Câu 3. Nêu các khái niệm về: nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử. Mỗi loại cho 4 ví dụ minh họa.
(giúp mik với mik đang cần gấp) :>>
(mik lấy bừa đề bài, chắc vậy _^_)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)- Vật thể: là những vật có hình dạng cụ thể, tồn tại xung quanh ta và trong không gian.
- Chất: có trong vật thể hoặc tạo nên vật thể.
Vd: cửa sắt thì cửa là vật thể, sắt là chất.
b)Hỗn hợp: là hỗn hợp hai hay nhiều chất khác nhau được trộn lẫn vào nhau
VD : nước trong tự nhiên ( ao, hồ, sông, suối )
Chất tinh khiết: được tạo thành từ một chất duy nhất
VD: nước cất là chất tinh khiết
c) Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
- K.loại Natri tạo nên từ nguyên tố Na.
- Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim.
- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
d) Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm :
- Hạt nhân tạo bởi proton(p) và nơtron
- Trong mỗi nguyên tử : p(+) = e (-)
- Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
Vd: Nguyên tử Cacbon có số nguyên tử là 6 trong đó có 6p (+) và 6e (-).
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
Ví dụ :Nguyên tố Oxi có số proton là 8+, nguyên tố Cacbon có số proton là 12+
e) Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
Ví dụ: Nguyên tử khối của Nitơ (N) = 14 (đvC), của Magie (Mg) = 24 (đvC
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Ví dụ : phân tử khối của nitơ (N2) bằng 14.2=28 đvC.
bài 1 :
a)Nguyên tử là hạt có kích thước vô cùng nhỏ, tạo các chất. Nguyện tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.
b)Phân tử là hạt đại diện cho chất , gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tích chất hóa học của chất.
bài 2 :
a)Sodium(Na), Oxygen(O), Hydrogen(H)
b)1Na, 1O, 1H
Câu 1 :
+))Nguyên tử gồm hạt nhân nguyên tử và các điện tử (electron)quay xung quanh nó ở vị trí khá xa nên có thể nói rằng nguyên tử có cấu tạo chỉ toàn là khoảng trống.
+) Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
+) viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố:
natri Na p=e=11
magie: Mg p=e=12
sắt: Fe p=e=26
clo Cl:p=e=17
Hợp chất tạo nên bởi 1 nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 2 nguyên tử O.
Do vậy hợp chất có dạng: YO2
MYO2=Y+16.2=Y+32MYO2=Y+16.2=Y+32
→%mO=16.2Y+32=50%→Y=32(u)→%mO=16.2Y+32=50%→Y=32(u)
Vậy Y là S (lưu huỳnh).
Suy ra :
MSO2=32+16.2=64(u)=MCuMSO2=32+16.2=64(u)=MCu
Phân tử chất này nặng bằng nguyên tử Cu.
Ta có :
NTK2O = 16 * 2 = 32 (đvC)
=> NGUYÊN TỬ KHỐI của hợp chất trên là :
32 : 50% = 64 (đvC)
Do trong hợp chất trên gồm nguyên tử Y liên kết với 2 nguyên tử Oxi
=> NTKhợp chất = NTKY + NTK2O
=> 64 đvC = NTKY + 32 đvC
=> NTKY = 32 đvC
=> Y là nguyên tố Lưu huỳnh ( S )
Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.VD:Khí hiđro, lưu huỳnh,..., các kim loại natri, nhôm,... đều được tạo nên từ các nguyên tố hóa học tương ứng là H, S,... Na, Al,... chúng được gọi là đơn chất.
Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên.VD:Nước được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O, muối ăn (natri clorua) từ hai nguyên tố là Na và Cl, axit sunfuric từ ba nguyên tố H, S và O,..., người ta gọi những chất tạo nên từ hai nguyên tố trở lên là hợp chất.
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. VD: Kí hiệu hóa học của canxi là Ca...