K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Nguyễn Thi ( 1928-1968), tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Quần Phương Thượng, nau là xã Hải An, Hải Hậu, Nam Định. Mồ côi cha sớm, mẹ đi bước nữa nên ông phải chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, ông vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học. Năm 1945, ông tham gia cách mạng vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ.

Năm 1954, Nguyễn Thị tập kết ra bắc, công tác ở tòa soạn tạp chí Văn Nghệ Quân đội một thời gian rồi lại tình nguyên vào Nam đánh giặc. Ông hy sinh anh dũng ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch mậu thân 1968.

Sáng tác của Nguyễn Thị gồm nhiều thể loại : bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.

2. Tác phẩm

"Những đứa con trong gia đình" là một trong những truyện ngắn xuất sẵc nhất của Nguyễn Thi với chủ đề ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Truyện được in trong tập "Truyện và kí" của Nguyễn Thi - xuất bản năm 1978

Truyện thể hiện thấm thía và cảm động những tình cảm thiêng liêng và bền chặt gắn bó những con người trong một cộng đồng từ gia đình đến quê hương, Tổ quốc. Đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn khiến dân tộc ta có thể vượt qua nỗi đau lớn nhất để tồn tại và chiến thắng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài và hết sức gian nan.

II. Trả lời câu hỏi 

1. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại chiến trường. Cách thức trần thuật này đã đem lại cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà văn có thể thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Diễn biến của câu chuyến chính vì thế  mà hết sức linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tuyến tính mà có thể xáo trộn không gian, thời gian, từ những chi  tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường chiến đấu mà gợi ra những dòng hồi tưởng, liên tưởng đến quá khứ, khi gần khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật

2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ với hình tượng những con người có truyền thống yêu nước. Chính truyền thống này  đã gắn bó họ với nhau. Đó đều là những con người gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu để giết giặc. Họ không chỉ căm thù giặc sâu sắc mà còn rất giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với cách mạng và quê hương.

3. Nhân vật Chiến có những phẩm chất được kế thừa từ người mẹ : gan góc, đảm đang, tháo vát. Đó cũng là một tính cách đa dạng : vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn trẻ con, vừa là một người chị biết nhường em, lo toan, đảm đang, tháo vát. So với mẹ, Chiến không chỉ khác biệt ở vẻ bề ngoài trẻ trung, thích là duyên làm dáng  mà vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề không đội trời chung với giặc.

Nhân vật Việt xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. Tác giả đã để nhân vật tự kể về mình bằng một ngôn ngữ, nhịp điệu riêng. Vì vậy, Việt hiện lên cụ thể, sinh động, vừa là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường. Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em thì trái lại Việt lại hay tranh giành phần hơn với chị. Mọi việc trong nhà Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày đi chiến đấu, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà thì Việt vẫn vô tư "lăn kềnh ra ván cười hì hì", vừa nghe vừa "chụp  một con đom đóm úp trong lòng bàn tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết. ...Tuy nhiên, Việt cũng mang trong mình tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, không bao giờ biết sợ hãi, khuất phục trước bạo tàn.

Những phẩm chất anh hùng được biểu hiện sinh động, chân thực trở thành thước đo quan trọng nhất về phẩm chất con người của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thi

4.

- Vấn để được tác giả đề cập trong tác phẩm là truyền thống của một gia đình, cụ thể ở đây là truyền thống yêu nước, yêu độc lập, tự do, kiên quyết đấu tranh chống giặc chứ nhát định không chịu làm nô lệ.

- Nhân vật  chính trong truyện là hai chị em Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận của mình với số phận đất nước. Ở Chiến và Việt kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Hai chị em xung phong "tranh nhau" lên đường chiến đấu. Đó là khí thế sôi nổi chung của thời đại - thanh niên không khát khao gì hơn là rời bút nghiên để lên đường chống Mĩ. Tham gia kháng chiến, hai chị em, đặc biệt là Việt chiến đấu vô cùng dũng cảm, quả cảm , xứng đáng là người anh hùng của dân tộc, của thời đại

5. Đoạn văn cảm động nhất là đoạn tả hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thơ sang gửi nhà chú Năm.

Trong một không khí thiêng liêng , con người bỗng cảm thấy mình trưởng thành và lớn khôn hơn. Một người hồn nhiên, vô tư như Việt, vào chính cái giờ khắc này mới thấy thương chị lạ, mới rờ thấy lòng mình và cảm thấy rất rõ ràng mối thú giặc Mĩ đè nặng vai. Chi tiết này đã động đến phần tâm linh sâu thẳm, thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, thể hiện sự dồn nén, cô đọng cao độ hiện thực cuộc sống và chất chứa những tư tưởng, quan niệm đẹp đẽ của tác giả về cuộc sống và con người.

24 tháng 6 2016

- Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

- Tinh thần chiến đấu dũng cảm.

- Giàu tình nghĩa.

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng:Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...

2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.

3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.

4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.

- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách lập luận:

Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

2. Cách đọc:

Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.

 

7 tháng 7 2018

 Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng. 

Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Xoay quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là hệ thống hình tượng nhân vật gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như chảy ra trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện thành công phẩm chất đáng quí của những con người quê hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với hình ảnh thân thương của quê hương và những kỷ niệm cụ thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt. Chiến đấu giữa bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa cơn mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân thương nhất từ thời ấu thơ. Dường như đó chính là nguồn sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống, tìm về đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn: cách mạng. 
Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh đất quê hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành với cách mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các nhân vật được tái hiện, chú Năm và má được khắc hoạ với những nét riêng độc đáo. 

Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Néy đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đoócòn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước. 

Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ anh hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà hết lòng thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu chồng, nhưng má đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành. Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sông vuợt biển. Nuôi con và cả con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chôn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng. 

Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha má, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, má bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm:

      -  Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi sáng tác vào năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978.

      - Tác phẩm đã ghi lại sự tích anh hùng của thế hệ trẻ miền Nam trong thời kì đánh Mĩ cứu nước. Họ yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, khao khát giết giặc để trả thù nhà. Họ là những con người tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng và cách mạng của gia đình, làm vẻ vang cho truyền thống của tổ tiên. Nhưng ý nghĩa của truyện có sức khái quát cao hơn, đó là truyền thống yêu nước anh hùng của nhân dân ta.

      - Cảm hứng tư tưởng này đã được nhà văn xây dựng bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo có sức hấp dẫn mọi người.

2. Phân tích, chứng minh những đặc sắc nghệ thuật của truyện:

    a. Đặc sắc trong xây dựng tình huống truyện:

       - Việt- một chiến sĩ giải phóng quân trẻ- trong một trận đánh, bị thương nặng, lạc đồng đội, phải nằm lại một mình trên chiến trường, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại.

       - Chính trong những lần ngất đi rồi tỉnh lại, tất cả những gì thân thương nhất của gia đình Việt đã hiện về sống động, ấm áp trong dòng nội tâm của anh. Đây là một tình huống tâm trạng đã tạo sự vận hành cho mạch truyện qua cách trần thuật riêng theo dòng ý thức của nhân vật.

    b. Đặc sắc qua nghệ thuật trần thuật:

       Tác giả đã kể chuyện theo quan điểm, theo dòng ý thức của nhân vật Việt. Qua những lần mê rồi tỉnh, nhà văn đã nhập sâu vào hồi ức nhân vật, khơi thông mạch ngầm quá khứ với những kỉ niệm về mẹ, về chị, về chú Năm... Nhờ cách trần thuật này mà vách ngăn thời gian bị tháo gỡ đi nhường chỗ cho sự biến hóa linh hoạt của câu chuyện, dẫn người đọc vào vào mạch truyện một cách tự nhiên mà bất ngờ, các sự kiện các nhân vật trong gia đình hiện lên với một màu sắc tình cảm thương yêu đậm đàÚ đời sống tâm hồn của nhân vật được hiển lộ.

    c. Đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật:

        - Những nhân vật trong truyện có chung huyết thống và truyền thống nên có cùng một khuôn hình từ dáng người đến tính cách và tâm hồn; nhưng mỗi người lại có một sức hấp dẫn riêng.

        - Điều dễ nhận thấy nhất, tất cả những con người cùng gia đình ấy đều có chung một bản chất, có cùng một vẻ đẹp tâm hồn. Ở họ toát lên phẩm chất cách mạng, yêu nước căm thù giặc, thủy chung với cách mạng, quyết tâm đánh giặc. Họ yêu thương, đùm bọc nhau, ai cũng tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình và viết tiếp truyền thống đó.

        - Mỗi nhân vật là một con người cá thể, tùy vai vế, lứa tuổi, giới tính mà có một khuôn mặt riêng, một cá tính ( tham khảo các đề trên).

     d. Thành công cách sử dụng ngôn ngữ, độc thoại, đối thoại nhất là ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong trần thuật và trong lời nhân vật

   3. Đánh giá:

      - Những đứa con trong gia đình là những trang viết thành công về bình diện hình thức nghệ thuật. Tác phẩm của Nguyễn Thi có có sự hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật nên là một tác phẩm hay.

      - Những đứa con trong gia đình đã khẳng định: sáng tác hay, không chỉ đòi hỏi nhà văn có tấm lòng gắn bó sâu nặng, máu thịt với nhân dân, đất nước mà còn có vốn sống, sự hiểu biết sâu sắc về những gì mình miêu tả, kể chuyện và là một tài năng thực sự.

8 tháng 6 2016

 Viết về đề lài gia đình trong chiến tranh, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được coi là một tác phẩm thành công, góp phần vào sự thành công của cả tác phẩm chính là nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, độc đáo hấp dẫn.

   Tác phẩm kể truyện một gia đình cách mạng, mọi thành viên đều là chiến sĩ diệt Mĩ kiên cường. Thù nhà nợ nước thống nhất làm một. Tình gia đình và tình cách mạng hoà lẫn vào nhau: ba má Việt gặp và lấy nhau vì cùng cầm súng giết giặc. Họ đều ngã xuống trong chiến đấu. Những đứa con của họ (Việt và Chiến gắn bó với nhau trong tình ruột thịt và trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Người mẹ nuôi con lớn lên để rửa thù cho cha. Những đứa con giành nhau nhập ngũ để trả thù cho ba má... Một câu chuyện như thế tuy cảm động nhưng khá nặng nề, dễ đơn điệu và trùng lặp, nếu không sáng tạo một cách trần thuật độc đáo, linh hoạt.

   Tác giả đã chọn một lối trần thuật theo quan điểm của nhân vật, một chú lính trẻ tên Việt. Chú giải phóng quân này bị trọng thương và lạc đồng đội, một mình nằm giữa chiến trường sau một trận ác chiến còn để lại khói lửa mịt mù và xác giặc ngổn ngang. Chú nhớ đồng đội, nhớ chị, nhớ chú Năm, nhớ những ngày ba má còn sống, nhớ những buổi bắn chim, câu cá, bắt ếch, nhớ ngày cùng chị nhập ngũ và lên đường... câu chuyện được thuật kể qua dòng hồi ức của chú khi đứt khi nối bởi vì chú nhiều lần ngất đi rồi lại tỉnh lại. Câu chuyện vì thế không diễn ra theo trật tự thời gian, không gian tự nhiên mà theo logic chủ quan của tâm lí nhân vật nên hết sức biến hoá. Các sự việc, các nhân vật của gia đình hiện lên với màu sắc tình cảm đậm đà và hấp dẫn... Chuyện kể đến đâu thì tính cách nhân vật cũng hiện ra đến đây một cách sinh động và đậm nét.

 

   Đây không phải thủ pháp nghệ thuật nhưng không phải ai cũng sử dụng được thành công. Phải am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật... phải nhập vai nhân vật và nói được đúng giọng nhân vật..Đây là sở trường của Nguyễn Thi, nhà văn của người nông dân vùng đồng bằng Nam Bộ.

   Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện độc đáo, vừa phân tích, Nguyễn Thi vừa xây dựng được những tính cách nhân vật phong phú, hấp dẫn. Qua dòng hồi tưởng của Việt, một “đứa con trong gia đình" cách mạng, ta thấy hiện lên các nhân vật: ba, má Việt, chú Năm, chị Chiến và Rất dễ dàng nhận thấy cả năm nhân vật đều cùng chung bản chất, xét về phương diện phẩm chất cách mạng: yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với cách mạng và tự hào truyền thống mạng của gia đình.

   Ngoài ra, những nhân vật chính diện của Nguyễn Thi thường có một tính :chất chung này gọi là: “Chất út Tịch”, ấy là cái tinh thần kiên cường gan góc, thù ngùn ngụt, say mê chiến đấu, dường như sinh ra là để cầm súng giết giặc. Tuy nhiên mỗi người lại có một gương mặt riêng, một tính cách khác nhau. Chỗ đặc sắc của nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật của Nguyễn Thi là ở Đáng chú ý hơn cả là ba nhân vật chú Năm, Chiến và Việt.

   Chú Năm đúng là một người nông dân Nam bộ, thật thà, vui tính, bộc trực, người này rất giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, nhất là khi nổi cảm hứng và cất tiếng hò: “Lúc đó, gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mặt Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ, làm chính Việt là nơi cụ thể để chú gởi gắm những câu hò ấy, hoặc chính Việt là những câu hò đó. Theo từng câu hò, khi thì Việt biến thành tấm áo quàng hoặc sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn Biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”.

   Chiến là một cô gái mới lớn lên, tính khí còn rất “trẻ con”: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em... Ngay trước khi nhập ngũ để trở thành một giải phóng quân, vẫn giành nhau với em để đi bộ đội trước... Nhưng khác với đứa em trai, cô có thể ngồi lì suốt một buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công đình của chú Năm - đây là cái chất gan lì thừa hưởng từ mẹ. Ba má mất cả, là chị nên sớm biết nhường nhịn em, sớm biết tính toán lo liệu việc nhà. Điều này thể hiện rất rõ trong giờ phút cùng em lên đường đánh giặc để trả thù ba má. Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy chị nghĩ ngợi, nói năng “nghe in như má vậy” còn chú Năm thì thật sự tán phục “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước noa..”

   Ngoài ra ở nhân vật này có một chất trẻ trung và cái duyên dáng của một cô thiếu nữ, thể hiện ở cái cử chỉ bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, ở nét lông mày cau lại, chéo khăn hờ ngang miệng, cặm cụi ngồi đánh vần cuốn sổ chú Năm, ở cái tiếng “hứ một cái cóc” khi cậu em bảo mình nói năng hệt như má vậy...

   Việt thì tỏ ra là một cậu con trai của đồng quê, tính hiếu động (suốt ngày lang thang bắn chim, câu cá, bắt ếch, lúc nào cũng có cái ná thun trong người, tể cả khi đã đi bộ đội...), hiếu thắng (Bắt ếch, bắn tàu giặc, ghi tên nhập ngũ bao giờ cũng tranh phần hơn). Là con trai, là em (quen được chiều chuộng) nên mọi việc đều được ỉ lại cho chị, cho chú; chỉ kém chị một tuổi, “trẻ con” hơn nhiều và vô tâm vô tính chẳng biết lo nghĩ gì, kể cả ngày nhập ngũ... Là trai, Việt thường che dấu tình cảm uỷ mị, nhưng bản chất rất giàu tình cảm. Nằm ở chiến trường, chú nhớ má, nhớ chú Năm, chị Chiến, nhớ thằng em nhớ anh em đồng đội. Chú “Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xong cơm đi làm đồng để dưới xuồng lên cho Việt ăn...”. Chú nhớ chị thương chị vô cùng, tuy vẫn giành phần hơn với chị, ở đơn vị, chú giấu biệt chị đi vì chỉ sợ lộ ra họ sẽ lấy mất chị. Cách thể hiện tình cảm đích đáng nhất ở Việt là đánh giặc. Đấy là cách thương má, thương ba, thương chị, thương chú Năm của Việt cho nên khi đồng đội tìm thấy Việt nằm ngất đi ở chiến trường ngón tay chú vẫn đặt trên cò súng và một viên đạn đã lên nòng sẵn sàng bắn vào quân giặc...

   Ngoài nghệ thuật kể truyện, ngoài thành công trong cách xây dựng nhân Những đứa con trong gia đình còn có những đoạn văn tuyệt hay ấy là đoạn Việt nhớ lại ngày chị em Việt ghi tên tòng quân và chuẩn bị lên đường.

   Đêm ấy hai chị em trò truyện với nhau, thu xếp chuyện nhà chuyện chuyện cửa, gửi lại chú Năm bàn thờ má và thằng em út, chuyện hứa hẹn, khuyên nhau... Chị Chiến bỗng ăn nói nghiêm trang, xưng chị em (chứ không mày tao như mọi khi), bàn bạc, dặn dò em y hệt như giọng của mẹ xưa. Còn Việt thì vẫn rất trẻ con, mặc cho chị lo toan tất cả. Nhưng chú nhớ má vô cùng và tưởng như má cũng trở về để ngó coi chị em Việt tính chuyện nhà chuyện cửa như thế nào trước lúc lên đường. Đây là một đoạn đối thoại rất sinh động, vui và cảm động.

   Sáng hôm sau, trước lúc lên đường, chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi bên chú Năm. Việt thương chị vô cùng, thương má vô cùng. Mối căm thù trĩu nặng trên vai như một trọng lượng cụ thể. Đây cũng là một đoạn văn có thể làm rơi nước mắt:

   “Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bỗng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú. chúng con đi đánh giặc trả thù cho mà đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị Việt Ihâý thương chị.  Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm:

      - Nguyễn Thi là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ.

      - Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viết về những con người sinh ra trong một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong hình tượng nhân vật Chiến, đồng thời ở cô còn toát lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời đánh Mĩ.

2. Phân tích hình tượng nhân vật Chiến:

    a. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:

      - Chiến 19 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em). Song ở cô đã có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn ( bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, bắt đầu thích soi gương).

      - Thương em, biết nhường nhịn em, biết tính toán việc nhà.

      - Thương cha mẹ ( tâm trạng cô khi cùng em khiêng bàn thờ ba má đi gửi trước ngày tòng quân...)

      - Cô đọc còn chưa thạo nhưng rất chăm chỉ đánh vần.

  ÚChiến là hình ảnh sinh động của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ.

    b. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:

       - Gan góc: có thể ngồi lì cả buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm.

       - Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.

       - Quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình: “ tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.

       - Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là khúc sông sau- Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.

3. Đánh giá:

      - Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm.

      - Cô đã nối tiếp và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mĩ.

8 tháng 6 2016

Là một nhà văn gốc Bắc, nhưng lại sống gắn bó với miền nam của tổ quốc. Có lẽ chính vì vậy mà những trang viết của NGuyễn Đình Thi luôn đậm chất Nam bộ,"Những đứa con trong gia đình" là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy. Đây là truyện ngắn mà Nguyễn Thi sáng tác ngay tại chiến trường Nam bộ có lẽ cũng vì thế mà nhũng con người trong đó là chính là biểu tuọng cho tinh thần chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà ở đó nhân vật Chiến hiện lên thật rõ nét.

Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù ,Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng :" anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nam bộ chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Đình Thi đã ca ngơi như :" Chị Út Tịch" trong tác phẩm Người mẹ cầm súng... nhân vật Chiến trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình ", có thể nói NGuyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ " giỏi việc nước, đảm việc nhà " trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, CHiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.

Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đêu chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu , má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đàu đạn làm thuốc súng cho du kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của CHiến cũng vì thế mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chi.

Trong truyện ngắn Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật Chiến không chỉ giỏ việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba , vừa làm má để chăm lo, lấp đày khoảng trống ấy cho các em. CHị là hiện thân cho người má đã mất từ vóc dáng, tính cách, suy nghĩ đến nỗi Việt phải thốt lên :" nói nghe in như má vậy" còn nữa, trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xép việc gia đình, Chiến nói với Việt :"năm công ruộng...mần nghen". Có ai đời bàn thờ cũng mang đi gửi ? ấy vậy mà trông truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để 2 chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba má.

Cũng nhứ Việt, chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.

Hiện lên thật bình dị, Chiến đã để lạ nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Hình ảnh ái với tính cách đặc trưng của nguòi phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng" đảm việc nước, giỏi việc nhà". Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm và nhân vật:

      -  Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi sáng tác vào năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978.

      - Nhà văn kể chuyện nhân vật Việt trong một trận đánh đã bị thương, lạc đơn vị, phải nằm lại ở chiến trường. Trong những cơn mê, tỉnh đứt nối, Việt nhớ lại những ngày còn ở nhà, nhớ kỉ niệm ấu thơ... Sau cùng đơn vị đã tìm gặp việt và đưa anh về chữa trị vết thương.

      - Truyện kết cấu theo dòng ý thức của nhân vật. Nhờ kết cấu này mà truyện hết sức hấp dẫn. Dòng hồi ức hiện về đến đâu thì tính tình, tình cảm và ý chí của Việt hiên lên đến đó.

2. Phân tích hình tượng nhân vật Việt:

   a. Tính tình ngây thơ, hồn nhiên đến ngộ nghĩnh, thú vị

       - Việt là một chiến sĩ trẻ, chưa qua tuổi mười tám. Ở Việt vẫn còn giữ những nét hồn nhiên của một chàng trai mới lớn ( đi đánh giặc vẫn mang theo cái ná thun)

       - Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo, Việt không sợ chết mà chỉ sợ bóng đêm và sợ ma.

       - Việt rất yêu thương chị Chiến, nhưng lại hay tranh giành hơn thua với chị. Việt giành phần hơn từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công bắn tàu Mĩ trên sông Định Thủy.

       - Đêm mít tinh ghi tên tòng quân, hai chị em cũng tranh giành nhau đi bộ đội đến ồn ào mà cũng thật cảm động.

       - Ở đơn vị Việt rất yêu quý đồng đội, nhưng lại không nói cho đồng đội biết là mình có chị. “ Việt giấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu sợ mất chị mà”.

   b. Việt rất giàu tình cảm, yêu thương gia đình sâu đậm

       - Tình cảm của Việt đối với chị:

          + Mẹ mất, chị Chiến trở thành chỗ dựa tinh thần của Việt. Chị hết lòng chăm sóc Việt, nên Việt yêu thương chị hết lòng. Và Việt còn thương chị vì “chị giống in như má”.

          + Lúc hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm để ngày mai lên đường nhập ngũ “ Việt thấy thương chị lạ”.

      - Tình cảm của Việt dành cho chú Năm:

         + Việt rất thương chú Năm. Tình cảm đó có từ ngày Việt còn nhỏ.

         + Việt thương chú Năm vì chú hay bênh Việt

         + Chú thường hay hò mỗi khi kể về gia đình hay chiến công của mảnh đất này. Qua tiếng hò chú thường gửi gắm ý nghĩa câu hò vào trí tưởng tượng, tâm hồn của Việt bằng tất cả tình yêu thương đứa cháu của chú.

      - Tình cảm của Việt đối với mẹ:

         + Mẹ luôn hiện hữu trong kí ức của Việt. Trong cái đêm thiêng liêng, hai chị em bàn tính thu xếp chuyện gia đình, Việt thấy “ hình như má cũng đã về đâu đây...”.Trong lúc bị thương trơ trọi giữa chiến trường, hình ảnh người mẹ thương yêu mãi chập chờn ẩn hiện trong Việt. Việt hồi tưởng về mẹ với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào.

         + Việt thương má, bởi má cả cuộc đời vất vả, thầm lặng hi sinh, lặng lẽ chịu đựng mọi gian lao, đau khổ trong đời để. Suốt đời má Việt chở che cho đàn con và tranh đấu.

         + Việt yêu quý má vô hạn, bởi má bao giờ cũng chăm chút ân tình đối với gia đình và đối với Việt. Nghĩ đến điều đó, Việt thèm muốn ước ao “ ước gì bây giờ mình được gặp má”.

   c. Việt chiến đấu dũng cảm và tính cách anh hùng:

      - Việt- đứa con của một gia đình có truyền thống cách mạng, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc”

         + Việt sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng.

         + Ông nội, chú Năm đến ba của Việt đều tham gia kháng chiến và hi sinh.

         + Chính mối thù nhà là động lực tinh thần mạnh mẽ và tình thương những con người ruột thịt đã thôi thúc Việt chiến đấu ngoan cường và dũng cảm. Chính có sự thừa hưởng truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình mà trong Việt đã hình thành ý thức chiến đấu bất khuất từ rất sớm.

      - Việt- người chiến sĩ trẻ anh hùng vượt lên thực tại thương tích khi lạc đồng đội:

         + Giữa trận đánh, Việt bị thương nặng, mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân một mình, chịu khát chịu đói, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng.

         + Khắp người Việt không chỗ nào không thương tích.

      - Việt luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu:

         + Dù thương tích, dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng tỉnh.

         + Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng của đồng đội từ nơi xa, Việt cố gắng bò về hướng đó.

         + Cuối cùng đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù.

3. Đánh giá:

       - Nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một nhân vật có tính cách độc đáo. Việt vừa là một con người hồn nhiên, ngây thơ, vừa là một người con, người cháu và người em tình nghĩa, vừa là một chiến sĩ trẻ gan dạ, anh hùng, ý thức chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để trả thù nhà đền nợ nước. Việt là khúc sông vươn xa hơn trong dòng sông truyền thống của gia đình.

      - Nét đặc sắc của Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật này là ở chỗ: nhà văn không bọc nhân vật mình trong những sắc màu tráng lệ, ngôn ngữ hoa mĩ mà bằng những chi tiết sống thực, hồn nhiên đến cảm động và ngôn ngữ mang màu sắc Nam bộ giản dị. Phải chăng đó là tình yêu con người và mảnh đất Nam Bộ thành đồng của nhà văn.

8 tháng 6 2016

DÀN BÀI

I. MỞ BÀI

   Truyện Những đứa con trong gia đình là một số những tác sáng tác xuất sắc nhất của Nguyễn  Thi. Thiên truyện thành công ở nhiều mặt, nhưng nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã giành nhiều trang miêu tả những nét tính cách độc đáo của Việt, nhân vật trung tâm đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

II. THÂN BÀI

   Truyện Những đứa con trong gia đình được kết cấu theo những đợt hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt bị trọng thương, thất lạc đồng đội trong mây ngày đêm. Diễn biến truyện hết sức linh hoạt xáo động không gian lẫn thời gian, chéo quá khứ với hiện tại, trong đó nhân vật Việt hiện lên với đầy đủ các về tính tình, tình cảm, và tinh thần chiến đấu.

   1. Tính tình hồn nhiên, thú vị

   Là một chiến sĩ trẻ, Việt vẫn giữ tính hồn nhiên của một thằng trai mới lớn. Việt luôn luôn giữ trong mình cái ná thun mà từ nhỏ Việt đã từng bắn chim. Còn hiện tại, Việt cầm súng tự động, bả súng còn thơm gỗ, đánh Mĩ bằng lê, ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo.

   - Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh Việt không sợ chết mà lại sợ bóng đêm và sợ ma.

 

   - Việt rất yêu thương chị Chiến nhưng hay tranh giành với chị, từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công. Soi ếch thì chú Năm đứng ra phân xử vì chị Chiến và Việt ai cũng giành phần nhiều là của minh, chị Chiến bao giờ cũng thương Việt. Sau này lớn lên, vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Định Thuỷ, chị cũng nhường...

   - Rồi đến đêm mít-tinh ghi lên lòng quân, hai chị em cùng tranh giành đi bộ đội, thật cảm động.

   - Ở đơn vị, Việt rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có Việt dấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu sự mất chị mà!

   2. Tình thương yêu gia đình sâu đậm

   a) Vốn mồ côi, chị Hai ở xa, đứa em út còn nhỏ, tình cảm thương yêu Việt đối với chị thật sâu đậm. Sau khi cùng ghi lên vào bộ đội, sắp xếp việc xong. Việt và Chiến cùng khiêng bàn thờ má gởi sang nhà chú Năm. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bình bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thế rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

   b) Ngoài tình thương chị, Việt còn rất thương mến chú Năm. Tình cảm hình thành từ những ngày Việt đang còn nhỏ. Việt thương chú Năm vì hồi đó hay bênh Việt. Mỗi khi cất giọng hò, chú làm như Việt chính là nơi cụ thể đế gởi gắm những câu hò đó. Theo từng hình ảnh liên tưởng của chú Năm, có Việt biến thành tấm áo và quàng hoặc con sông dài cá khi thì Việt thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển gò Công hoặc ngôi sáng ở Tháp Mười.

   c) Trong lúc Việt bị thương, hình ảnh cuả cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào. Dường như cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má. cả những hiểm nguy gian lao của má đã trải qua một cách không hề sợ hãi, tất cả đều được gom và dồn lại vào trong ý nghĩ cuối cùng này: "Để má ráng nuôi bây lớn coi bây có làm được gì cho cha mày vui không? ”

   3.Tính cách anh hùng tinh thần chiến đấu dũng cảm

   a) Phải sống chiến đấu như thế nào, trả thù nhà, đền nợ nước sao cho xứng đáng là những đứa con trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng từ thời chống Pháp đến thời chống Mĩ ?... Việt đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, bằng ý chí bất khuất thừa hưởng từ một gia đình cách mạng. Ông nội của Việt, chú Năm, ba Việt đều tham gia kháng chiến chống Pháp. Cha bị Tây chặt đầu, mẹ bị trúng pháo của giặc, những hình ảnh thê thảm đó mãi in sâu trong tâm trí Việt. Chính mối thù nhà là động lực tinh thần và tình cảm thúc đẩy chị em Việt anh dũng chiến đấu.

   b) Giữa trận đánh. Việt bị thương nặng. Mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân, chịu đói chịu khát, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng, Việt mới cảm thấy chân tay tê dại, khắp người, nước hay máu không biết, chỗ ướt sùng, chỗ dẻo quẹo, chỗ khô cứng (,..)Trời tối kì lạ Việt cho mũi lê đi trước, rồi tới hai cùi tay, hai cái chân nhức nhối cho nó đi sau cùng. Sau đó, Việt bò gấp qua những cái gì nữa Việt không cần biết, quên khắp cả người đang bị rì máu, quên cả trận địa sắt thép ngổn ngang mà một cành cây nhỏ đụng vào người Việt bây giờ cũng làm nặng thêm thương tích.

   c) Dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng dậy, Việt day họng súng về hướng đó “Nếu mày đổ quân thì súng tao còn đạn”, Việt ngầm bảo bọn địch khi nghe tiếng xe bọc thép của chúng chạy mỗi lúc một gần.

   - Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội từ nơi xa, Việt vẫn cố gắng bò về hướng đó. Việt đã cố gắng bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi tay của người theo. Việt cũng không ý thức răng mình đang bò đi, mà chính trận đánh đang gọi Việt đến.

   -  Cuối cùng, đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù: một ngón tay của cậu vần còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng và chung quanh cậu, dấu xe bục thép cồn nằm ngang dục. Hình ảnh người lính bị thương vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện được tính cách anh hùng của nhân vật.

III. KẾT BÀI

   Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét, từ tính tình, tình cảm tinh thần chiến đấu, không bằng những sắc màu ưtrng lệ mà qua hàng loạt hình ảnh sống thực, hồn nhiên đầy cảm động. Với ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ những chi tiết về dáng cách, cử chỉ, lời nói của nhân vật, phát huy tối đa lời thoại nội tâm, những độc thoại khi đứt khi nối tưởng chừng như rời rạc nhưng thật chặt chẽ, truyện đã khắc hoạ hình tượng của một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

26 tháng 2 2016

I. Kiến thức cơ bản

1. Tác giả Đọc kĩ phần tiểu dẫn để nắm được những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng. Chúng ta cần lưu ý hai điểm chính sau: - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, đồng thời cũng là giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa, văn nghệ lớn, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Riêng trong lĩnh vực văn học, ông để lại cho nền văn học nước ta nhiều tác phẩm có giá trị, mà tiêu biểu là cuốn sách nổi tiếng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ.

2. Tác phẩm Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dan tộc” là bài viết của Phạm Văn Đồng đăng trong Tạp chí Văn nghệ số 7 – 1963 nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). Đây là bài viết có phát hiện mới mẻ và những định hướng nghiên cứu đúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác phẩm đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay, từ đó phát hiện ra những điều mới mẻ giúp ta điều chỉnh lại cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn ở miền Nam, để càng thêm yêu quý có người và tác phẩm của nhà thơ lớn đó. Bài viết ra đời từ năm 1963, cách đây hơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và mặt tư tưởng. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Những luận điểm lớn của bài văn Bài viết gồm ba phần, ứng với ba luận điểm lớn: - Phần 1: Tác giả nêu luận điểm xuất phát, đó là phải có một cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phảm chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. - Phần 2: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung chứng minh cho luận điểm xuất phát: Cách nhìn đúng đắn đó được cujtheer hóa qua cách đánh giá của tác giả về: + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). + Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung và nghệ thuật). - Phần 3: Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết: đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần mở đầu: “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sức mạnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng. Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với nội dung của bài viết. Nếu có khác với trật tự thông thường (nghiên cứu các tác phẩm theo trình tự thời gian xuất hiện) thì ở đây, tác giả lại nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến Truyện Lục Vân Tiên (truyện Nôm). Phải chăng, tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu? 2. Cách nhìn mới của tác giả Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một phát hiện có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn này. - “Những vì sao có ánh sáng khác thường”: ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản gị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của hai loại văn chương hướng về đại chúng gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không óng mượt, bóng bẩy mà chân chất, xác thực, có chỗ tưởng như thô kệch nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này rất đáng quý, và đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh. - “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy” chính là vì thế! Bởi lâu nay, chúng ta quen nhìn loại ánh sáng khác, vẻ đẹp khác. Đó là văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mỹ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường… Cách nhìn như vậy thật khó đến với văn chương Đồ Chiểu, nói chi đến việc cảm nhận được tình ý sâu xa để tháy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ ông. Vì vậy “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tức phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy, nhưng phải chăm chú nhìn ề sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học). theo một cách khoa học, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu. - Điều này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó là một sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Trên cách nhìn mới mẻ này, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Nguyễn Đình Chiểu như Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao vàng nhìn càng sáng của Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Đoàn Lệ Giang. 3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam - Trước hết là về cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là mọt cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước, theo lí tưởng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dãi”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp là quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: Chở bao nhiêu thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà! Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, và ông đã làm đúng thiên chức đó. - Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đăc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học). 

22 tháng 2 2016

I. Tác phẩm Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:

- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc

- Thực: Nỗi khổ của người dân

- Luận: Tội ác của giặc xâm lược

- Kết: Thái độ của tác giả Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc

Từ tan chợ thể hiện cuộc sống  của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả. Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sat ay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi mất nước. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.

Câu 2. Nỗi khổ của người dân

Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhà và bầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ tấm vì bọn người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm. Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.

Câu 3. Tội ác của giặc xâm lược

Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mịt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đạo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.

Câu 4. Thái độ của tác giả

Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh. Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.

22 tháng 2 2016

1. Bố cục bài văn gồm bốn phần:

Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.

 Thích thực(Từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

 Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ là lờithương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

 Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

2. Câu Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ có hình thức đối ngẫu hai vế. Vế 1 là tình huống của vế 2. Khi quân giặc đến xâm lăng nhân dân là những người đầu tiên đứng lên chống giặc cứu nước. Câu văn đã khái quát chủ đề của toàn bộ tác phẩm là ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa sĩ có tấm lòng yêu nước. Nhân dân là hình tượng nghệ thuật của bài thơ bởi họ moíư là người đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Họ đã sẵn sàng đứng lên đánh giặc. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, những người dân hiền lành đã không cần ai thúc giục, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Khi đất nước lâm nguy, người đứng lên là dân chứ không phải vua quan. Câu thơ này đã thể hiện tấm lòng trọng dân của nhà thơ.

3. Để khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tác giả đã chú ý đến việc khắc họa hình thức bên ngoài, phẩm chất hiền lành chất phác mà anh dũng kiên cường, tinh thần tự giác đánh giặc, xả thân vì đất nước với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (Ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không...; Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có), đối ngẫu (đối ý, đối thanh: chưa quen cung ngựa - chỉ biết ruộng trâu; nào đợi - chẳng thèm, đối hình ảnh: bữa thấy bòng bong - ngày xem ống khói). Người nghĩa sĩ trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm.

Vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường: Ngoài cật một manh áo vải... Trong tay một ngọn tầm vông...

Vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, là tinh thần xả thân vì nghĩa. Họ vốn là những người dân hiền lành chất phác:

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi đáng tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc: ... ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ; ... muốn tới ăn gan, ... muốn ra cắn cổ... Họ đánh giặc bằng những thứ vũ khí đơn giản nhưng với một sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. Họ đã không thể chờ đợi những người có trách nhiệm. Nhà văn đã miêu tả tinh thần anh dũng của những người nghĩa sĩ bằng những hình ảnh:

Hỏa mai đánh bằng ....

Kẻ đâm ngang, người chém ngược...

Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý.

4. Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ được tập trung thể hiện ở đoạn Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng... đến hết. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc.

Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, yêu cuộc sống bìh yên nơi thôn dã nhưng đã sẵn sàng đứng lên cầm giáo cầm mác để đánh đuổi xâm lăng. Họ đã chịu bao gian khổ anh dũng hi sinh, dù thất bại nhưng họ đã khẳng định tinh thần bất khuất kiên cường không cam tâm làm nô lệ của con người Việt Nam. Các chi tiết nổi bật: xác phàm vội bỏ, nào đợi gươm hùm treo mộ, tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta, sống làm chi theo quân tà đạo..., thà thác mà dặng câu địch khái...

Các hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa khái quát, thể hiện một cách trang trọng nỗi đau và sự mất mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Hình ảnh những người thân của người nghĩa sĩ đã tạo  nên giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn Đau đớn bấy !... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Một loạt các từ ngữ biểu cảm, hình thức đối ngẫu được sử dụng thể hiện nỗi xót thương của tác giả đồng thời làm nổi bật phẩm chất của người nghĩa sĩ:  đoái - nhìn, chẳng phải - vốn không, thà thác - cũng vinh.

5. Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ.

Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một bài văn tế hay, xúc động nhất về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

16 tháng 12 2017

bài này ko khó lắm!với mình thì dễ èo