Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ câu 27 đến câu 31
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.”
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
Câu 28: Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn trên là:
A. Nhân hóa, so sánh B. So sánh, điệp ngữ
C. Nhân hóa, điệp ngữ D. Nhân hóa, hoán dụ
Câu 29: Trong đoạn văn trên có mấy cụm danh từ?
A. 5cụm danh từ B. 6 cụm danh từ
C. 7 cụm danh từ D. 8 cụm danh từ
Câu 30: Câu văn: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.” mở rộng thành phần nào?
A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ
C. Bổ ngữ D. Vị ngữ
Câu 31: Cô Tô là quần đảo thuộc địa phương nào?
A. Vũng Tàu B. Quảng Ninh
C. Nghệ An D. Hải Phòng
Câu 32: Văn bản “Cô Tô” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Tháng 4 – 1976 nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
B. Tháng 6– 1974 nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
C. Tháng 2 – 1976 nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
D. Tháng 4 – 1975nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
Câu 33: Tính từ chỉ màu sắc nào không được sử dụng trong đoạn đầu bài kí?
A. Xanh mượt B. Hồng tươi
C. Lam biếc D. Vàng giòn
Câu 34: Trong văn bản “Cô Tô”, hình ảnh mặt trời mọc được ví với:
A. Một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh
B. Một cái đĩa bạc từ từ tiến ra
C. Lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn
D. Một quả cầu lửa.
Câu 35: Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?
A. Rực rỡ và tráng lệ B. Duyên dáng và mềm mại
C. Dịu dàng và bình lặng D. Hùng vĩ và lẫm liệt
Câu 36: .Cảnh sinh hoạt của con người Cô Tô được miêu tả thế nào?
A. Êm ả, bình lặng B. Hối hả, vội vã
C. Hân hoan, vui vẻ D. Khẩn trương, thanh bình
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 37 đến câu 40:
“Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.”
(Theo https://tuoitre.vn/, ngày 02/7/2004)
Câu 37: Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai
B. Ngôi thứ ba D. Không xác định được ngôi kể
Câu 38: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để xây dựng nhân vật trong văn bản trên?
A. So sánh B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 39: Theo em “mặt trời nung đốt”, “những va đập”, “lăn lộn” trong đoạn văn trên tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống con người?
A. Những niềm vui, nụ cười, trải nghiệm.
B. Những nỗi đau buồn, khó khăn, trải nghiệm
C. Những khó khăn, thử thách, trải nghiệm.
D. Những thử thách, khó khăn và niềm vui
Câu 40. Ý nào nói đúng về bài học em rút ra được sau khi đọc đoạn văn bản trên?
A. Sự trưởng thành sẽ làm cho con người có được niềm vui và hạnh phúc.
B. Để trưởng thành con người cần phải siêng năng, kiên trì.
C. Để trưởng thành con người cần phải học hành chăm chỉ
D. Để trưởng thành con người cần phải có quá trình tôi luyện lâu dài vượt qua những khó khăn, thử thách.
Bóng tre/ trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng /mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta/ gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam/ dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre/ ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu/ giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre/ là cánh tay của người nông dân.
Bóng tre // trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa// cổ kính.
CN VN CN VN
Dưới bóng tre xanh, ta// gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam// dựng nhà
CN VN CN VN
dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre// ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu// giúp người trăm nghìn công
CN VN CN VN
việc khác nhau. Tre// là cánh tay của người nông dân.
CN VN