K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2018

4. Nội dung chính : Phản ánh thân phận lênh đênh chìm nổi và phẩm chất cao quý của người phụ nữ trong thời đại phong kiến đồng thời cảm thông cho số phận của họ.

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu 1:

* Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

 

* Khác nhau:

- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)

+ Ta: Khách (bạn)

=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

- Trong bài qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng

- Cụm từ ta với ta:

+ Bà Huyện Thanh Quan: Biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ

+ Nguyễn Khuyến: Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy.

Câu 2:

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ xinh. Ở bên phải góc vườn, bố em trồng rất nhiều các loại rau như rau ngót, rau mồng tơi. Ở trong cùng, bố còn trồng một cây bưởi rất lớn, năm nào cũng cho nhiều trái ngon. Góc bên phải thì mẹ em trồng vài khóm hồng nhung. Mỗi khi hoa nở, bông hoa nở to, đẹp vô cùng. Lúc ấy, mẹ sẽ cắt vài bông đem vào cắm ở bình hoa trong nhà. Riêng em, cũng được bố mẹ ưu ái dành riêng cho một góc nhỏ. Ở đó, em trồng những cây hoa mười giờ nhiều màu sắc. Sau một thời gian chăm sóc, các thân cây đã mọc ra nhiều nhánh con, bám chắc vào nhau như một tấm thảm xanh mướt, điểm xuyết các đóa hoa. Khu vườn là nơi để gia đình em chăm sóc và thư giãn mỗi dịp cuối tuần. Hằng ngày, mọi người thường xuyên dành thời gian tưới nước cho những cây mà mình trồng. Nhờ vậy, em cảm thấy vui vẻ và thêm yêu khu vườn hơn.

 

6 tháng 12 2018

Nghe hơi mẹ, chim non nhích nhích dần ra, cố vươn cao cái mỏ hồng hồng, há thật rộng để chờ mồi như đứa trẻ đói lòng đang chờ bầu sữa mẹ. Chim mẹ đứng phía trên, cẩn thận mớm mồi cho con. Chú chim non nuốt lấy, nuốt để, vừa hết miếng này lại há họng chờ miếng khác. Đến lúc hết thức ăn rồi mà chú vẫn còn đòi mẹ mớm mồi. Chim mẹ rỉa lông cho con như người mẹ âu yếm con mình.

13 tháng 4 2021

tham khảo nhé :

Sinh ra và lớn lên nơi vùng quê thanh bình, êm ả, em đã quen với hình ảnh từng đàn bồ câu trên những mái ngói đỏ tươi. Có lẽ vì thế, tình cảm dành cho loài chim này trở nên sâu sắc hơn. Mỗi chú chim đều có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp. Chúng khoác lên mình bộ lông trắng tinh, cũng có con điểm thêm chút màu đen, xám. Lông chim mượt mà, mịn màng như nhung, sờ vào cảm giác rất thoải mái. Không giống như chim đại bàng to lớn, bồ câu có thân hình mảnh mai, bé nhỏ. Con trưởng thành to như cái bình trà của ông nội, con non thì chỉ bé bằng nắm tay trẻ con. Cái đầu chúng chỉ nhỉnh hơn hạt mít một chút, nho nhỏ, xinh xinh, lắc la lắc lư rất đáng yêu. Đẹp nhất ở loài chim này là đôi mắt đen láy, tròn xoe, long lanh sáng ngời lại ánh lên vẻ hiền dịu hiếm có. Những người có đôi mắt đẹp đều được ví như đôi mắt bồ câu... Em rất thích chơi cùng bồ câu nên cứ mỗi chiều chiều em lại mang ít thóc cho chim ăn và chơi cùng nó.

Tham khảo nhé !

Milu là chú chó bà ngoại cho em trong đợt nghỉ hè về quê vừa qua. Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Milu đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Milu nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! Chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người, đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.

15 tháng 4 2019

Bài làm tham khảo

   - Tả hình dáng chú bò.

   Chú bò nhà tôi mập mạp khoác lên mình một bộ lông vàng mượt đẹp như một tấm áo choàng. Cái đầu nghiêng nghiêng nhìn trông thật hiền lành. Đôi mắt tròn xoe với hàng lông mi dài. Cái mũi đen bóng được thắt một sợi dây thừng. Bốn cái chân như cái cột nhà. Bộ móng màu đen nện trên nền đất nghe cộp cộp. Hai hàm răng của bò rất trắng và đều đặn. Hai tai chú vểnh lên như hai cái lá mít. Chú là con bò đẹp nhất vùng.

   - Tả hoạt động của con vịt đang kiếm mồi trong ao.

   Ở trên bờ, chú đi lại rất chậm chạp, thế nhưng khi xuống nước, chú bay rất nhanh giống như một chiếc thuyền đang lướt trên mặt nước. Thỉnh thoảng, chú lại chổng ngược đuôi lên trời, đầu cắm xuống nước đế bắt mồi. Khi ăn no, chú vươn mình vỗ đôi cánh phành phạch, miệng kêu “cạc, cạc...”

   ... Sau một hồi rỉa lông, chú lạch bạch đi lại trên bờ, đuôi ngúc ngoắc trông thật buồn cười. Chợt mắt chú sáng rực lên, hình như chú đã phát hiện thấy một con cá đang bơi. Chú lật đật sà xuống đầm, đôi chân bơi nhanh, đẩy thân mình lướt trên mặt nước và cặp ngay con cá con vào mỏ. Sau đó, chú xốc mấy cái rồi nuốt chửng con cá vào bụng.

   - Tả hình dáng chú gà trống.

   Trống cồ đã trưởng thành, toàn thân chú phủ một lớp lông màu vàng rực pha lẫn những chiếc lông màu đen xanh óng ả như rắc hạt kim cương. Bao quanh cái cổ là một lớp lông mịn và mềm như nhung thầm, làm cho da cổ vốn lúc nào cũng đỏ au càng thêm rắn rỏi. Đôi chân vừa to lại vừa cao được bao bọc bởi một lớp vảy sừng màu vàng sậm. Hai cái cựa chòi ra như hai mũi đinh mười, nhọn hoắt, một thứ vũ khí lợi hại giúp chú đánh bại mọi đối thủ trong xóm, nâng chú lên địa vị “thống soái”. Bộ lông đuôi của chú vừa dài vừa cong óng ả, rất hợp với đôi cánh như hai vỏ ốc khổng lồ úp hờ bên sườn. Đôi mắt chú thật tròn, to, đen lóng lánh lúc nào cũng ươn ướt như có nước.

I, nội dung ôn tập1.cổng trường mở ra2.mẹ tôi3.cuộc chia tay của những con búp bê4.sông núi nước nam5.phò giá về kinh6.bài ca côn sơn7.bánh trôi nước8.qua đèo ngang9.bạn đến chơi nhà 10.xa ngắm thác núi lư11.cảm nghĩ về đêm thanh tĩnh12.ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêII, luyện tập1,ôn tậpôn: cổng trường mở ra,cuộc ct của những con búp bê,sông núi nước năm,qua đèo ngangnếu tên tác...
Đọc tiếp

I, nội dung ôn tập

1.cổng trường mở ra

2.mẹ tôi

3.cuộc chia tay của những con búp bê

4.sông núi nước nam

5.phò giá về kinh

6.bài ca côn sơn

7.bánh trôi nước

8.qua đèo ngang

9.bạn đến chơi nhà 

10.xa ngắm thác núi lư

11.cảm nghĩ về đêm thanh tĩnh

12.ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

II, luyện tập

1,ôn tập

ôn: cổng trường mở ra,cuộc ct của những con búp bê,sông núi nước năm,qua đèo ngang

nếu tên tác giả,thể loại,hoàn cản sáng tác nội dung,nghệ thuật

2. qua đèo ngang,bánh trôi nước,sông núi nước nam,
-mỗi bài thơ viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nêu các cảm nhận về

+ nêu cảm nhận về bài thơ

+Nêu cảm nhận về tâm trạng củ tác giả trong bài thơ qua đèo ngang

+Nêu cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong bài bánh trôi nước

 

2
8 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

tôi mong các bn ko làm như vậy

4 tháng 2 2018

Dài wá

29 tháng 1 2016

:)=)

Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả[1][2].

Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Các loài khác ký sinh trên các động vật khác, bao gồm khỉ,động vật gặm nhấm, chim và bò sát. Các sinh vật ký sinh này luôn luôn có 2 vật chủ trong vòng đời của chúng: một vật chủ muỗi và một vật chủ là động vật có xương sống.

Ở ngoài cơ thể, Plasmodium cần những phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc giữ ở nhiệt độ lạnh để sống còn. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu,Plasmodium chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Đời sống của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều do vậy tồn tại lâu dài trong cơ thể[3]. Plasmodium có 2 phương thức sinh sản, sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi Anopheles. Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm thành phần chính là nhân, nguyên sinh chất và một số thành phần khác, chúng không có không bào nên mọi hoạt động di dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào, do không có bộ phận di động nênPlasmodium thường phải ký sinh cố định.

Ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở người không phải chỉ bao gồm một loài duy nhất, ngược lại chúng gồm nhiều loài, có hình thái và khu vực sinh sống khác nhau, sau đây là những loại chính:

1. P.falciparum: Gặp nhiều ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao. Loại ký sinh trùng sốt rét này hay gặp ở châu Á (đặc biệt là vùng Đông Nam Á), châu Phi, châu Mỹ La Tinh và ít gặp hơn ở châu Âu. Hiếm gặp P.falciparum ở nơi có bình độ cao.

2. P.vivax: Gặp nhiều ở châu Âu, còn châu Á và châu Phi chỉ gặp nhiều ở một số nơi.

3. P.malariae: Xuất hiện nhiều ở châu Âu, châu Phi, ít hơn ở châu Mỹ, còn châu Á rất hiếm gặp.

4. P.ovale: Nói chung hiếm gặp trên thế giới, chủ yếu gặp ở trung tâm châu Phi[3].

Chu kỳ của các loại Plasmodium ký sinh ở người[sửa | sửa mã nguồn]

Cả bốn loại ký sinh trùng sốt rét trên tuy có khác nhau về hình thái học nhưng diễn biến chu kỳ ở người và muỗi truyền bệnh tương tự nhau, gồm 2 giai đoạn[3]:

  • Giai đoạn sinh sản và phát triển vô tính trong cơ thể người.
  • Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles truyền bệnh.

Trong đó người là vật chủ phụ, muỗi là vật chủ chính, thiếu một trong 2 vật chủ này thì Plasmodium không thể sinh sản và bảo tồn nòi giống được.

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người chia làm hai thời kỳ, thời kỳ phát triển trong gan và thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu. Quá trình cụ thể như sau: muỗi Anopheles mang mầm bệnh (thoa trùng) đốt người, thoa trùng từ nước bọt của muỗi truyền vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan, vì tại giai đoạn đó máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển, thời gian chúng ở trong máu chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.

Thoa trùng xâm nhập tế bào gan và bắt đầu phân chia, đến một lượng nhất định làm tế bào gan bị vỡ ra giải phóng những ký sinh trùng thế hệ mới, đây là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng. Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập hồng cầu, chúng sinh sản vô tính tại đây đến mức độ đầy đủ làm vỡ hồng cầu giải phóng ký sinh trùng, đại bộ phận những ký sinh trùng này sẽ lại thâm nhập vào hồng cầu khác để tiếp tục sinh sản vô tính.

Nhưng một số mảnh ký sinh trùng khác trở thành những thể giao bào đực cái, nếu muỗi hút những giao bào này, chúng sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở trong dạ dày của muỗi, nếu không được muỗi hút thì sau một thời gian sẽ bị tiêu hủy. Khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu tùy từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ, đo đó trong khoảng thời gian này cơ thể người thường bị sốt rét cách nhật. Sốt rét cách nhật thường xảy ra hàng loạt sau mỗi 24 tiếng đồng hồ.[3]

Giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành những giao tử đực và cái, qua sinh sản hữu tính sinh ra thoa trùng. Các thoa trùng đến tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi là tiếp tục truyền bệnh cho người khác.

 

    20 tháng 12 2016

    Đề 3:

    Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỷ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tình.

    Đèo Ngang là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào Nam nhận nhiệm vụ. Xa quê hương, gia đình, người thân lòng nữ sĩ không khỏi bâng khuâng. Tín hiệu nghệ thuật đầu tiên người đọc nhận thấy là bóng xế tà. Tới đây mặt trời sắp lặn, hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đang chìm dần vào cõi hư vô vắng lặng. Có chăng chỉ còn lại những tia sáng yếu ớt cuối chiều. Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Không gian và thời gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt của người lữ thứ tha hương:

    Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

    Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

    Buổi chiều mà lại là chiều tà gợi cho người ta thêm nhớ hơn. Nữ sĩ cũng vậy, khoảng thời gian ấy thích hợp nhất cho sự bộc lộ tâm trạng nhớ nhung khắc khoải. Lữ thứ chân bước vội cũng như cánh chim chiều mau cánh tìm chỗ trú ngụ, lũ trẻ chăn trâu gọi bạn hồi thôn. Không chỉ có trong bài thơ này, trong bài Chiều hôm nhớ nhà ta cũng bắt gặp tâm sự đó.

    Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

    Ráng chiều gợi tâm trạng nhớ thương. Hoành sơn vốn nổi tiếng hùng vĩ hoang sơ. Trong khung cảnh ấy trước mắt thi nhân cỏ cây hoa lá chen chúc nhau tìm chút ánh sáng mặt trời. Một mình trên đỉnh núi non hiểm trở lại càng cảm thấy trống vắng. Mặc dù cảnh vật hữu tình: cỏ cây, hoa lá, sông nước, biển khơi ... Có lẽ lòng nữ sĩ chợt nhớ, hay nói cho đúng hơn hình ảnh người thân, gia đình, quê hương chợt hiện về. Đây cũng là lúc bữa cơm chiều đang đón đợi, cả nhà sắp tụ họp bên nhau... Vậy mà giờ đây một mình cất bước nơi đất khách quê người.

    Đang nao lòng buồn bã, phía xa xa dưới chân đèo xuấi hiện hình ảnh:

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú

    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

    Cảnh vật sự sống thật vắng vẻ: mấy bác tiều phu lom khom đốn củi, vài ngôi nhà chợ liêu xiêu. Lối đảo ngữ được vận dụng rất thần tình, hình ảnh này gợi một sự so sánh liên tưởng tới cuộc sống tẻ nhạt, tiêu xơ. Nó khác hẳn chốn kinh kỳ náo nhiệt đua chen. Nhà thơ đi tìm sự sống, nhưng chốn Đèo Ngang khiến cho lòng Bà đầy thất vọng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh tạo nên hình ảnh tiêu điều xơ xác của cuộc sống chốn đèo Ngang.

    Trong sự vắng lặng ấy xa xa nghe có tiếng kêu đều khoan nhặt man mác nhớ thương của quốc quốc, gia gia. Tương truyền sau khi vua Thục là Lưu Bị bại trận trước Lục Tốn của Đông Ngô, ông chạy về thành Bạch Đế và mất tại đó. Sau khi mất Thục Đế đã hoá thành con chim quốc thể hiện niềm đau xót mất nước. Khung cảnh da diết tiếng chim kêu chiều buồn bã gợi ta nhớ những câu thơ:

    Đây bốn bề núi núi

    Hiu hắt vắng tăm người

    Đèo cao và lưng hẹp

    Dăm túp lều chơi vơi

    Tiếng chim quốc, gia gia do chính bà cảm nhận hay là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ. Đến đây nỗi lòng thi nhân đồng điệu với ông vua Thục muốn níu kéo những kỷ niệm xưa, hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son. Tiếng chim gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà đến nao lòng. Nhớ về gia đình, nhớ về đất nước - phải chăng chính sự hoài niệm về triều đại nhà Lê mà bà từng sống. Thái độ của nữ sĩ là phủ nhận thực tại, tìm về quá khứ. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” trong hoàn cảnh này điều đó hoàn toàn hợp lý.

    Khép lại bài thơ là cả một tâm trạng dồn nén:

    Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

    Một mảnh tình riêng, ta với ta

    Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.

    Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.

    Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình, nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.