K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2021

Tham khảo

Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

22 tháng 6 2021

Arigato bn nha yeu

Tham khảo

Sắp tới trường em sẽ có ngày hội ẩm thực cho cả trường. Mới vào em đã thấy một không gian tuyệt đẹp . Nào là bong bóng đủ các sắc màu thật sặc sỡ , nào là những chiếc rổ rơm được treo lên tường nhìn rất vui mắt. Những bạn học sinh mặc đò rất nhiều màu. Hồng , tím , vàng đầy đủ. Đi một dãy hàng đồ ăn thật thơm ngon. Xong buổi ăn là đến tiết mục múa hát rất vui nhộn. Sau buổi hội vui vẻ , các bạn đã hết năng lượng và giờ vui đã kết thúc.

8 tháng 5 2022

Tham khảo hơi nhỏ

8 tháng 5 2022

Cứ vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, quê em lại tổ chức ngày hội làng.

Để chuẩn bị cho ngày hội rộn ràng ấy, mọi người đã ríu rít chuẩn bị từ hai, ba hôm trước đó. Nào là các món bánh, kẹo ngon để soạn mâm lễ, và biếu tặng các cụ già, bô lão. Nào là váy áo, giày mũ sao cho thật xinh đẹp và tươm tất. Và tất nhiên là cả việc cử người đến lau chùi dọn dẹp mái đình làng, chuẩn bị cho ngày hội.

Ngày hôm đó, từ tờ mờ sáng, khắp làng đã vang lên những âm thanh xao động. Mọi người thức dậy sớm, sửa soạn tươm tấp, mang theo đồ lễ, hoa quả, bánh kẹo, kéo nhau đến đình làng. Ở đó, được trang trí những cờ, những hoa xinh đẹp, rực rỡ. Khắp sân, là những ô, những phần sân được chia ra để tổ chức các hoạt động.

Sau khi làm xong phần lễ ở trong đình, thì phần hội được bắt đầu. Các quầy hàng với đủ món ăn ngon, hấp dẫn, cùng các sạp hàng với nhiều món đồ xinh xắn đáng yêu thu hút đông người ghé qua. Ở phần sân tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ô ăn quan, múa xòe, ném gòn… thì tiếng cười nói vang lên không ngớt. Khắp nơi, ai cũng tươi vui và phấn khởi. Cảm giác như chẳng biết mệt mỏi là gì cả.

Mãi đến khi ông mặt trời khuất núi, mọi người mới bịn rịn mà ngừng lại để dọn dẹp và trở về nhà. Tuy lễ hội đã kết thúc nhưng dư âm thì vẫn còn mãi trong lòng những người tham gia.

8 tháng 5 2022

đây nhé

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

22 tháng 9 2019

– Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái.

– Mọi người đi xem hội rất đông, hai bên bờ sông Trà Giang rộn rịp.

   

– Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp.

– Ban tổ chức đã chuẩn bị đầy đủ cờ, trống, còi và những bó hoa tươi thắm.

– Vận động viên dự thi đua thuyền là những chàng trai trẻ, vạm vỡ, nhanh nhẹn.

– Hội đua thuyền bắt đầu bằng hoạt động phất cờ và thổi còi của ban tổ chức.

– Những thuyền đua hối hả, các tay chèo thoăn thoắt, nước bắn tung tóe, trông giục tùng ! Tùng !

– Khán giả xem hội vỗ tay cổ vũ, tiếng cười, nói, gọi í ới vang dội trên sông tạo khung cảnh vui tươi, náo nhiệt.

 

– Em rất thích xem hội đua thuyền và rất thán phục những vận động viên chèo thuyền trên sông nước.

Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba Âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ– Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.

Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị  vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là  họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.

Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng.Hát Xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.

Lễ hội Đền Hùng thật sự rất ý nghĩa và hấp dẫn. Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng mà còn là nét đẹp của dân tộc Việt ta, hướng về cuội nguồn. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã được cả dân tộc mang mình dòng máu Lạc Hồng gìn giữ bao đời. Bởi vậy, hễ là “con Lạc cháu Hồng”, thì hãy về thăm Đền Hùng quê em dịp lễ hội. Đừng quên chính hội vào ngày 10 tháng 3, rất hấp dẫn…

29 tháng 3 2019

“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…..” Tiếng trẻ em hát vang ngoài đầu ngõ khiến tâm trạng em trở nên vui vẻ, một mùa lễ hội lại sắp sửa bắt đầu trên quê em. Năm nào cũng thế, cứ đến Rằm Tháng Tám, quê em lại tổ chức lễ hội dành cho trẻ em, là Tết Trung Thu. Đây là lễ hội mà chúng em mong chờ nhất trong năm.

Ở quê em ,Tết Trung thu thường được tổ chức vào tối ngày 14,15 tháng 8 Âm lịch, đây là lúc Trăng lên tròn nhất, sáng nhất, lúc trăng đẹp nhất. Mới chập tối mà trẻ em làng trên xóm dưới đã rôm rả, nhộn nhịp chạy quanh làng với những chiếc đèn lồng trên tay. Vầng trăng trên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc khổng lồ. Ánh trăng rải xuống thế gian như mật ngọt tỏa sáng, soi rõ bóng cây trên mặt đất. Dòng sông cuộn mình trong ánh trăng lung linh, trăng khoác thêm cho sông chiếc áo bằng bạc lấp lánh. Dưới sân đình, những chiếc trại nhỏ xinh đã được dựng lên làm nơi vui chơi cho trẻ nhỏ. Từng đám trẻ con tay cầm đèn lồng các loại: ông sao, cá chép… nối đuôi nhau chơi trò rước đèn, vừa đi vừa cất tiếng hát “Tùng dinh dinh tùng tùng tùng dinh dinh…” nghe thật vui tai. Tiếng trống ếch, trống cơm náo nức, rộn ràng. Các bà, các mẹ tất bật chuẩn bị mâm cỗ Trung thu. Từng gói bánh, quả ngọt được sắp xếp ngay ngắn trên mâm. Trung thu năm nay chúng em còn được tham gia những trò chơi dân gian như nhảy bao bố, đi cầu kiều, kéo co… Những tiếng cười rộn vang cả một vùng. Ngay sau khi những trò chơi kết thúc, tiết mục phá cỗ trông trăng được diễn ra sôi nổi. Những tiết mục văn nghệ đến từ đội thiếu nhi của làng cũng rất hay và đẹp mắt. Vầng trăng trên cao ghé xuống mỉm cười nhìn chúng em.

Em rất thích lễ hội Trung thu ở quê em.

18 tháng 1 2022

trận đấu vật

Trong dịp Tết vừa qua, em được bố mẹ đưa đi chơi các lễ hội ở vùng ngoại thành. Em rất ấn tượng với hội vật ở Đan Phượng. Hội diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm để mừng Đảng, mừng Xuân và hun đúc tinh thần thượng võ của nhân dân. Không khí hội vật rất tưng bừng và náo nhiệt. Một trận đấu vật bao gồm hai người tham gia. Hai đô vật khỏe mạnh, lực lưỡng bước vào sân cúi chào khán giả. Khi trọng tài tít còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu, hai đô vật đôi tay chắc khỏe ra múa khỏi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ. Một hồi, đô vật thắt khăn xanh một tay giữ được chân đô vật thắt khăn đỏ, một tay giữ bờ vai. Khán giả đánh trống, vẫy cờ và hò reo không ngừng cổ vũ trận vật làm không khí càng náo nhiệt. Thân hình hai đô vật dũng mãnh, gương mặt nhễ nhại dưới ánh nắng. Thoắt cái, một đô vật đã vật được đối thủ ngã xuống đất. Khán giả vỗ tay, hò hét để chúc mừng chiến thắng này. Hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật. Hội vật thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong dịp đầu năm của người dân Đan Phượng.

18 tháng 1 2022

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

12 tháng 8 2023

Hội thiếu nhi 

12 tháng 8 2023

Hội gióng

14 tháng 5 2019

Em so với các bạn cùng học, cùng trang lứa thì hoàn cảnh của em có khác hơn. Sự khác hơn đó là em không có cha, mà chỉ có mẹ. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến nay không biết ai là cha mình. Em chưa một lần gọi tiếng cha thiêng liêng đó. Đã nhiều lần em hỏi mẹ em nhưng chỉ được mẹ trả lời qua quýt. Em buồn lắm. Nhưng sống trog tình cảnh đó, em được yêu thương, chăm sóc hết mình. Em được đi học, được ăn ngon mặc đẹp, được mẹ khuyên dạy những điều hay lẽ phải. Lúc nào mẹ cũng lo lắng cho sức khỏe của em. Mẹ thường nói: "Có sức khỏe mới học giỏi được". Rồi mẹ còn dặn em: "Phải chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, các bác, các chú. Với bạn thì con luôn nhớ thân thiện, chân tình".

Cứ như thế, em lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Càng lớn lên em lại càng thương mẹ nhiều hơn vì mẹ vất vả làm lụng nuôi em ăn học. Em cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để mẹ em vui lòng. Em nghĩ như thế và em sẽ làm được điều đó để bù vào khoảng trống cuộc đời của mẹ và của em.

23 tháng 4 2018

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, trọi gà, …
Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước.

 

23 tháng 4 2018

Tết là một trong những lễ hội cổ truyền của người dân Việt Nam. Tết thường bắt đầu từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng giêng âm lịch. Có rất nhiều món ăn đặc biệt được chế biến để chuẩn bị cho mâm cơm tết như: bánh chưng, chả giò, xôi và mứt. Đồ ăn được xem như phản ánh phong tục và tập quán cũng như cách sống của người VN. Ngoài ra, bữa ăn cũng có những món ngon khác như cá, rau củ như để bày tỏ hy vọng về một năm mới thành công và thịnh vượng. Về tâp quán, trẻ con nhận bao lì xì từ ngừoi lớn, chúc tết nhà họ hàng và đi lễ chùa là những hoạt động phổ biến. Tiền lì xì được cho là đem lại hy vọng và sức khoẻ cho trẻ con. Chùa là biểu tượng của sự yên bình, bởi thế mọi người tới đây và cầu nguyện cho năm mới thành công. Theo truyền thống, mỗi nhà được trang trí với cây hoa đào ở miền bắc và cây hoa mai ở miền nam. Ngoài ra, nhà và đường luôn sạch sẽ, và đẹp đẽ bởi vì tất cả đều sẵn sang cho một năm mới. mọi người có không gian ấm cúng và khảong thời gian vui vẻ với các thành viên trong gia đình. Đây là thời điểm để mọi người sống ở mọi miền đất nước sum họp và dành thời gian cho nhau. Tết là cơ hội để mọi người quay trở về nhà sau những áp lực và căng thẳng từ môi trường học tập và làm việc. Tết không chỉ là một ngày lễ thong thường, nó là văn hoá à lối sống của người Việt bởi vì ý nghĩa sâu xa của nó rất thiêng liêng và quan trọng. Nhìn chung, tết không chỉ mang đến niềm vui mà còn là ngày lễ lâu đời vì nó giúp con người trưởng thành qua những trải nghiệm.

Tk mk nha!