Đề tiếng việt thi vào lớp 6 chuyên AMSTERDAM 2013
Bài 1. (2 điểm)
1. Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:
a) Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những………………… trẻ cho đất nước.
b) Em sẽ cố gắng để trở thành một người…………………. vẹn toàn.
c) Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc đã cho thấy ông là người……………………
d) Chúng tôi trầm trồ trước những nét chạm trổ ………………………
2. Nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.
Bài 2. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
[…] (1) Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (2) Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. (3) Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. (4) Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. (5) Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. (6) Vậy các em nghĩ sao? […] (Thư gửi các học sinh – Hồ Chí Minh)
1. Từ Việt Nam trong cụm từ “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” thuộc từ loại gì?………….
2. Câu (4) và câu (5) liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Nêu những từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
3. Theo em, tác giả đặt câu hỏi ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
4. Ghi lại tên một văn bản em đã được học cũng là lời tâm sự với các thiêu nhi được viết vào mùa thu độc lập đầu tiên của nước nhà và cho biết tên tác giả.
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
5. Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có cặp từ trái nghĩa nói đến trẻ em.
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Bài 3. (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
1. Từ “bay” trong đoạn thơ trên thể hiện thái độ gì của tác giả? Tìm hai từ đồng nghĩa với từ đó?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
2. Gạch chân dưới từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ được trích từ đoạn thơ trên:
a) na-pan, hơi độc, nhà thương, trường học
b) ai, để, và, của
3. Đoạn thơ trên có những dòng thơ ngắn kết hợp với những dòng thơ dài chứa từ ngữ lặp lại. Cách viết đó của tác giả có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ?
……………………………………………………………………………………..
ai nhanh và đúng mình tick cho nha nhanh lên mình đang cần gấp
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
4. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Bài 4. (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
[…] Pi-e lấy chuỗi ngọc đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:
– Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!
Pi-e ngạc nhiên:
– Ai sai cháu đi mua?
– Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.
– Cháu có bao nhiêu tiền?
Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:
– Cháu đã đập con lợn đất đấy!
Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:
– Cháu tên gì?
– Cháu là Gioan.
Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:
– Đừng đánh rơi nhé!
Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp đi người anh yêu quý. […].
(Chuỗi ngọc lam – Phun-tơn O-xlơ)
1. Viết lại các câu cầu khiến có trong đoạn trích.
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
2. Nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích trên nhưng lại rất quan trọng? Tình cảm của cô bé Gioan với nhân vật đó như thế nào?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
3. Em hãy viết một đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của mình trước hình ảnh chú Pi-e thấy cô bé Gioan “mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi”.
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
ai nhanh và đúng mình tick cho nhanh lên
Bài 1:
1. Điền từ
a. tài năng
b. tài đức
c. tài trí
d. tài hoa
2. Ghép nối từ và nghĩa của từ
– Trung thành: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó
– Trung hậu: Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một
– Trung kiên: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi
– Trung thực: Ngay thẳng, thật thà
Bài 2:
1. Tính từ
2. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ: “các em”, Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: “đó”
3. Việc đặt câu hỏi cuối đoạn có mục đích: khơi gợi niềm tư hào được trở thành công dân một nước độc lập, sư may mắn, hạnh phúc được học một chương trình giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” và cả ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của các em thiếu nhi phải học tập tốt để xứng đáng với sự hi sinh của bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ cho nền độc lập, tư do.
4. Văn bản Trung thu độc lập của tác giả Thép Mới
5. Câu thành ngữ, tục ngữ nói đến trẻ em có sử dụng cặp từ trái nghĩa:
“Tuổi nhỏ chí lớn”
“Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ ”
Bài 3:
1. Từ “bay” thể hiện nỗi căm giận ngùn ngụt của tác giả trước những tội ác mà đế quốc Mỹ – đứng đầu là Giôn-xơn đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
Từ đồng nghĩa với “bay” là: chúng bay, chúng mày, tụi bay
2. Từ khác loại
a. na-pan
b. ai
3. Những dòng thơ ngắn như những lời kết tội đanh thép, gọi tên chỉ mặt kẻ thù tàn bạo, bất nhân kết hợp với những dòng thơ dài nối nhau như bất tận liệt kê những tội ác khủng khiếp chúng (đế quốc Mĩ) gây nên trên quê hương Việt Nam. Từ “giết” được lặp lại nhiều lần (4 lần) và cấu trúc câu được lặp lại nhằm nhấn mạnh hành động dã man, hủy diệt cả thiên nhiên, con người, cả quê hương xứ sở Việt Nam thân yêu đồng thời thể hiện sự xót xa, căm giận trước những hành động bất nhân phi lí ấy.
4. Qua đoạn thơ vẻ đẹp và đất nước của con người Việt Nam được hiện ra thật cụ thể, sinh động.
Đó là đất nước có thiên nhiên tươi đẹp “đồng xanh bốn mùa hoa lá” với những con người giàu tình yêu thương, hiền lành, chăm chỉ; nơi có truyền thống văn hóa với những “những dòng sông của thi ca nhạc họa” đã và đang nuôi dưỡng bao thế hệ.
Bài 4:
1. Các câu cầu khiến: “Xin chú gói lại cho cháu!”. “Đừng đánh rơi nhé!”
2. Nhân vật chị của Gioan không xuất hiện trong đoạn trích nhưng rất quan trọng. Gioan rất yêu quý và biết ơn chị của mình. Em đã lấy hết số tiền tiết kiệm đập từ con lợn đất ra mua cho chị mình một món quà nhân lễ Nô-en.
3. Viết đoạn văn:
– Chú Pi-e trong bài là một người nhân hậu, chú đã đem lại niềm vui và niềm hạnh phúc cho hai chị em Gioan.
– Chính sự ngây thơ, tốt bụng, thành thực của Gioan, lần đầu tiên khi có món tiền, em đã muốn mua ngay quà tặng chị gái, người đã nuôi dạy mình từ khi mẹ mất mà không nghĩ đến việc mua quà cho mình. Đó là hành động biểu hiện của tình yêu, lòng biết ơn vô bờ bến. Hình ảnh niềm hạnh phúc ngập tràn của Gioan khi em “mỉm cười, rạng rỡ, chạy vụt đi” đã làm chú Pi -e cảm thây xúc động. Nó đã khiến chú Pi-e phải trầm ngâm và rồi nhận ra chủ nhân xứng đáng của chuỗi ngọc sau khi vợ chưa cưới của chú đã qua đời mà chưa kịp đeo nó.
– Chú Pi-e trao chuỗi ngọc lam cho cô bé với tất cả sự hào hiệp và thanh thảnh.
hok tốt