Hướng dẫn soạn bài " Chiếc lá cuối cùng" - O Henri - Văn lớp 8
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn soạn bài " Ôn dịch, thuốc lá" - Văn lớp 8
I.Tìm hiểu chung:
1.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:
- Bố cục: Gồm 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu ... nặng hơn cả AIDS
=>Thông báo
+ Phần 2: Tiếp ... con đường phạm luật
=>Tác hại
+ Phần 3: Còn lại
=>Kiến nghị
- Phương thức: thuyết minh
- Nhan đề: có dấu phẩy để nhấn mạnh, gây ấn tượng và có thể hiểu đó như là tiếng chửi rủa.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Thông báo về nạn dịch:
- Nghệ thuật: lập ý theo lối gián tiếp: từ xa đến gần, biện pháp so sánh
=>Qua đó, chúng ta thấy ôn dịch, thuốc lá đang đe dọa tới sức khỏe của con người – đó chính là một hiểm họa to lớn.
2.Tác hại của thuốc lá:
a. Tác hại đối với sức khỏe con người”
* Đối với người hút: gây ra nhiều bệnh tật
* Đối với người xung quanh: thuốc lá rất độc hại đối với những người xung quanh đặc biệt là thai nhỉ và trẻ nhỏ.
b. Tác hại tới đạo đức con người:
- Ăn trộm
- Nghiện thuốc lá -> Ma túy
=>Thuốc lá hủy hoại lối sống nhân cách của con người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.
3. Kiến nghị chống thuốc lá:
- Với các biện pháp đưa ra ví dụ, số liệu và phương pháp so sánh từ đó tác giả muốn nói lên chiến dịch chống hút thuốc lá trên thế giới.
- Từ đó, khiến người đọc tin ở chiến dịch chống thuốc lá, hành động không hút thuốc lá và tuyên truyền tới mọi người.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Phương pháp: thuyết minh
- So sánh, liệt kê
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
2.Nội dung:
- Hiểu được tác hại của thuốc lá và chống lại nạn ôn dịch này.
P/s: Bạn đọc qua bài đi nữa nhé thì khi hok bạn sẽ hiểu bài hơn đó !!!
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(Nguyễn Khắc Viện)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về vấn đề nêu trong văn bản:
"Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ". Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đồng.
2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:
a) Ngay từ nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
b) Có thể hình dung bố cục của bài viết này theo bốn phần. Phần thứ nhất (từ đầu cho đến "nặng hơn cả AIDS"), tác giả nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: "Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS".
Tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến "tổn hao sức khoẻ"). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hưởng thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...
Từ những tác hại trực tiếp đến sức khoẻ của con người, của người hút thuốc lá, đến phần ba (Từ "Có người bảo" đến "con đường phạm pháp"). Tác giả đặt ra vấn đề mang tính xã hội. Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!", tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
c)Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Nêu ra những tấm gương bài trừ tệ nghiện thuốc lá, tác giả kêu gọi mọi người đồng sức đồng lòng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Bài viết có tính chất chính luận, tác giả sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, cấu trúc lặp khá phổ biến. Do đó khi đọc cần rõ ràng, rành mạch, từng câu từng chữ. Một số từ ngữ cần phải đọc nhấn giọng để làm rõ ý tranh luận.
Ví dụ: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!". "Xin đáp lại...."
I. VỀ TÁC GIẢ
An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết.
Tác phẩm đã xuất bản: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác-ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890).
Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học ở một xã thuộc vùng An-dát của nước Pháp. Thời gian sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nước Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát cho nước Phổ. Theo lệnh của chính quyền Phổ, trường học ở đây không được dạy tiếng Pháp nữa. "Buổi học cuối cùng" là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải là buổi học kết thúc niên học.
2. Truyện được kể theo lời nhân vật chú bé Phrăng, thuộc ngôi thứ nhất. Truyện còn có các nhân vật khác như bác Phó rèn Oát-stơ cùng cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, những người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái của thầy giáo, các em học sinh. Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.
3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã nhìn thấy những điều khác lạ. Trên đường đến trường: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà "Bình lặng như một buổi sáng chủ nhật". Trong lớp không khí trang trọng, thầy Hamen mặc lễ phục, thầy dịu dàng chứ không giận dữ. Có thêm cụ Hôde, bác phát thư và nhiều người dân làng ngồi ở cuối lớp.
Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.
4. Đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ.
Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.
5. Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng
- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.
6. Một số câu văn có sử dụng phép so sánh
- Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố...
- ... dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa.
- Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù.
- Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
- Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...
Những so sánh này làm cho lời văn thêm tính hình tượng cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
7*. Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm".
2. Đọc (hoặc kể lại)
Cần lưu ý giọng kể diễn cảm - đặc biệt là khi thể hiện lời nói, cử chỉ của thầy giáo Ha-men; đồng thời bộc lộ diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
3. Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,…của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.
Gợi ý: Cần tập trung miêu tả các đặc điểm như: trang phục, giọng nói, thái độ,… của thầy Ha-men trong buổi lên lớp cuối cùng (nếu bài viết miêu tả thầy Ha-men). Hoặc miêu tả hành động, thái độ, những suy nghĩ,…của cậu bé Phrăng khi chứng kiến cảnh thầy Ha-men phải từ bỏ những giờ lên lớp (nếu là bài viết miêu tả cậu bé Phrăng). Đoạn văn cần miêu tả ngắn ngọn, chỉ nên chú ý và những nét tiêu biểu có khả năng làm nổi bật được tính cách của đối tượng.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng được một cốt truyện đầy tính bất ngờ, có sức cuốn hút người đọc. Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh cha đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở về, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
2. Những sự việc chính của câu chuyện trong đoạn trích là như vậy. Nhưng độ căng và tính bất ngờ của nó chỉ được đẩy lên đỉnh điểm khi trong từng sự việc tác giả đã miêu tả những diễn biến tâm lí của nhân vật một cách tinh tế, sinh động. Tình cha con sâu nặng bộc lộ trong những tình huống éo le, ngặt nghèo của bom đạn chiến tranh. Bản thân cốt truyện của đoạn trích Chiếc lược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác chiến tranh đối với cuộc sống con người. Cha con tám năm trời không gặp nhau là do chiến tranh. Vết thẹo làm biến dạng khuôn mặt anh Sáu, khiến con bé không nhận ra ba là do chiến tranh. Và thật đau xót, ngời cha chưa kịp trao cho đứa con hết mực yêu thương của mình kỉ vật như lời hứa thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng anh. Tuy nhiên, cái mà tác giả tập trung thể hiện là những con người, là nhân vật.
3. Tác giả đã chứng tỏ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật một bé gái tám tuổi bướng bỉnh và gan góc. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ba, không gọi ba vì thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má. Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Chi tiết gọi "trổng" và chi tiết chắt nước cơm đã khắc hoạ nổi bật sự đáo để hồn nhiên của bé Thu. Đặc biệt là chi tiết bé Thu hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ của bé Thu sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu. Nhưng lẽ nào ở bé Thu chỉ là sự bướng bỉnh, gan góc đến đáo để? Không hề giản đơn như vậy, trong buổi sáng cha nó lên đường:
"Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi ngời đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và nhưhông bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa."
Cho đến khi nghe tiếng kêu thét lên: "- Ba.. a... a...ba!" thì mọi người mới vỡ lẽ ra rằng nó thèm được gọi ba nh thế nào, "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nh một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát đợc có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thơng yêu con vô hạn của người cha.
4. Người đọc sẽ nhớ mãi hình ảnh một người cha, ngời cán bộ cách mạng xúc động dang hai tay chờ đón đứa con gái bé bỏng duy nhất của mình ùa vào lòng sau tám năm xa cách. Mong mỏi ngày trở về, nóng lòng được nhìn thấy con, được nghe tiếng gọi "ba" thân thương từ con, anh Sáu thực sự bị rơi vào sự hụt hẫng: "anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". Mong mỏi bao nhiêu thì đau đớn bấy nhiêu. Anh cũng không ngờ rằng chính bom đạn chiến tranh vừa là nguyên nhân gián tiếp, vừa là nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau đớn ấy. Tám năm xa vợ xa con, ở nhà đợc ba ngày rồi lại lên đường, và ra đi mãi... Ba ngày anh được ở nhà anh chẳng đi đâu xa, để được gần gũi, vỗ về bù đắp những ngày xa con. Lòng người cha ấy đau đớn biết nhường nào khi đứa con là máu mủ của mình gọi mình bằng "người ta": "Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.". Cử chỉ gắp từng miếng trứng cá cho con cho thấy anh Sáu là ngời sống tình cảm, sẵn sàng dành cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất. Và chao ôi là hình ảnh hai đôi mắt của hai cha con trong thời khắc chia xa: "Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao". Người cha ấy sẽ ra đi khi chưa được gọi bằng "ba" lấy một lần. Đến tận giây phút cuối cùng, khi không còn thời gian để chăm sóc vỗ về nữa, anh mới thực sự được làm cha. Đó là sự thiệt thòi, là sự hi sinh không thể xem là nhỏ của ngời chiến sĩ cách mạng. Dầu sau này anh Sáu có hi sinh cả tính mạng của mình.
5. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi" có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện giữa cha con anh Sáu. Đoạn trích bắt đầu với hình ảnh chiếc lược ngà, khép lại cũng với hình ảnh chiếc lược ngà. Người kể chuyện kể lại câu chuyện cảm động đã xảy ra, khi anh còn chưa thực hiện đợc ý nguyện cuối cùng của anh Sáu trước lúc hi sinh: trao lại tận tay con gái kỉ vật của người cha. Người cha ấy đã vui mừng "hớn hở như trẻ được quà" khi kiếm được khúc ngà để làm lược tặng con gái như lời hứa lúc ra đi. Anh "cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.[...] anh gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba"". Nơi rừng sâu, tất cả nỗi nhớ, tình thương yêu con của anh dồn cả vào công việc ấy, chiếc lược ấy. Người cha nâng niu chiếc lược ngà, ngắm nghía nó, mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt, "Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh". Chiếc lược ngà như là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con gái, cho dù đến khi không còn nữa anh chưa một lần được chải tóc cho con. Người kể chuyện, đồng đội của ông Sáu đã bộc lộ một sự đồng cảm và xúc động thực sự khi kể lại câu chuyện. Có lẽ, không ai hiểu nhau hơn những người đồng đội, gần nhau hơn những người đồng đội. Cho nên, sau này, khi trao tận tay Thu chiếc lược, giữa thu và người đồng đội của cha mình nảy nở một tình cảm giống như tình cha con.
6. Đoạn trích Chiếc lược ngà đã đạt được giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức biểu đạt. Hình tượng chiếc lợc ngà và câu chuyện giữa hai cha con người cán bộ cách mạng sẽ còn gây được xúc động lâu bền trong lòng người đọc.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Đọc bài văn, chú ý giọng đối thoại, việc lựa chọn nhân vật kể thích hợp: người kể chuyện trong vai một ngời bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia se với các nhân vật; cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le thông qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
BÀI TOÁN DÂN SỐ
(Thái An)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về vấn đề nêu trong văn bản:
Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà giàu kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng tóc "nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.
2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:
a) Đề cập về một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần: Phần mở bài (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"...), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại; Phần thân bài (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ..." cho đến "...sang ô thứ 31 của bàn cờ"), tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới và Phần kết bài (từ "Đừng để cho..." đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.
b) Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.
Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.
Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang "mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".
c) Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ "có thể phủ kín bề mặt Trái Đất"...
c) Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Văn bản ngắn gọn, trong đó các con số nói lên được nhiều điều. Cần đọc to, rõ ràng các con số để làm tăng thêm sức thuyết phục cho các lập luận của tác giả.
Tóm tắt :
Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì thừ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.
Bố cục :
- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.
- Phần 2 (tiếp … ô thứ 31 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.
+ Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.
+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.
+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.
- Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.
Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): (bố cục như đã chia phần trên)
Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Vấn đề chính tác giả muốn đặt ra : sự gia tăng dân số thế giới tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế sự gia tăng dân số để tồn tại.
- Điều làm tác giả sáng mắt ra là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.
Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, sự liên tưởng đến số thóc với dân số thật bất ngờ, thú vị, tạo nên hình dung cụ thể.
Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con là bằng chứng rõ ràng cho thấy tỉ lệ sinh của phụ nữ Á, Phi vô cùng mạnh.
- Các nước thuộc châu Phi có Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Các nước Việt Nam, Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này có tỉ lệ các nước kém phát triển cao, nghèo, và tỉ lệ gia tăng dân số mạnh.
Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới và Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực.
Luyện tậpCâu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục, đặc biệt là giáo dục phụ nữ.
Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn với tương lai nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu vì :
- Dân số tăng kèm theo nhu cầu kinh tế để nuôi dạy con cái.
- Gia đình đông con dễ dẫn đến sự giáo dục, chăm sóc thiếu chu đáo, thất học.
- Đất chật người đông, đời sống con người càng thêm khó khăn.
Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Dân số tăng mỗi năm (từ năm 2000 đến 2010) là 77 258 877. Vậy từ năm 2000 – 2003, sau 3 năm dân số sẽ tăng 77 258 877 x 3 = 231 776 631.
Dân số Việt Nam theo số liệu thống kê vào năm 2016 là 94 104 871 người
⇒ gấp gần 2,5 lần so với Việt Nam.
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành đông cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi ? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác ? Bằng sự nhảy cảm của một nghệ sĩ giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ nên bức kiệt tác của mình, cũng chính là bức tranh cuối cùng mà cụ vẽ để mang lại cho Giông-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Nhà văn đã bỏ qua không kể lại sự việc cụ đã vẻ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết là để tạo nên ấn tượng sâu xa để chiếc lá trở thành bức thông điệp màu xanh. Thông qua bức vẽ cuối cùng, « bức thông điệp màu xanh » gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men, tác giả muốn nói tới một vấn đề có ý nghĩa lớn : Mục đích của nghệ thuật là vì con người, vì sự sống của con người. Đây là một kiệt tác vì nó đã cứu sống một người. Câu 2. Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay vào chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không ? VÌ sao ? - Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi biến mất như không hề liên quan gì đến mạch truyện. Người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống cho Giôn-xi, dường như quên lãng ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, của sự hi sinh cao cả, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật qua trọng nhất hể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện. - Nếu Xiu biết được cụ Bơ-men có ý định vẽ một chiếc là thay vào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn. Vì vậy, tác giả không đê Xiu biết cụ Bơ-men vẽ một chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc là cuối cùng rụng xuống. Câu 3. Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh cho Xiu kéo màn lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi ? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm ? - Việc Giôn-xi ra lệnh cho Xiu kéo màn lên là chi tiết rất quan trọng. Giôn-xi chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. - Vì Giôn-xi bị viêm phổi nặng. Cả Xiu và Bơ-men đều hết lòng vì cô họa sĩ trẻ. Hai nhân vật này bổ sung cho nhau là nổi bật tình cảm cao đẹp đó. Xiu phải làm việc không tiếc sức mình để có tiền mua thuốc cho bạn, mời bác sĩ, chăm sóc bạn từng li từng tí (từ việc nấu cháo, nấp xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được). Xiu đúng là một người bạn chung thủy, gian nan hoạn nạn không bao giờ bỏ rơi bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng không thể cứu bạn được. Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng phải bó tay, sự tận tụy của bạn bè cũng đầu hàng. - Nhà văn không để cho Giôn-xi phản ứng gì. Như vậy làm cho câu chuyện có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. Câu 4. Qua đoạn trích, ta thấy truyện được kết thúc bất ngờ, đối lập… Cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống đã bất chấp tuổi già và gió rét để vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời. Còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại. Chính kết thúc bất ngờ này đã gây hứng thú cho người đọc. Câu 5. Nghệ thuật. Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Câu 6. Ý nghĩa. - Đây là « bức thông điệp màu xan » gây cho chúng ta một ấn tượng đặc biệt về lòng nhân ái của con người. Ở đây tình bạn bè, tình chị em, lòng nhân hậu, bác ái, đức hi sinh của người họa sĩ già làm cho ta tin yêu và kính phục. - Bức thông điệp gửi lại cho nhân loại : Hãy đem nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống con người. Hãy vì con người ! - Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm văn học nước ngoài, nhưng sẽ mãi mãi rung động tâm hồn chúng ta bằng hình tượng Bơ-men bất hủ, đem đến cho chúng ta nhiều điều suy nghĩ và hứng thú.
Tóm tắt:
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Cô tuyệt vọng nhìn chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ và nghĩ khi nào chiếc lá đó rụng thì mình cũng lìa đời. Nhưng sau đêm mưa lớn, chiếc lá vẫn còn đó, Giôn-xi thoát ra ý nghĩ về cái chết và qua nguy hiểm. Trong khi đó, cụ Bơ-men, một họa sĩ già thuê phòng tầng dưới đã chết vì ốm nặng sau đêm mưa lớn. Thì ra chính cụ đã mặc mưa gió vẽ nên chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ tạo hi vọng cho Giôn-xi.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu…Hà Lan): Giôn-xi đợi chết.
- Phần 2 (tiếp…vịnh Naplơ): Giôn-xi vượt qua cái chết.
- Phần 3 (còn lại): Bí mật của chiếc lá.
Câu 1 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men:
+ “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ” → lo lắng cho Giôn-xi.
+ Cụ âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh buốt.
- Nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá chính là yếu tố bất ngờ, hình ảnh cụ Bơ-men được thăng hoa. Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì nó được tạo ra bằng tình yêu thương và cả mạng sống của người nghệ sĩ già, cứu sống một người khác.
Câu 2 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men:
+ Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.
+ Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch sau đêm mưa gió.
+ Khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.
- Nếu Xiu biết trước ý định của cụ thì truyện sẽ mất đi tính bất ngờ, hồi hộp.
Câu 3 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Giôn-xi bệnh nặng, cô nhìn những chiếc lá và liên tưởng số phận mong manh của mình, suy nghĩ tuyệt vọng: khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì cô cũng lìa đời. Sau đêm mưa gió lớn, cô nghĩ chắc chắn cây thường xuân sẽ rụng hết lá. Nhưng không, một chiếc lá vẫn bám trụ ở đó, cô nhận ra sự sống thật bền vững, thật gan lì. Nhìn lại bản thân, cô nuôi lại niềm ham sống, bám trụ như chiếc lá kia.
- Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng làm tăng sự xúc động của câu chuyện, để lại dư âm.
Câu 4 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:
- Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.
- Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng đã ra đi thanh thản .
:)
Tóm tắt:
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
Câu 1: Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi:
- Cụ Bơ-men và Xiu "sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì".
- Cụ Bơ – men vội vã đến thăm Giôn – xi. Sự sợ sệt của hai người chính là lo cho tính mệnh người ốm. Nếu chiếc là rụng xuống (nhất định rụng xuống) thì Giôn – xi sẽ buông xuôi.
- Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió.
Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc.
Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh (chiếc lá) đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.
Câu 2: Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng:
- Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ.
- Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản.
- Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: "Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng... vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch".
- Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.
Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ.
Câu 3: Việc Giôn-xi ra lệnh cho Xiu kéo màn lên là chi tiết rất quan trọng. Giôn-xi chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.
- Vì Giôn-xi bị viêm phổi nặng. Cả Xiu và Bơ-men đều hết lòng vì cô họa sĩ trẻ. Hai nhân vật này bổ sung cho nhau là nổi bật tình cảm cao đẹp đó. Xiu phải làm việc không tiếc sức mình để có tiền mua thuốc cho bạn, mời bác sĩ, chăm sóc bạn từng li từng tí (từ việc nấu cháo, nấp xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được). Xiu đúng là một người bạn chung thủy, gian nan hoạn nạn không bao giờ bỏ rơi bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng không thể cứu bạn được. Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng phải bó tay, sự tận tụy của bạn bè cũng đầu hàng.
- Nhà văn không để cho Giôn-xi phản ứng gì. Như vậy làm cho câu chuyện có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán.
Câu 4: Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ:
Câu 1: Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi:
- Cụ Bơ-men và Xiu "sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì".
- Cụ Bơ – men vội vã đến thăm Giôn – xi. Sự sợ sệt của hai người chính là lo cho tính mệnh người ốm. Nếu chiếc là rụng xuống (nhất định rụng xuống) thì Giôn – xi sẽ buông xuôi.
- Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió.
Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc.
Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh (chiếc lá) đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.
Câu 2: Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng:
- Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ.
- Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản.
- Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: "Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng... vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch".
- Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.
Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ.
Câu 3: Việc Giôn-xi ra lệnh cho Xiu kéo màn lên là chi tiết rất quan trọng. Giôn-xi chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.
- Vì Giôn-xi bị viêm phổi nặng. Cả Xiu và Bơ-men đều hết lòng vì cô họa sĩ trẻ. Hai nhân vật này bổ sung cho nhau là nổi bật tình cảm cao đẹp đó. Xiu phải làm việc không tiếc sức mình để có tiền mua thuốc cho bạn, mời bác sĩ, chăm sóc bạn từng li từng tí (từ việc nấu cháo, nấp xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được). Xiu đúng là một người bạn chung thủy, gian nan hoạn nạn không bao giờ bỏ rơi bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng không thể cứu bạn được. Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng phải bó tay, sự tận tụy của bạn bè cũng đầu hàng.
- Nhà văn không để cho Giôn-xi phản ứng gì. Như vậy làm cho câu chuyện có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán.
Câu 4: Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ:
- Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.
- Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.
Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.
Bố cục: Chia làm 2 phần:
- Phần 1: diễn biến câu chuyện lão Hạc bán chó.
- Phần 2: Cái chết của lão Hạc
Tóm tắt:
Lão Hạc là một nông dân ngheo hiền lành chất phác,vợ mất sớm,con trai vì không lấy được vợ quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ còn người bạn duy nhất là một con chó vàng mà lão gọi một cách âu yếm là cậu Vàng. Một người hay sang chơi với lão là ông giáo môt tri thức nghèo. Sau một lần ốm nặng lão không thể đi làm thêm được nữa. Mà lão lai không muốn động đến khoản tiên để dành cho con trai. Lão có gì ăn lấy cuôi cùng lão phải bán cậu Vàng đi. Lấy khoản tiền đo gửi cho ông giáo để lo chuyện ma chay sau này. Lão sang nha Binh tư xin it bả chó. Khi nge Binh tư kể ông giáo rất thất vọng. Nhưng không ai ngờ lão hac lại chết, chết một cách đau đớn, quằn quại. Lí do của cai chết này chắc chỉ Binh Tư và ông giáo mới biết được.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
- Tình cảm của lão Hạc đối với "cậu Vàng" của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:
+ "Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự".
+ "Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm". + "Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu (…)".
+ "Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ".
+ "Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó".
- Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán "cậu Vàng" thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.
+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương lão quá "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".
+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc".
Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Ông lão "quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…". "Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó".
Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.
Câu 2:
- Cái chết đau đớn của lão Hạc:
+ Cái đói cái khổ đã cướp đi tính mạng của ông, một xã hội bị bần cùng hóa con người không có một chút lương tựa.
+ Ông đã đau đớn và bệnh tật nặng nên cái chết của ông cũng được coi là một cuộc giải thoát.
+ Ông chết đi là đang thoát khỏi cái nghèo khổ, cái túng thiếu.
+ Cái chết của ông đã có một giá trị tố cáo sâu sắc, những bọn quan lại sống không nhân tính để nhân dân lầm than đói khổ.
- Lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Lão là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Câu 3: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc như thế nào?
- Người kể chuyện (cũng chính là tác giả tuy không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật với nguyên mẫu) đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương".
- Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải "cố tìm mà hiểu họ" thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi" ấy chính là "những người đáng thương" và có "bản tỉnh tốt", có điều "cái bản tính tốt" ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống "che lấp mất". Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.
- Suy nghĩ của nhân vật "tôi" trên đây chính là một quan điểm quan trọng trong "đôi mắt", ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao.
Câu 4:
- Thứ nhất : "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (do hiểu nhầm), nỗi đắng cay chua chát trước cuộc đời và nhân tình thế thái : Cái nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến con người lương thiện như lão trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư.
- Thứ hai : "không .... Khác" chính là sự khẳng định mạnh mẽ niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn do có những con người như lão Hạc, tuy hoàn cảnh éo le nhưng vẫn giữ đk tâm hồn sáng trong khiến cho chúng ta có quyền hi vọng, tin tưởng.
Tuy vậy, cuộc đời đáng buồn theo nghĩa khác vì có những con nguời lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ
Câu 5:
- Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ:
+ Rất mực chân thực.
+ Thấm đượm cảm xúc trữ tình.
- Việc kể chuyện bằng lời kể của nhân vật "tôi" có hiệu quả nghệ thuật rất cao vì nó gây xúc động cho người đọc.
- Qua nhân vật "tôi", người kể chuyện – tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán. Nhiều khi không nén được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện, than thở: "Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão?" "Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão có thể làm liều hơn ai hết…", "Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng nhắm mắt…".
Câu 6: Em hiểu thế nào về nhân vật "tôi" qua đoạn trích: "Chao ôi! … che lấp mất".
Em hiểu ý nghĩa của nhân vật "tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của "tôi" như:
- Chung quanh việc "tôi" phải bán mấy quyển sách – "ôi những quyển sách rất nâng niu (…) kỉ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng".
- Và thể hiện rõ nhất là những đoạn văn trữ tình đậm màu sắc triết lí: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…"
Những câu văn triết lí đó là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt.
Câu 7: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
- Nói về cuộc đời: Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc.
- Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào?
+ Ở Tức nước vỡ bờ là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đườn cùng.
+ Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Thế Lữ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.
Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936); Lê Phong phóng viên (truyện, 1937); Mai Hương và Lê Phong (truyện, 1937);Đòn hẹn (truyện, 1939); Gói thuốc lá (truyện, 1940); Gió trăng ngàn (truyện, 1941); Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941); Dương Quý Phi (truyện, 1942); Thoa (truyện, 1942); Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953); Tay đại bợm (truyện vừa, 1953). Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của Sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...
2. Tác phẩm
Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.
Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới những năm đầu thế kỉ XX đã tạo ra sự bùng nổ mãnh liệt, một cuộc cách mạng thật sự trong địa hạt văn chương, nhất là thơ. Những thể thơ cũ (tiêu biểu từ thơ Đường luật) với khuôn khổ cứng nhắc, niêm luật gò bó đã không dung chứa nổi, không còn phù hợp với những tư tưởng, cảm xúc dào dạt, mới mẻ, lúc nào cũng chỉ chực tung phá. Đổi mới thể thơ, đổi mới hình thức câu thơ, các nhà thơ mới đồng thời đưa vào đó những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ, tựa như những dòng nham thạnh bỏng đang tuôn chảy tràn trề. Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho trào lưu mới này.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài thơ được ngắt làm năm đoạn. Nội dung của đoạn thứ nhất và đoạn thứ tư nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo ở vườn bách thú. Đoạn thứ hai và đoạn thứ ba hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi rừng núi thời oanh liệt. Đoạn thứ năm là hoài niệm nơi rừng núi xưa kia bằng giấc mộng ngàn.
2. a) Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tù túng. Đoạn thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ. Tuy bị nhốt trong cũi sắt, tuy bị biến thành một thứ đồ chơi lạ mắt, bị xếp cùng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự, nhưng chúa sơn lâm vẫn khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nó căm hờn sự tù túng, nó khinh ghét những kẻ tầm thường. Nó vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, sống mãi trong tình thương nỗi nhớ rừng.
Đoạn thơ thứ tư thể hiện cảnh vườn bách thú dưới con mắt của con hổ, đó là cảnh tượng nhân tạo, tầm thường, giả dối, nhàm chán "không đời nào thay đổi".
Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối, không thay đổi và tù túng đó được con hổ nhìn nhận gợi nên không khí xã hội đương thời. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với cảnh vườn bách thú cũng là thái độ của nhiều người, nhất là thanh niên thời đó với xã hội.
Đối lập với cảnh vườn bách thú là cảnh rừng nơi con hổ ngự trị ngày xưa. Rừng núi đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường : bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Giữa nơi hoang vu, cao cả, âm u, chúa sơn lâm hiện ra đầy oai phong, lẫm liệt :
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Những câu thơ này đã diễn tả tinh tế vẻ đẹp vừa dũng mãnh, uy nghi, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.
Những câu thơ của đoạn 3 đã miêu tả bốn cảnh đẹp của núi rừng và nổi bật trên cảnh vừa lộng lẫy, dữ dội, vừa hùng tráng, thơ mộng là hình ảnh con hổ chúa tể, như một vị đế vương đầy quyền uy, đầy tham vọng. Nó uống ánh trăng tan, nó nghe chim ca, nó ngắm giang san, nó muốn chiếm lấy bí mật của vũ trụ. Đúng là một thời oanh liệt, thời huy hoàng.
b) Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba rất đặc biệt. Một loạt những từ chỉ sự cao cả, lớn lao, hoành tráng của núi rừng: bóng cả, cây già, gào, hét, thét. Trong khi đó, hình ảnh con hổ thì khoan thai, chậm rãi, được so sánh với sóng cuộn nhịp nhàng. Diễn tả sức mạnh tuyệt đối của con hổ không phải bằng tiếng hổ gầm, mà là ánh mắt dữ dội:
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Sang khổ thơ sau, hàng loạt những điệp ngữ như nhắc đi nhắc lại một cung bậc nuối tiếc, hoài niệm : Nào đâu những, đâu những, đâu những, đâu những... Sau mỗi câu này là một câu hỏi. Và kết thúc là câu hỏi thứ năm, vừa hỏi, nhưng cũng như là khẳng định : thời oanh liệt nay chỉ còn trong quá khứ, trong hồi tưởng mà thôi. Những hình ảnh đêm trăng, mưa, nắng, hoàng hôn vừa đẹp lộng lẫy, vừa dữ dội đã góp phần dựng lại một thời oanh liệt của chúa sơn lâm khi còn tự do.
c) Làm nổi bật sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, nơi cầm tù, nơi tầm thường, trì đọng với nơi đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm... nhà thơ đã thể hiện tâm trạng con hổ chán ngán, khinh ghét, căm thù cũi sắt, căm thù cảnh tầm thường, đơn điệu. Và luôn luôn hoài niệm, luôn hướng về thời oanh liệt ngày xưa. Tâm sự ấy là tâm trạng lãng mạn, thích những gì phi thường, phóng khoáng, đồng thời gần gũi với tâm trạng người dân mất nước khi đó. Họ cảm thấy "nhục nhằn tù hãm", họ nhớ tiếc thời oanh liệt của cha ông với chiến công chống giặc ngoại xâm. Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của họ. Chính vì thế mà người ta say sưa đón nhận bài thơ.
3. Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú là rất thích hợp. Nhờ đó vừa thể hiện được thái độ chán ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, vừa thể hiện được khát vọng tự do, khát vọng đạt tới sự cao cả, phi thường. Bản thân con hổ bị nhốt trong cũi là một biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, đồng thời thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự u uất, không bao giờ thoả hiệp với thực tại. Một điều nữa, mượn lời con hổ, tác giả dễ dàng tránh được sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân khi đó. Dù sao, bài thơ vẫn khơi gợi lòng khao khát tự do và yêu nước thầm kín của những người đương thời.
4*. Nhà phê bình Hoài Thanh đã đã ca ngợi Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được. Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao. Chỉ riêng về âm thanh rừng núi, Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội. Bên trên đã nói đến những điệp từ tạo ra sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt (Nào đâu, đâu những...) Cũng có thể thấy câu thơ Thế Lữ miêu tả dáng hiên ngang, hùng dũng, mềm mại của chúa sơn lâm :
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Mấy câu thơ trên có sự nhịp nhàng, cân đối, gợi hình ảnh con hổ khoan thai, mềm mại, với bước chân chậm rãi thật tài tình.
Hay một đoạn khác tả cảnh tầm thường của con người bắt chước, học đòi thiên nhiên :
Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Câu thơ: "Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" được viết theo cách ngắt nhịp đều nhau, có cấu tạo chủ vị giống nhau - điều đó như mô phỏng sự đơn điệu, tầm thường của cảnh vật.
Được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước còn đang bị kẻ thù đô hộ, giày xéo, bản thân tác giả cũng không tránh khỏi thân phận của một người dân nô lệ nhưng Nhớ rừng không rơi vào giọng điệu uỷ mị, yếu đuối. Ngược lại, nó đã thể hiện một sức sống mạnh mẽ, tiềm ẩn, chỉ có ở những con người, những dân tộc không bao giờ biết cúi đầu, luôn khao khát hướng đến tự do.
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Điều đặc biệt đáng chú ý trước hết trong bài thơ này là lời đề từ: "Lời con hổ ở vườn bách thú". Lời đề từ này có tính định hướng cho việc thể hiện giọng đọc, nhằm thể hiện "lời" của con hổ- chúa tể sơn lâm từng oai linh gầm thét, nay bị nhốt trong "vườn bách thú" chật hẹp. Nghịch cảnh thật là trớ trêu.
Điều đáng chú ý thứ hai là: Thế Lữ đã mượn lời con hổ để thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan.
Do đó, có thể:
- Đọc bài thơ bằng giọng trầm, âm điệu tha thiết mạnh mẽ, thể hiện nỗi đau âm thầm, lòng kiêu hãnh và khát vọng tự do mãnh liệt của con hổ.
- Đọc nhấn mạnh các từ ngữ:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ,
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ...
Câu 1: Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:
- Đoạn 1 và đoạn 4: nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo giả dối ở vườn bách thú.
- Đoạn 2 và 3: hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.
- Đoạn 5: hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn.
Câu 2:
a.
- Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.
+ Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, bị xếp cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.
+ Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi, không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ. => Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với xã hội đương thời.
- Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa".
+ Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển.
b.
- Cảnh núi rừng hùng vĩ với "bóng cả cây già" đầy vẻ thâm nghiêm.
- Hùng tráng với âm thanh dữ dội "tiếng gió gài ngàn", "giọng nguồn hét núi".
- Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên không tuổi.
=> Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả → diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường bí ẩn linh thiêng giang sơn của con hổ.
c) Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.
Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
Câu 3:
Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, hay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.
Câu 4:
Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ "như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được". Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:
- Chỉ riêng về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.
- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, ...)
- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.
Tóm tắt:
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
a. Những kĩ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự:
-
Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
-
Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" trở về con đường cùng mẹ tới trưởng.
-
Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp.
-
Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
Câu 2: Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi":
-
Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật "tôi" cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
-
Nhân vật "tôi" cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.
-
Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.
-
Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.
-
Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật "tôi" cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ.
-
Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.
-
Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.
-
Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.
-
Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.
Câu 3: Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé trong lần đầu đi học tỏ ra rất có trách nhiệm, tạo ra ấn tượng tốt đẹp trong các em ngay từ bổi đầu tiên đến trường.
-
Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.
-
Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.
-
Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng dự buổi khai giảng và hồi hộp cùng các em.
Câu 4: Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc:
-
Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
-
Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.
-
Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.
-
Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ.
-
Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật "tôi".
-
Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.
Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
-
Tình huống truyện.
-
Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật "tôi".
-
Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật "tôi".
Câu 6: Ý nghĩa
"Tôi đi học" là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. "Tôi đi học" là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.
Soạn bài tôi đi học của Thanh Tịnh
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
Không khí và cảnh vật vào cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên. Đọc lại toàn bộ truyện ngắn, em thấy nhà văn diễn tả những kỉ niệm theo trình tự thời gian, không gian. Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng. Sáng đó đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò…
Câu 2. Những hình ảnh và chi tiết của nhân vật “tôi”.
- Tác giả đã dùng phương pháp nhân hóa để viết những câu văn giàu hình tượng và biểu cảm.
+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
+ “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính trong tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.
+ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
+ Chú bé cũng như những trò khác “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” chỉ dám “nhìn một nưa”, chỉ dám “đi từng bước nhẹ”; “lo sợ vẩn vơ”, ngập ngừng e sợ, “thèm vụng và ao ước thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”.
+ Lúng túng khi ông đốc nói: thôi, các em đứng đây xếp hàng để vào lớp. Một số bạn khóc, tôi nức nở khóc theo.
+ Được ông đốc học dỗ dành: “Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà…”.
+ Tiếng phấn của thầy giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. “Tôi vòng tay lên bàn nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đọc: Bài viết tập: TÔI ĐI HỌC Tất cả những dẫn chứng trên được hồi tưởng và diễn tra rất chân thực rất cụ thể, rất ấn tượng và tinh tế lạ thường. Đó là tâm lí chung của rất nhiều học trò lần đầu tiên đi học!
Câu 3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em lần đầu đi học thật là đẹp đẽ, đáng kính.
- Ông đốc có giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ. Thầy giáo lớp 5 đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười” chứng tỏ thầy là người vui tính, giàu lòng yêu thương.
- Người mẹ rất thương yêu con, đã quan tâm, dõi theo từng bước đi của con mình với bao âu yếm, động viên… đặc biệt từ khi con đi trên đường đến lúc tới trường, xếp hàng vào lớp học. Như thế thái độ và cử chỉ của những người lớn đối với học trò rất tinh tế, ngọt ngào bởi đó là ngày đầu tiên đi học của con.
Câu 4. Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc:
+ … Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
+ Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.
+ Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.
Câu 5. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hóa và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.
- Chất thơ của truyện tỏa ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ.
- Truyện được bố cục trong dòng hồi tưởng. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả với sự bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của con người. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các học sinh giàu sức gợi cảm. Toàn bộ truyện ngắn toát lên một chất trữ tình thiết tha, êm dịu. “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Lúc xếp hàng vào lớp, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đẩy con tới trước như động viên, khích lệ. Lúc đứa con bé bỏng “khóc nức nở” thì “một bàn tay quen thuộc nhẹ vuốt mái tóc”. Như vậy, cùng với chất thơ toát ra ở lời nói của ông đốc, ở gương mặt thầy giáo, thì ở người mẹ hiền là tấm lòng và bàn tay truyền cảm, tạo cho người đọc một sự xúc động bâng khuâng.
Câu 6. Ý nghĩa. “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.
1.Về tác giả: O Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ, …
2. Về tác phẩm: a) Đoạn trích trong SGK thuộc phần một của truyện ngắn cùng tên. Tác giả có cách kể chuyện thật hấp dẫn. Nhân vật chính chỉ xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, để lại cô chị (Xiu) cùng với bạn đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá trên tường, thắt lòng lo cho số phận của Giôn-xi. Chiếc lá không rơi, Giôn-xi dần dần khoẻ lại thì cũng là lúc người hoạ sĩ già – tác giả của kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời – ngã xuống. Cái chết của người hoạ sĩ già để lại trong lòng bạn đọc một nỗi buồn thấm thía nhưng không bi luỵ bởi chính nó đã thắp lên ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, của niềm tin vào sức mạnh, sự vĩnh cửu của cái đẹp. b) Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi: - Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. - Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió.
Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc. Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh (chiếc lá) đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. c) Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng: - Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ. - Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản. - Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng… vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”. - Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ. d) Tâm trạng của Giôn-xi là tâm trạng của một người bệnh, thường hay ám ảnh về một điều gì đó, cho nên khi biết Giôn-xi tin rằng chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ buông xuôi, người đọc rất căng thẳng
Nguyên nhân khiến tâm trạng củ Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm, để mỗi người tự có hình dung, dự đoán theo cách của riêng mình. e) Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ: - Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại. - Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.
I. Bố cục
Chia làm ba phần:
+ Phần 1 (từ đầu… Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh , cô tuyệt vọng chờ chết
+ Phần 2 (tiếp…chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.
+ Phần 3 (còn lại) sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng
II. Tóm tắt
Xiu và Giôn –xi là hai họa sĩ nghèo sống với nhau hòa thuận. Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi, cô không chịu chữa trị, tuyệt vọng không muốn sống tiếp. Hằng ngày cô ngắm những chiếc lá thường xuân và đợi chiếc lá cuối cùng rơi là cô cũng lìa đời. Biết được ý định đó, cụ Bơ- men đã lặng lẽ vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào đêm mưa gió. Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng không rụng nên quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men thì chết vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng cứu sống Giôn-xi.
III. Hướng dẫn soạn bài Chiếc lá cuối cùngGiải câu 1 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?
Trả lời:
Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:
+ Cụ Bơ- men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân
-> Cụ Bơ- men vội vã tới thăm Giôn-xi, lo lắng cho Giôn-xi
+ Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió
-> Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình vì Giôn-xi
– Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện.
– Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống.
Giải câu 2 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?
Trả lời:
– Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng
+ Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ
+ Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản
+ Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió
+ Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm
-> Nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.
Giải câu 3 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Soạn bài - Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)Trả lời:
– Nhân vật Giôn-xi yếu đuối, tuyệt vọng:
+ Đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình
+ Giôn-xi thờ ơ,bỏ mặc bản thân mặc dù Xiu hết lòng thương yêu, chăm sóc.
– Phản ứng trước hai lần kéo mành:
+ Lần 1: Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, Xiu lo lắng.
+ Lần 2: Cả Giôn-xi và Xiu đều sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá vẫn còn trên cây.
– Nguyên nhân sự hồi sinh của Giôn-xi:
+ Do cô thấy hình ảnh chiếc lá thường xuân giàu sức sống sau đêm mưa bão
+ Giôn-xi không muốn phụ tấm lòng của Xiu, cụ Bơ-men
– Kết thúc truyện nhà văn không để Giôn-xi lên tiếng hay có trạng thái tâm lý nào khác:
+ Kết mở để mọi người tự hình dung ra phản ứng của Giôn-xi
+ Dư vị của tình người, của niềm tin, của sự hi sinh… vẫn còn mãi.
Giải câu 4 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua trích đoạn này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
Trả lời:
– Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:
+ Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh
+ Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.
– Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:
+ Tạo sự bất ngờ, thú vị
+ Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.
+ Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.