột trong cái xấu phát triển đến đỉnh cao rồi đột ngột bất ngờ bị phát hiện, bị bộc lộ, bị phơi bày bản chất của nó. Hay nói lại một cách khác một tình huống của cuộc sống của nghệ thuật điễn ra một cách căng thẳng giữa cái đẹp và cái xấu (trong bản thân cái xấu – cái xấu giả danh cái đẹp), cái xấu tưởng đã chiến thắng, bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại đúng lúc đó nó tạo nên yếu tố của cái hài. Có một truyện kể về Niutơn, vì quá bận trong công việc nên đôi khi ông cũng không để ý nhiều đến trang phục. Có lần do sơ xuất ông để chiếc khăn mùi xoa lòi ra khỏi túi quần ở chỗ đông người. Một kẻ ghen ghét, hám danh đã nhân sự việc này liền nói to: Xin mời mọi người hãy xem cái đuôi thông minh của nhà bác học đã lòi ra. Niutơn hóm hỉnh trả lời: Xin lỗi mọi người không phải như vậy, mà chính đó là cái nhìn của sự dốt nát.

Tính bất ngờ của cái hài đều gắn với tiếng cười đều xoáy vào những điểm yếu của con người và con người có điểm yếu. Ở đây cái hài sẽ có ý nghĩ thẩm mỹ xã hội sâu rộng nếu nó có tính giá trị nhân loại và văn hoá.

– Cái hài gắn với tiếng cười – tiếng cười tích cực. Cái hài có chủ thể là tiếng cười và tiếng cười là bộ phận tạo thành tính toàn vẹn của các yếu tố hài. Trong đó yếu tố bất ngờ và từ sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác đều hướng tới mục đích khêu gợi tiếng cười. Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là tiếng cười tích cực chống lại và phê phán cái xấu, cái thấp hèn ủng hộ cái đẹp, đón đỡ cái đẹp, xây dựng cái đẹp và khẳng định tính tất thắng của cái đẹp.

Tiếng cười thẩm mỹ của cái hài là cái cười của sự hài hước, dí dỏm, châm biếng, mỉa mai, đả kích, một cách nhẹ nhàng, thanh cao nhưng lại có một mạnh to lớn chống lại như thói hư tật xấu nói chung của con người.

Trong lịch sử mỹ học và nhất là mỹ học hiện đại, liên quan đến yếu tố cười của cái hài, ít nhiều, trực tiếp và gián tiếp đều gắn với yếu tố tục, – cái tục. Trong rất nhiều dạng của cái hài đều có sự đan xen một cách tinh tế tính bất ngờ pha trộn yếu tố dung tục. Người ta thường gắn cái hài với cái bộ phận sinh dục của con người để tìm ra tiếng cười. Trong đó có yếu tố thanh – tục – thanh. Chẳng hạn:

Trời cho cái mẽ bên ngoài

Để che đậy cái sơ sài bên trong!

(Tú Mỡ)

Như vậy, yếu tố tục có tham gia vào tiếng cười của cái hài, nó cũng có ý nghĩa tích cực nhất định, song nó không phải là yếu tố cơ bản, Nhiều sự tồn tại của cái hài không có yếu tố tục vào yếu tố bất ngờ, nhưng cái hài không thể không có yếu tố bất ngờ.

30 tháng 3 2016

Không biết sẽ thế nào nếu trên đời này không có tiếng cười? Không biết thế giới này sẽ như thế nào nếu mặt người nào cũng khó đăm đăm, buồn rười rượi? Nếu không có tiếng cười, chắc hẳn toàn thế giới sẽ là một cuộc chiến tranh, cả nhân loại sẽ đau buồn khôn cùng.

Không, không thể như thế được! Hãy giữ lấy tiếng cười! Hãy nâng niu chăm chút cho tiếng cười nở mãi, tươi thắm mãi, vang xa mãi. Mùa xuân! Mùa xuân lại càng cần có tiếng cười. Hơn bất cứ mùa nào, hơn bất cứ ở đâu, mùa xuân – mùa xuân đất Việt không thể thiếu vắng tiếng cười.

Cười là bản chất của loài người. Con người đã được mụ dạy cho biết cười, biết khóc từ thuở trong nôi. Cười là biểu hiện của tình thân, tình yêu thương, là niềm vui… ngay từ khi loài người chưa có tiếng nói thống nhất, chưa có chữ viết. Theo sự phát triển của xã hội, tiếng cười ngày càng đa dạng và phong phú. Không chỉ  là biểu hiện của tình thân thiện, tình yêu thương, tiếng cười – theo dòng lịch sử đã trở thành vũ khí sắc bén của con người trong cuộc sống, trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với mọi loại kẻ thù.

Cười làm cho người ta quên đi mọi nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống. Cười xua được nỗi buồn đi xa, gọi được niềm vui trở lại. Cười chiến thắng được khổ đau, chiến thắng được bệnh tật. Cái cười dưỡng nuôi ý chí, dưỡng nuôi niềm tin, tạo điều kiện cho con người vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, phấn đấu cho tương lai hạnh phúc của đời mình.

Một nhà văn đã nói: Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh. Tiếng cười là vũ khí của người anh hùng.

Thật vậy, tiếng đàn và tiếng cười của Thạch Sanh, ngựa sắt và tiếng cười của Thánh gióng, Hịch tướng sĩ và tiếng cười của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo và tiếng cười của Nguyễn Trãi, cọc Bạch Đằng và tiếng cười của Ngô Quyền, bước chân thần tốc và tiếng cười của quan quân Quang Trung Nguyễn Huệ trong lịch sử đã chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bản Tuyên ngôn Độc lập và tiếng cười của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những lời lẽ của chính nghĩa đanh thép của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở hội nghị Giơ ne vơ 1954, của Bộ trưởng Xuân Thủy và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ở Hội nghị Pari 1973 đã trở thành sức mạnh vô địch.

Sức mạnh quân sự của chiến tranh nhân dân và tiếng cười kháng chiến của quân dân ta đã đánh thắng hai đế quốc to, giành lại độc lập tự do, thống nhất cho non sông đất nước. 

Trong hòa bình, tiếng cười đã động viên khích lệ muôn triệu bàn tay hăng say cần mẫn xây dựng đất nước, thúc giục muôn triệu bàn chân vượt lên để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, vươn tới ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Trên mặt trận ngoại giao và trên thương trường quốc tế, tiếng cười biểu hiện tinh thần quốc tế, biểu hiện mối giao bang thân thiện láng giềng, mối giao bang hữu hảo giữa các dân tộc vì một thế giới hòa bình và phát triển, vì một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo, bệnh tật…

Trong bất cứ một việc công hay một việc tư nào của đời người, nếu ai không mang trong mình tình yêu và tiếng cười thì người ấy không thể thành công được. Dẫu có chịu khó mấy, tài giỏi mấy, kỳ công mấy, cẩn thận mấy, nhiều tiền lắm của mấy – nhưng không có tình yêu và tiếng cười – thì chắc hẳn sẽ thất bại.

Tiếng cười nuôi dưỡng ý chí, vun bồi nghị lực, củng cố lòng tin tăng thêm sức mạnh khích lệ con người đi lên, bước tới giành lấy những đỉnh cao của vinh quang và hạnh phúc.
24 tháng 6 2016

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh phải là kẻ biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân. Như nhà văn Nam Cao đã quan niệm: “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. “Kẻ mạnh” – hai tiếng tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực sự không mấy ai hiểu được trọn vẹn ý nghĩa sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình những phẩm chất gì ? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuộc sống này? Mạnh ở đây được hiểu theo nghĩa là mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống và sống có bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và thói ích kỉ của chính bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự, lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tì vết nào. Hai tiếng “kẻ mạnh” được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống như một tâm sự đau đớn của nhà văn trước thực trạng đạo đức suy thoái, ở đó người ta ghen ghét, cạnh khóe, đố kị nhau, ở đó người ta bán rẻ danh dự, nhân phẩm của mình vì những mục đích tầm thường. Trên hết người ta có thể dùng thủ đoạn để giành lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng – những thứ mà người ta tin rằng sẽ mang lại sức mạnh. Nhưng liệu sức mạnh có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp, hủy diệt kẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường? Chắc chắn là không. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ là chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình bằng thủ đoạn xấu. Kẻ chiến thắng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốn nhỏ nhen ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình. Là con người chắc hẳn ai cũng đã có lúc bị những cám dỗ trong cuộc sống khiến mình phân vân như đứng trước ngã ba đường. Nhưng kẻ mạnh mẽ là kẻ không để những cám dỗ – phần xấu trong con người mình điều khiển, sai khiến để đi vào con đường bất lương, con đường mà một khi đã dấn thân thì không còn có thể quay lại được. Thực tế vẫn có những kẻ luôn tự dối lừa mình để lấp liếm bản chất xấu xa, nhỏ nhen, ích kỉ. Và họ tìm mọi cách để đánh bại kẻ khác dù bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất để che đậy bản chất yếu đuối của mình. Những con người như vậy thường dễ ngủ quên trên chiến thắng và bị đánh bại. Một khi đã bị đánh bại họ sẽ lộ rõ bản chất yếu đuối của mình và không có đủ nghị lực để đứng dậy và bước tiếp. Do đó ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ” Sức mạnh của con người chỉ có thể có được từ lòng nhân ái, đức hi sinh trong cuộc sống. Giống như người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì có thể chịu đưng được đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha, sự nhân hậu, sẵn sàng chịu đựng được tất cả vì con cái – những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói Nam Cao là một nhà văn thích triết lí và những triết lí của ông mang một ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Quan niệm này cũng vậy, một triết lí làm người vô cùng đúng đắn được đưa ra từ một điều tưởng chừng như một nghịch lí của cuộc sống. Nó không chỉ có ý nghĩa trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa cho tới tận hôm nay. Như chúng ta đã biết, trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, có không ít người vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác, chiếm đoạt những thứ không phải của mình có khi bằng những thủ đoạn vô cùng xấu xa hèn hạ. Hiểu được quan niệm của Nam Cao cũng đồng nghĩa ta thấy được sức mạnh của lòng nhân ái, từ đó phê phán một cách nghiêm khắc lối sống ích kỉ. Đồng thời cần đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng dám hi sinh lợi ích của bản thân cho người khác. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra là: Vậy, những biểu hiện nào của lối lống “giẫm lên vai người khác” mà ta cần lên án? Tục ngữ có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, chỉ những kẻ sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lưới công lí. Và thực lế trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều người như vậy – những con người thích dùng tiền để đoạt lấy lợi ích cho mình. Đặc biệt vấn nạn chạy chọt đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong đời người xã hội hiện nay. Người ta chạy chọt từ những việc nhỏ như xin biển số xe đẹp, xin không bị giữ xe khi vi phạm luật giao thông cho đến việc xin điểm,xin việc.. Dường như xã hội hiện nay đâu đâu cũng hiện lên chữ “xin”. Xin xỏ, hối lộ đang trở thành một căn bệnh thâm căn cố đế trong con người Việt Nam, gây suy thoái nghiêm trọng đạo đức của con người. Chúng ta ngày càng nhìn thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí: những kẻ tham ô hàng nghìn tỉ đồng, những kẻ lén lút xả nước thải xuống sống trong suốt nhiều năm liền… Chúng ta phán những kẻ dùng sức mạnh đồng tiền để lấn át công lí nhưng cũng không thể không lên án những kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh” mà phản bội trách nhiệm mà xã hội giao phó cho họ. Không chỉ có vậy, “giẫm đạp trên vai người khác” còn có thể hiểu là một lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích nhân như trong câu tục ngữ “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo”, vì muốn phục vụ cho lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết thiên văn vĩ đại Brunô – người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa bạo tàn. Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây một cuộc cách mạng trong nhận thức của loài người. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại, thiêu rụi chân lí. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang từng ngày gieo rắc tai họa khắp nơi trên thế giới, đang lên tiếng thách thức tất cả chúng ta. Rồi những vụ giết người vô cùng man rợ xuất hiện khắp nơi cảnh báo về sự suy thoái đến mất hết nhân tính của con người. Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối sống vụ lợi, ích kỉ đặc biệt nhiều trong giới trẻ hiện nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình suốt ngày chỉ vùi đầu vào những trò chơi vô bổ, những trang web đen trên mạng internet. Nhưng điều đáng nói là nhân cách một số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong các game Online, dẫn tới nhiều vụ cướp của thậm chí là đâm chém của học sinh. Đó là biểu hiện của một lối sống ươn hèn, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí để vươn lên. Thiết nghĩ quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay. Bởi sức mạnh của lòng nhân ái không chỉ đến với những người cần ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khởi để bắt đầu một ngày mới với một sức mạnh mới để vươn lên một tầm vóc mới. Đó là cội nguồn của sức mạnh chân chính.

 

24 tháng 6 2016

e ms lp 7 ak chj

23 tháng 10 2023

1.

Mở bài: Giới thiệu cây hoa

- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương

- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời

- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em

Thân bài:

- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em

- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm

- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ

- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách

Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa

- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn

- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
2. 

Mở bài: Giới thiệu cây hoa

- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương

- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời

- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em

Thân bài:

- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em

- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm

- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ giống như ông mặt trời đang tỏa nắng

- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách

Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa

- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn

- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn

6 tháng 5 2022

tk

Dàn ý Giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương Dàn ý Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương mẫu 1

a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

-  Giải thích các khái niệm

“Nhiều điều” chính là một tấm vải lụa có màu đỏ, thường dùng để phủ lên gương, vừa để trang trí lại tránh được bụi bẩn bám vào mặt gương.“Giá gương” chính là cái giá đỡ của tấm gương, tấm nhiễu điều phủ che chắn cho giá gương.

- Giải thích ý nghĩa của câu nói

Nghĩa đen: lấy tấm nhiễu điều để làm đẹp, bảo vệ bao bọc cho giá gươngNghĩa bóng: tinh thần đoàn kết, yêu thương và tương trợ lẫn nhau

- Khẳng định mối quan hệ giữa người trong một quốc gia, dân tộc

Phải biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhauĐoàn kết chính là sức mạnh giúp vượt qua mọi khó khăn, đánh thắng mọi kẻ thù

c. Kết bài: Khẳng định giá trị ý nghĩa của câu nói, rút ra bài học nhận thức và hành động

8 tháng 6 2020

Trong muôn vàn tình thân yêu của Người dành cho Nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên nhi đồng. Thiếu niên và nhi đồng luôn luôn được Bác Hồ dành cho một tình thương yêu đặc biệt. Tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên nhi đồng cả nước, là di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta. 

Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.

Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”...

Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong tháng 5 năm 1961, Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh

Thật thà dũng cảm”

Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25 tháng 8 năm 1950, Bác Hồ viết: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả”.

Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 01/6 nhắc nhủ người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”.

Ba tháng trước ngày đi xa, Bác lại viết bài: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” in trên báo Nhân dân. Bác viết: “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”.

Bạn thông cảm nếu giờ mà viết vậy lâu lắm =='

Tham khảo : 

Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung.Những tình cảm ấy của Bác đối với dân tộc đã khiến nhà thơ Tố Hữu phải thốt lên: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế. Ôm trọn non sông mọi kiếp người”. Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người” có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Sinh thời Bác từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác Hồ bón cơm cho em nhỏ, hình ảnh Người vui Tết Trung thu với các em thiếu niên, nhi đồng thật gần gũi, giản dị mà chan chứa yêu thương! Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu... mãi mãi khắc sâu, trở tài sản vô giá đối với thế hệ măng non nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.   

Trước cảnh “vận nước gian nan”, Người đã đau lòng tận mắt chứng kiến cảnh: “Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/ Học hành, giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa. Sức còn yếu, tuổi còn thơ. Mà đã khó nhọc cũng như người già. Có khi lìa mẹ, lìa cha. Đi ăn ở với người ta bên ngoài...”. Vì vậy, cùng với quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tháng 7-1926, Bác đã có ý định gửi một số thiếu nhi tiêu biểu - lực lượng cách mạng kế cận, chủ nhân tương lai của đất nước - sang đào tạo ở Liên Xô. Trước khi đưa các em sang, Bác quan tâm đến một vấn đề rất nhỏ là khí hậu vì thiếu nhi Việt Nam đã quen với khí hậu khô nóng. Người đã hỏi các bạn Liên Xô rằng đến tháng nào thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu rét? Bác lo các em không dễ thích nghi vì “Tuyết Mát-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần”! Khi trở về Pác Pó - Cao Bằng hoạt động, trong các bài thơ vận động cách mạng, thiếu nhi là đối tượng được Bác Hồ quan tâm đặc biệt: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan/ Chẳng may vận nước gian nan/ Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng…”. Bác luôn dành tình thương yêu đặc biệt, động viên thế hệ măng non của đất nước qua các lá thư nhân ngày Quốc tế thiếu nhi: Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới. Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô... Nhưng nước Việt Nam ta, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Cho nên, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến. Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng.“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây. Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”.   

Trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày Tết Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác đã bày tỏ tình cảm của mình đối với thiếu nhi bằng lời lẽ rất giản dị, thắm đượm tình thương yêu: “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? Bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”. Hay “Trung thu trăng sáng như gương/Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”… Bức thư đã thể hiện được sự quan tâm, thương yêu hết mực của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ thơ - chủ nhân tương lai của đất nước.   

Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Dàn ý Nêu được vấn đề cần nghị luận,bày tỏ ý kiến - Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) - Bình luận và...
Đọc tiếp

Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Dàn ý Nêu được vấn đề cần nghị luận,bày tỏ ý kiến - Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) - Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ. (Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ.... Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt...; Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực...(dẫn chứng) ). - Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn... - Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp... - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

0
19 tháng 10 2023

a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.

b. Thân bài: Miêu tả cây mít

* Miêu tả khái quát:

- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.

- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.

- Cây thuộc giống mít mật.

- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê

* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:

- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.

 - Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.

- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.

- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.

- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.

- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon

* Hoạt động của em cùng cây mít:

- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.

- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.

- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.

Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý 

27 tháng 10 2021

Có thời gian viết cái này chắc bạn có đủ thời gian viết đủ bài này r nhỉ :)))