Trình bày những mặt tích cực và tồn tạo trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau đổi mới ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Mặt tích cực:
- Cán cân xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi: Sau nhiều năm nhập siêu, vào năm 1992 lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, nước ta lại tiếp tục nhập siêu nhưng về bản chất khác xa với nhập siêu của trước thời kỳ Đổi mới.
- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng nhanh.
- Thị trường mua bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa - đa phương hóa. Ngoài các thị trường truyền thống (Nga và Đông Âu), nước ta đã tiếp cận được nhiều thị trường mới. Hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Trong hoạt động xuất nhập khẩu có những đổi mới về cơ chế quản lý. Đó là việc mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương. Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách.
* Tồn tại:
- Nước ta vẫn nhập siêu.
- Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn hoặc phải nhập nguyên liệu.
Gợi ý làm bài
-Tình trạng nhập siêu kéo dài.
-Khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
a) Những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì Đổi mới
* Toàn ngành
- Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa
- Việt Nam đã gia nhập WTO và có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
- Cán cân xuất nhập khẩu tiến đến cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới
* Xuất khẩu :
- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng; các mặt hàng xuất khẩu đa dạng (hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản)
- Thâm nhập và đứng được ở một số thị trường lớn trên thế giới (Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.)
* Nhập khẩu :
- Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu
b) Trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu vì : Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở nước ta đòi hỏi phải nhập khẩu với số lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu, tư liệu sản xuất,...
Gợi ý làm bài
*Toàn ngành:
-Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
-Cán cân xuất nhập khẩu tiến đến cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới.
*Xuất khẩu:
-Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.
-Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiộp, hàng nông, lâm, thủy sản.
-Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.
*Nhập khẩu:
-Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh.
-Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
-Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.
TK:
Sử dụng lao động
- Đặc điểm:
+ Lao động nước ta chủ yếu đang hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn đang diễn ra.
- Xu hướng:
+ Số lao động có việc làm tăng lên.
+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.
-> Thay đổi phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước hiện nay.
a) Xuất khẩu :
- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng
- Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản
- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
b)Nhập khẩu
- Kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng nhanh
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ hàng tiêu dùng
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.
* Vai trò:
- Kinh tế đối ngoại nước ta gồm 5 hoạt động chính. Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư hợp tác quốc
tế, hoạt động hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thu đổi tiền ngoại tệ, bán hàng
lưu niệm bằng tiền nước ngoài... Phát triển các hoạt động này trước hết là để làm tăng thêm các nguồn ngoại tệ cho cả nước.
- Phát triển kinh tế đối ngoại là để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu nhờ vậy mà nước ta có thể xuất khẩu được nhiều đặc
sản đổi lấy ngoại tệ và cũng nhập được nhiều thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.
- Là để cho thế giới xích lại gần ta củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc giữa nước ta với thế giới, cũng là để
nhân dân ta tiếp thu được tinh hoa văn hóa của thế giới tạo cơ hội hội nhập với nền văn minh quốc tế.
- Phát triển kinh tế đối ngoại cũng là góp phần củng cố an ninh và hòa bình ở khu vực Đông nam á và thế giới.
* Đổi mới (chuyển biến) kinh tế đối ngoại từ năm 1988 tới nay.
- Đổi mới về hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu.
+ Hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta trước năm 88 kém phát triển mà mới chỉ giới hạn phát triển với các
thị trường Liên Xô cũ và các nước đông âu. Nhưng từ năm 88 đến nay hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu được chuyển biến
trước hết là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước đều tăng dần nhưng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn nhập khẩu
dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng tiến tới cân đối và biểu hiện qua các số liệu sau:
Cán cân xuất nhập khẩu.Đơn vị triệu rúp - đô la
Năm cán cân
1988 - 1718,2
1989 - 619,8
1990 - 384,4
1992 + 40
2995 - 2706
Qua số liệu cho thấy trước năm 1992 cán cân xuất nhập khẩu của chúng ta đều mất cân đối lớn và đều đạt trị số âm do ta
mới bước đầu đổi mới nên hoạt động xuất khẩu chưa mạnh nhưng nhập khẩu rất mạnh vì cần có công nghệ tiên tiến.
Cán cân xuất nhập khẩu đạt mức cân đối lớn thể hiện rõ nhất vào năm 1992 nhưng đến năm 1995 cán cân xuất nhập khẩu lại
mất cân đối lớn vì trong công cuộc đổi mới ta phải nhập nhiều thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến rất tiên tiến nhưng giá trị các mặt
hàng xuất khẩu của ta nhìn chung rất rẻ tiền chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản. Nhưng nhìn chung nhờ công cuộc đổi mới nên nhìn
chung cán cân xuất nhập khẩu của cả nước ta đang dần tiến tới cân bằng.
- Đổi mới của hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu theo xu hướng là mở rộng thì thị trường xuất nhập khâủ ra toàn thế
giới mà biểu hiện qua số liệu sau:
Thị trường xuất khẩu (%)
1991 1995
1) Châu á 74 79
2) Châu Âu 18 15
3) Châu Mỹ 5 3
4) Châu Phi 1 1
5) úc và Đại dương 2 2
Qua số liệu trên ta thấy trước hết thị trường xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng mở rộng vì nếu như trước năm 1990 thị
trường xuất nhập khẩu giới hạn chủ yếu ở các nước thuộc khu vực 1 thì từ năm 91 tới nay thị trường xuất nhập khẩu trong nước ta
đã lan ra toàn thế giới.
Tỷ trọng XNK mặc dù vẫn chiếm tỷ lệ lớn thuộc lĩnh vực châu á và châu Âu nhưng tỷ lệ trong xuất nhập khẩu ở châu á có
xu hướng tăng dần và giảm dần ở châu Âu còn các nước châu Mỹ, châu Đại Dương vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có cũng thể
hiện là trong quan hệ ngoại thương xuất nhập khẩu ở nước ta có nhiều đổi mới đã mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang cả Châu
Mỹ, CHâu Phi đặc biệt là Châu Mỹ. Sự đổi mới đó là nhờ vào đường lối mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế cùng với chính sách mở
cửa của Đảng và nhà nước ta.
- Đổi mới về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.
Nếu như trước năm 88 ta vẫn sử dụng cơ chế bao cấp để thực hiện hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì sau năm 88 ta
đã xoá bỏ cơ chế bao cấp thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu. Đồng thời nếu như Nhà nước
độc quyền bởi hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu thì nay Nhà nước đã mở rộng quyền xuáat nhập khẩu cho các địa phương và
cả tư nhân. Nhờ vậy mà đã lôi cuốn mọi tầng lớp xã hội tham gia hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu mà Nhà nước chỉ quản lý
hoạt động này bằng pháp luật.
- Đổi mới về cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Nếu như trước năm 88 các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nông lâm thuỷ hải sản và các loại khoáng sản thô như than
đá, dầu thô, thiếc thỏi... rất rẻ tiền còn các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và số ít là phương tiện kỹ thuật. Nhưng từ
năm 90 đến nay thì trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ngoài nông lâm thuỷ hải sản, khoáng sản còn có các mặt hàng tiêu dùng,
hàng dệt may, giày da... và đặc biệt đã có nhiều thiết bị công nghệ, nhiều phụ tùng linh kiện máy móc còn mặt hàng nhập khẩu của
ta chủ yếu là mặt hàng thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa.
+ Tuy vậy hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của nước ta vẫn còn nhiều tồn tại.
. Cán cân xuất nhập khẩu vẫn còn mất cân đối.
. Thị trường xuất nhập khẩu chưa ổn định rất bấp bênh.
. Giá trị mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là những sản phẩm thô rẻ tiền chất lượng thấp.
. Đối tác với thị trường nước ngoài mất ổn định chưa hội nhập vì hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn ảnh hưởng bởi cơ chế
bao cấp.
- Đổi mới về hợp tác đầu tư quốc tế.
+ Hoạt động đầu tư quốc tế trước năm 90 của nước ta chủ yếu chỉ được phát triển với Liên Xô cũ và 1 số nước XHCN Đông
âu cũ nên hiệu quả thấp. Ngày nay hoạt động đầu tư quốc tế không những duy trì thị trường cũ (các nước trong khu vực 1) mà còn
mở rộng thêm các nước thuộc khu vực 2, 3 đặc biệt với các nước tư bản. Cho nên cuối năm 90 (sau 1 năm đổi mới và hoạt động đầu
tư hợp tác) thì có 80% tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam là của nước ngoài.
+ Tính đến năm 94 nước ta đã ký được khoảng 1 nghìn dự án hợp tác đầu tư quốc tế với tổng số vốn khoảng 10 tỉ đô la,
trong đó có khoảng 600 dự án đang được triển khai. Dự tính 600 dự án này mà được triển khai, thực thi mạnh mẽ sẽ đem lại cho
Việt Nam lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng.
+ Dự tính sau năm 2000 nước ta muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp đôi thời kỳ trước năm 2000 thì cần phải có số vốn
khoảng 40 tỉ USD nhưng trọng đó 1/2 phải là số vốn của nước ngoài. Ta muốn đạt được mục tiêu này phải thực hiện triệt để chính
sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ của các tổ chức vay vốn quốc tế, đó là viện trợ phát
triển chính ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Nhờ đường lối đổi mới toàn diện xã hội nên triển vọng của hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng và đó là cơ sở tạo ra
nguồn vốn ngoại tệ mạnh phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa nhanh chóng.
Tuy vậy hoạt động đầu tư quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại điển hình là hiệu quả đầu tư còn thấp mà hoạt động đầu tư quốc tế
mới chỉ giới hạn trong 1 số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Đổi mới về hợp tác lao động quốc tế.
+ Hoạt động hợp tác lao động quốc tế trước năm 90 phát triển mạnh và với qui mô lớn với các nước Liên Xô cũ và các nước
XHCN Đông Âu nhưng hoạt động này thực chất hiệu quả thấp, gây nhiều tiêu cực và nó đã bị ngưng trệ cùng với sự sụp đổ của
Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu.
+Ngày nay ta đã đổi mới hoạt động này với thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là với các nước Châu á, TBD như Đài
Loan, Hàn Quốc... 1 số nước Châu Phi.
+ Thị trường xuất nhập khẩu lao động nước ta hiện nay có 30 nước khác nhau và đang có xu thế phát triển mạnh hơn nhờ
chính sách mở rộng hợp tác quốc tế. Nhưng hoạt động này vẫn còn nhiều tồn tại lớn vì chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao tay
nghề thấp. Hoạt động này đã đem lại nhiều ưu việt trước hết là nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam và cũng góp phần
nâng cao dân trí và tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động Việt Nam. Tính đến năm 94 ta có khoảng 2% tổng nguồn lao động là ở
diện xuất khẩu đi nước ngoài.
- Đổi mới về hoạt động du lịch quốc tế.
Trước năm 90 hoạt động du lịch quốc tế hầu như chưa phát triển vì ta chưa thực hiện chính sách mở cửa mà du lịch quốc tế
mới ban đầu được phát triển từ năm 90 (năm du lịch cả nước). Sau năm 90 đến năm 92 ta đã đón được 34 vạn khách quốc tế, 93 đón
được 44 vạn, đến năm 94 ta đón được 1 triệu khách quốc tế.
Du lịch quốc tế ở nước ta còn nhiều khả năng phát triển mạnh vì nước ta có tài nguyên du lịch cả về tự nhiên lẫn văn hóa
lịch sử nhân văn rất đa dạng và hấp dẫn khách quốc tế điển hình về tự nhiên ta có di sản tự nhiên quốc tế và Vịnh Hạ Long, về di
sản văn hóa ta có phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn đặc biệt ta có nền văn hóa VN đậm đà, độc đáo và giàu bản sắc.
+ Tuy vậy hoạt động du lịch quốc tế vẫn còn nhiều tồn tại vì cơ sở VCHT còn nghèo nàn lạc hậu, giá cả chưa hợp lý, đặc
biệt trình độ quản lý tổ chức, hướng dẫn du lịch còn thấp.
- Còn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như thu đổi tiền ngoại tệ, bán hàng lưu niệm bằng tiền nước ngoài... thì cũng
được đổi mới mạnh mẽ cùng với sự đổi mới của các hoạt động kinh tế đối ngoại trên.
a) Tích cực
- Thị trường :
+ Mở rộng theo hướng đa dạng, đa phương hóa
+ Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
- Quy mô : Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng nhanh đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống. Kim ngạch xuất, nhập đều tăng phản ánh sự phát triển của đất nước.
- Cơ cấu mặt hàng
+ Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng, chất lượng ngày càng cao
+ Các mặt hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước
b) Tồn tại : Tình trạng nhập siêu kéo dài; kha năng cạnh tranh còn hạn chế