Trong bài thơ" Cửa sông ", nhà thơ Quang Huy viết :
" Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng... nhớ một vùng núi non..."
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong khổ thơ trên ? Biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần nói lên điều gì về " tấm lòng " của cửa sông đối với cội nguồn ?
Mong m.n giúp đỡ ! ^_^
- Hình ảnh nhân hóa:
+, Cửa sông: giáp mặt cùng biển rộng, chẳng dứt cội nguồn
+, Lá: nhớ núi non
Biện pháp nhân hóa khiến hình ảnh cửa sông hiện lên thật sinh động, có tâm tư, tình cảm như con người. Sự gắn bó với cội nguồn của cửa sông thật bền chặt, thủy chung chẳng dứt cội nguồn và nỗi nhớ về 1 vùng núi non, về khởi nguồn sinh ra mình thật da diết, chân thành. Tình cảm ấy thật đáng quý và đáng trân trọng bởi nó chân thành, tha thiết và tình nghĩa.
Biện pháp nhân hóa.
Nói lên tấm lòng chung thủy của cửa sôn đối với cội nguồn, tình yêu quê hương đất nước.