Trình bày những nét chính về diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 - 3 đến ngày 24 - 3)
- Ngày 4 - 3 - 1975 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và KonTum.
- Ngày 10 - 3 - 1975 bất ngờ đánh mạnh ở ở Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi.
- Ngày 12 - 3 - 1975, địch phản động chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.
- Đến ngày 24 - 3 - 1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 - 3 đến 29 - 3 - 1975)
- Ngày 21 - 3 - 1975, ta đánh thẳng vào căn cứ của địch, hình thành thế bao bây thế trận trong thành Huế.
- Ngày 26 - 3 - 1975 giải phóng hoàn toàn thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- Ngày 29 - 3 - 1975, toàn bộ thành phố Đà Nẵng được giải phóng.
- Cuối tháng 3, đầu tháng 4 các tỉnh còn lại ở miền Trung, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ được giải phóng.
* Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 - 4 đến 30 - 4)
- Ngày 26 - 4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân tiến vào Sài Gòn chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
- Ngày 30 - 4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.
- Ngày 2 - 5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.
* Nguyên nhân :
- Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng ở miền Nam, Tây Nguyên được xem là 'nóc nhà' của miền Nam. Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ miền Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên cả ta và địch đều muốn chiếm giữ.
- Mặc dầu Tây Nguyên là một vị trí chiến lược quan trọng, nhưng do địch chủ quan cho rằng, ta không thể đánh Tây Nguyên nên chúng tập trung lực lượng ở đây mỏng và bố trí phòng thủ nhiều sơ hở.
* Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên :
- Thực hiện kế hoạch, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên. Trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuật ngày 10/3/1975 đã giành thắng lợi. (Trước đó, ngày 4/3, quân ta đánh nghi binh ở Playcu và Kontum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó.) Ngày 12/3/1975, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuận nhưng không thành.
- Sau hai đòn ở Buôn Ma Thuật (vào ngày 10 và 12/3), hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển,quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
- Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân Tây Nguyên về giữ vững duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy chúng bi quân ta truy kích tiêu diệt.
- Đến ngày 24/3/1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn giải phóng.
* Ý nghĩa :
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
- Diễn biến: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân (đêm 30 rạng sáng 31-1-1968). Tại Sài Gòn, Quân giải phóng đã tiến công các vị trí đầu não như tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc lập...
- Ý nghĩa: làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh, tức thừa nhận thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc và buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri.
Đáp án D
Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, tất cả các chiến trường ở miền Nam đều hoạt động đánh địch mạnh để nghi binh và chuẩn bị phối hợp. Khi Tây Nguyên nổ súng, các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương và quần chúng ở các tỉnh Trị - Thiên – Huế, Quảng – Đà đã đẩy mạnh hoạt động ở địa phương, kìm chân địch không cho chúng kéo về ứng cứu Tây Nguyên, đánh bại chúng, giải phóng Quảng Trị, đồng thời tạo thế bao vây và cô lập Huế, Đà Nẵng... Kết hợp tiến công và nổi dậy, chiến trường chính với chiến trường phụ, đánh địch cả trước mặt lẫn sau lưng, chính là đỉnh cao của nghệ thuật phối hợp chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực với chiến tranh nhân dân ở các địa phương của Đảng ta.
Đáp án D
Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, tất cả các chiến trường ở miền Nam đều hoạt động đánh địch mạnh để nghi binh và chuẩn bị phối hợp. Khi Tây Nguyên nổ súng, các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương và quần chúng ở các tỉnh Trị - Thiên – Huế, Quảng – Đà đã đẩy mạnh hoạt động ở địa phương, kìm chân địch không cho chúng kéo về ứng cứu Tây Nguyên, đánh bại chúng, giải phóng Quảng Trị, đồng thời tạo thế bao vây và cô lập Huế, Đà Nẵng... Kết hợp tiến công và nổi dậy, chiến trường chính với chiến trường phụ, đánh địch cả trước mặt lẫn sau lưng, chính là đỉnh cao của nghệ thuật phối hợp chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực với chiến tranh nhân dân ở các địa phương của Đảng ta.
Đáp án D
Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên, tất cả các chiến trường ở miền Nam đều hoạt động đánh địch mạnh để nghi binh và chuẩn bị phối hợp. Khi Tây Nguyên nổ súng, các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương và quần chúng ở các tỉnh Trị - Thiên – Huế, Quảng – Đà đã đẩy mạnh hoạt động ở địa phương, kìm chân địch không cho chúng kéo về ứng cứu Tây Nguyên, đánh bại chúng, giải phóng Quảng Trị, đồng thời tạo thế bao vây và cô lập Huế, Đà Nẵng... Kết hợp tiến công và nổi dậy, chiến trường chính với chiến trường phụ, đánh địch cả trước mặt lẫn sau lưng, chính là đỉnh cao của nghệ thuật phối hợp chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực với chiến tranh nhân dân ở các địa phương của Đảng ta
Đáp án B
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là: lựa chọn đúng địa bản và chủ động tạo thời cơ tiến công. Sau khi giải phóng Phước Long (6-1-1975), thấy rõ khả năng suy giảm của quân ngụy và khả năng khó quay lại của quân Mỹ, chớp thời cơ thuận lợi đó, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Chiến dịch Tây Nguyên:
+ Thời cơ đánh trận mở màn then chốt chiến dịch, trận Buôn Ma Thuột, để giữ vững quyền chủ động, ta thực hiện nghi binh, cô lập địch ở Buôn Ma Thuột, vây chặt tập đoàn chủ yếu của địch ở bắc Tây Nguyên, không cho chúng tăng cường, ứng cứu Buôn Ma Thuột một cách dễ dàng, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho ta triển khai lực lượng. Sau khi tạo ra thời cơ mới, rạng sáng 10-3-1975, ta nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột. Địch chưa kịp trở tay, phán đoán, hành động, thì trưa 11-3 ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột.
+ Chủ động tạo ra thời cơ mới, gây cho địch khó khăn mới, buộc chúng phải phạm sai lầm mới. Chính những sai lầm mới của địch lại tạo ra thời cơ mới cho ta. Tình huống và thời cơ đánh địch phản kích đã được dự kiến trong kế hoạch chiến dịch và xuất hiện đúng như ta đã dự kiến. Vì vậy, ta đã biến thời cơ thuận lợi đó thành kết quả thắng lợi giòn giã, đánh bại hoàn toàn cuộc phản kích của Sư đoàn bộ binh 23 và Liên đoàn biệt động 21 (từ ngày 12 đến 18-3) đập tan hy vọng giành lại Buôn Ma Thuột, đẩy địch vào những sai lầm nghiêm trọng hơn, đó là rút bỏ Tây Nguyên vào ngày 15-3-1975. Tình huống mới, thời cơ mới lại xuất hiện, lực lượng rút chạy là lực lượng lớn nhất, đông nhất của Quân đoàn 2 ngụy, gồm phần lớn các đơn vị chủ lực của địch. Nắm thời cơ đó, từ ngày 16 đến 24-3, ta mở cuộc truy kích thần tốc tiêu diệt toàn bộ địch rút chạy trên đường số 7, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: trên cơ sở phương án đã chuẩn bị, nắm vững thời cơ, các đơn vị của Quân đoàn 2, Quân khu Trị Thiên, nhanh chóng phát triển tiến công tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 1 ngụy, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 và các đơn vị bộ binh, binh chủng của địch, giải phóng thành phố Huế (10 giờ ngày 25-3) và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh: Sau thắng lợi Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế – Đà Nẵng, thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến, ta đã chủ động tạo thế và thời cơ cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, tư tưởng chỉ đạo là: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Chiều 28-4, các sư đoàn địch phòng ngự ở vòng ngoài đã bị ta tiêu diệt và làm tan rã. Từ sáng 29 đến 30-4, các cánh quân ta trên các hướng đồng loạt tiến công vào nội đô. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi
- Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4-3 đến 24-3) :
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ, nhưng địch ở đây nhận định sai hướng tiến công của quân ta và có nhiều sơ hở.
Ngày 10-3-1975, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột trận then chốt mở màn chiến dịch và giành thắng lợi (trước đó ngày 4-3 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum).
Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.
Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3) :
Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
Ngày 21-3-1975, quân ta đánh thắng vào căn cứ địch ở Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3 quân ta tiến vào cố đô Huế, đến ngày 26-3, ta giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
Đà Nẵng, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn rơi vào thế cô lập. Sáng ngày 29-3-1975, quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, 3 giờ chiều ta giải phóng toàn bộ Đà Nẵng.
Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương và quân chủ lực, đã nổi dậy dánh địch, giành quyền làm chủ.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4 đến 30-4) :
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến” quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975); chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
17 giờ ngày 26-4-1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phóng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa lên giữ chức Tổng thống Sài Gòn ngày 28-4 đã phải đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại thừa thắng, nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy, theo phương thức "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh". Ngày 2-5, Châu Đốc, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
Câu trả lời của bạn sẽ bị xóa vì sao chép trên mạng. Link : https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-12/trinh-bay-nhung-net-chinh-ve-dien-bien-cuoc-tong-tien-cong-va-noi-day-mua-xuan-1975-faq41353.html