K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 7 2018

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

12 tháng 7 2018

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

Viết bài văn nghị luận giải thích :              " Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " . mình gửi các bước lm đây ạ  Các bước làm bài văn nghị luận  Mở bài: -Câu dẫn dắt  -Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài : Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ?  Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa...
Đọc tiếp

Viết bài văn nghị luận giải thích :

              " Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " .

 mình gửi các bước lm đây ạ 

 Các bước làm bài văn nghị luận 

 Mở bài:

 -Câu dẫn dắt 

 -Trích dẫn nguyên câu nói của đề bài “câu tục ngữ” Thân bài :

 Bước 1: Câu dẫn dắt (câu nói trên /câu tục ngữ trên đem đến cho em cảm xúc , bài học hay….) ? 

 Bước 2: Giải thích nghĩa - Nghĩa đen: (giải thích từ ngữ trong câu ) - Nghĩa bóng :( nghĩa khai quát /bài học / lời khuyên ) 

 Bước 3 : Trả lời câu hỏi vì sao ? - Vậy vì sao lại có câu tục ngữ này / câu nói này ? sở dĩ là vì ? ( Nêu lí do / đưa ra lí lẽ / dẫn chứng )

 Bước 4 : Mở rộng đề bài

 - Những người như thế thì sao ? 

- Những người không như thế thì sao ? 

 Bước 5 : Liên hệ thực tế 

 Bước 6 : Đưa ra phương pháp hành động

 Bước 7 : Liên hệ bản thân 

- Kể một câu chuyên của bản thân . 

- Là mộ học sinh …….? 

 Kết bài :

 - Khẳng định lại vấn đề ( tóm gọn /nội dung ) 

 - Nêu suy nghĩ của bản thân .

 

1
17 tháng 3 2022

 Tham khảo :Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.

Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.

Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.

Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.

8 tháng 5 2022

dề văn cực kì cực kì cuốn hut và cái tờ ruýt phục

 

Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:

- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).

- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).

- Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

-văn nghị luận viết ra để thuyết phục người đọc,người nghe đồng tình với tư tưởng,quan điểm được nêu ra trong bài viết

-bố cục văn nghị luận gồm 3 phần

+mở bài:giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích

+thân bài:lần lượt trình bày các nội dung giài thích,sử dụng lập luận giải thích cho phù hợp

+kết bài:nêu ý nghĩa điều giải thích

9 tháng 2 2022

Tham khảo:

Tự phụ nghĩa là : sự kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, điều mình nói là đúng đắn mà coi thường mọi người xung quanh. Hay nói cách khác, tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao bản thân mình trước mặt người khác

Bản thân mỗi con người ai cũng có lối sống, phẩm chất, năng lực... khác nhau. Nhưng điều đó được thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Có người quá tự ti luôn nghĩ năng lực mình thấp kém, có người thì tự phụ nghĩ năng lực mình hơn nhiều người khác. Đó là hai căn bệnh có ảnh hưởng đến học tập và công tác.

Vậy tự ti là gì và biểu hiện của nó như thế nào?. Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp người ta được lòng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong công việc. Ngược lại kẻ tự ti thương không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhát thường tránh xa những chỗ đông người. Không dám mạnh dạng đảm nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì sợ thất bại nên họ thường không có sự mạnh dạn trong công việc nên không bao giờ họ thành công. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Những kẻ ti thường nhút nhát không dám đảm nhận công việc, làm ảnh hưởng đến tập thể chung và bản thân...

Còn tự phụ là gì và biểu hiện của tự phụ như thế nào. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niêm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập. Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khắc phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân, chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc.

9 tháng 2 2022

ảo tưởng sức mạnh =)))

19 tháng 3 2021

nopeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee

9 tháng 1 2022

tham khảo

Chủ nhật hàng tuần, mẹ thường nấu một món ngon cho cả nhà thưởng thức. Phụ mẹ làm bếp, em được ngắm mẹ lúc mẹ nấu ăn.

Mẹ em còn trẻ, chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Hôm nay, mẹ mặc bộ đồ ngắn màu hồng nhạt rất xinh. Tóc mẹ vấn cao, búi gọn trong cái kẹp lưới có gắn nơ màu đen. Một lọn tóc mai gợn sóng loăn xoăn bên mái tóc mẹ làm mẹ thêm duyên dáng. Mẹ rửa sạch tay rồi bắt đầu nấu ăn.

Trước tiên, mẹ thái thịt ra từng mẩu nhỏ bằng con cờ rồi ướp gia vị cho thấm. Bàn tay thon dài của mẹ gọt, cắt, tỉa rau củ thành hình hoa, hình bướm. Mẹ hầm thịt trước rồi làm sốt cà chua. Gò má mẹ hồng lên vì hơi nóng của bếp. Mắt mẹ sáng long lanh, vui vẻ. Mẹ mỉm cười, tươi như hoa bảo em: “Trưa nay, mình ăn bánh mì ra-gu, một món ăn Tây đã Việt hoá.”. Mẹ vừa làm vừa giảng giải cho em cách ướp thịt. Trong lúc chờ thịt hầm mềm, em phụ mẹ nhặt rau sống. Từng lá nhỏ sau khi được ngâm trong nước rửa rau quả. Rửa rau lại bằng nước sạch kĩ lưỡng, mẹ quay rau cho khô nước rồi bảo em bày bàn ăn. Thịt trên bếp đã mềm, mùi thơm bốc lên thật hấp dẫn. Mẹ nêm nếm rồi gật gù: “Hầm với rau củ là vừa ăn.”. Tay mẹ trút chảo sốt cà chua vào thịt, mắt theo dõi váng cà chua nổi lên mặt nước hầm. Nồi thịt sôi vài dạo, mẹ bỏ rau củ vào tiếp và bảo em: “Con bày tô chén và bánh mì là vừa lúc đó.”. Mẹ vặn nhỏ lửa cho ra-gu sôi nhẹ và bày rau sống ra đĩa. Đĩa rau mẹ bày đẹp như đoá hoa xanh biếc có nhụy là màu trắng hơi xanh của dưa leo. Mẹ thăm chừng nồi ra-gu, mẹ xắn một mẩu khoai tây rồi tắt bếp. Món ăn mẹ nấu được múc ra tô chờ cả nhà. Em đi lên nhà mời ông và bố ăn trưa. Ra-gu mẹ nấu ngon thật. Mẹ làm bếp khéo ghê.

Bữa ăn gia đình đầm ấm, vui tươi là hạnh phúc của cả nhà. Mẹ em nấu ăn ngon nên cả nhà em thích ăn thức ăn do mẹ nấu hơn ăn ở nhà hàng. Thỉnh thoảng, để mẹ có thời gian dạo phố, nghỉ ngơi, bố đề nghị cả nhà ăn cơm tiệm một hôm. Mẹ vui vẻ đồng ý và thường chọn món ăn lạ để học cách nấu. Mẹ em rất thích nấu ăn. Em rất tự hào về tài nấu ăn của mẹ. Hằng ngày, nghe lời mẹ chỉ bảo, lớn lên em sẽ cố gắng nấu ăn ngon như mẹ.

22 tháng 2 2022

Tham khảo:

Tet, also known as the Lunar new year festival, is the biggest traditional festival in Viet Nam. Tet is usually from the end of January to early February. Before Tet, the Vietnamese prepare many things for the three main days. They clean their house and decorate with flowers such as a kumquat tree or peach blossom. A huge amount of food will be bought before Tet for making traditional dishes. Banh Chung, Banh Tet, Gio cha, Xoi and Mut, …and candies are the foods that must be eaten on Tet holidays. During Tet, people visit their relatives’ homes and give wishes.

However, the Vietnamese believe that the first visitor a family receives in the year determines their fortune for the entire year, people never enter any house on the first day without being invited first. Another custom is giving lucky money, which is put into a red envelope as a symbol of luck and wish for a new age. Traditionally, elders will give lucky money to children and the oldest people in the family. However, nowadays, people can give it to anyone including friends, parents, neighbors,… Besides, Vietnamese usually go to pagodas or temples to pray for health, wealth, success,… To Vietnamese, Tet is the happiest time of all year round, members in a family can gather together, which is a meaningful message of the Lunar New year festival. All in all, Tet is all about going back to origins, being good to others, enjoying the precious moment, and wishing for the best to come.

25 tháng 2 2022

Bạn viết ngắn gọn lại khoảng 100 từ đc ko