Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm tay níu tre gần nhau thêmThương nhau tre không ở riêngLũy thành từ đó mà nên hỡi ngườiChẳng may thân gãy cành rơ Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măngNòi tre đâu chịu mọc congChưa lên đã nhọn như chông lạ thườngLưng trần phơi nắng phơi sươngCó manh áo cộc tre nhường cho con a, Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?c, Bài thơ...
Đọc tiếp
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơ
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
a, Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
c, Bài thơ trên em nghĩ đến tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ Văn 6.
d, Xác định biện pháp tu từ trong văn bản trên và cho biết tác dụng.
e, Cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre Việt Nam
Trong bài này không có phép so sánh mà chỉ có nhân hóa và ẩn dụ thôi nhé em:
Nhân hóa:
''Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng''
''Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.''
Tác dụng: Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của con người VN qua hình ảnh cây tre, giúp cho câu thơ trở nên có nghĩa và sinh động hơn