Ai có để kiểm định chất lượng lớp 5 cho mik link nha!
Toán và Tiếng Việt!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài: Phong cảnh đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 68.
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn Minh Tuấn
b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?
a. Ba Vì.
b. Nghĩa Lĩnh.
c. Sóc Sơn.
d. Phong Khê.
Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?
a. Phú Thọ.
b. Phúc Thọ.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây
Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?
a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.
b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.
c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.
d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.
Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?
a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.
d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.
Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Lặp từ ngữ.
b. Thay thế từ ngữ.
c. Dùng từ ngữ nối.
d. Dùng quan hệ từ.
Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.
Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.
b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.
c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.
d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
Viết câu của em:………………………..
II - Phần viết:
1 . Chính tả: (Nghe – viết)
Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)
(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)
2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích.
2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
Bạn có cần Đáp án luôn ko?
Đề kiểm tra Cuối kì 1 Toán lớp 5 (Đề 2)
Bài 1. Viết các số sau:
a) Bốn mươi ba phần mười:
b) Bảy và mười lăm phần mười bảy:
c) Chín phẩy ba mươi bảy:
d) Hai mươi phẩy mười một:
Bài 2. Viết vào chỗ chấm:
a) 23/100 đọc là: ……….
b) 101,308 đọc là: ….
Bài 3. Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chữ số 3 trong số 25,317 có giá trị là:
A. 3 B. 30 C.3/10 D.3/100
b)509/100 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 0,59 B. 5,9 C. 5,09 D. 5,009
c) Số bé nhất trong các số: 7,485 ; 7,458 ; 7,548 ; 7,584 là:
A. 7,485 B. 7,458 C. 7,548 D. 7,584
d) 3dm2 8cm2 =……..dm2
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 38 B. 3,08 C. 3,8 D. 3,008
Bài 4. Đặt tính rồi tính:
a) 45,7 + 24,83 b) 92,5 – 8,76
c)4,29 x 3,7 d) 114,21 : 2,7
Bài 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 84 phút = 1,4 giờ b) 0,016 tấn = 160kg
c) 2 500 000 cm2= 25 m2 d) 12m2 6dm2 = 12,06 dm2
Bài 6. Tùng có 38 viên bi gồm hai loại bi xanh và bi đỏ, trong đó có 13 viên bi đỏ. Tìm tỉ số phần trăm số bị đỏ và bi xanh của Tùng.
Bài 7. Một hình tam giác có độ dài đáy là 24cm, chiều cao bằng độ dài đáy. Tính diện tích hình tam giác đó.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2018 - 2019
A. Đọc thành tiếng: (5đ)
- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI
B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)
1. Đọc thầm bài:
Về ngôi nhà đang xây
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Đều qua những ngày xây dở.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh…
2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?
a. Sáng
b. Trưa
c. Chiều
Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:
a. Sửa đường
b. Xây nhà
c. Quét vôi
Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:
a. Chiều/ đi học về
b. Chiều đi/ học về
c. Chiều đi học/ về
Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?
a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.
c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.
Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.
b. Thị giác, vị giác, khứu giác.
c. Thị giác, thính giác, khứu giác.
Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”
a. Trụ
b. Trụ bê tông
c. Trụ bê tông nhú lên
Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.
a. còn
b. và
c. mà
Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:
a. Cùng nghĩa
b. Nhiều nghĩa
c. Đồng âm
Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.
C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)
1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.
Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)
2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.
Cái này?
https://tailieumontoan.com/download-toan-boi-duong-hoc-sinh-lop-5-nguyen-ang-1220/
PHẦN I: Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào các chữ A, B, C, đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Số thập phân 0,9 được viết dưới dạng phân số là:
A. 9/10 B. 9/100 C. 9/1000
Câu 2. 25% của 120 là:
A. 25 B. 4,8 C. 480
Câu 3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 2 tấn 17kg =......kg
A. 217 B. 2017 C. 2,017
Câu 4. Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình lập phương đó là:
A. 25 m3 B. 125 m3 C. 100 m3
Câu 5: Đúng ghi Đ,sai ghi S vào ô trống:
1/2 giờ = 30 phút
2 ngày 4 giờ > 24 giờ
Câu 6: 4,8m3 =....dm3:
A. 48m3 B. 480dm3 C. 4800dm3
PHẦN II: Tự luận
Câu 7: Đặt tính rồi tính:
a. 96,2 + 4,85 b. 5,28 : 4
Câu 8: Tìm x và tính giá trị biểu thức.
10 - x = 46,8 : 6,5 16,5 x (2,32 - 0,48)
Câu 9: Viết số thích hợp vào chỗ .....chấm:
a) 12 ngày = ..........giờ b) 1,6 giờ =...........phút
Câu 10: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của 3 kích thước của một hình hộp chữ nhật trên. Tính:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật
b) Thể tích hình lập phương.
còn lớp 6 mk ko tìm đk
thông cảm nha
1. Đọc hiểu văn bản (4 điểm)
Cho bài văn sau:
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
- Cháu đã ăn cơm chưa?
- Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? M1
a. Ồn ào.
b. Nhộn nhịp.
c. Yên lặng.
d. Mát mẻ.
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? M1
a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm M2
Thanh cảm thấy …………………………………………… khi trở về ngôi nhà của bà.
Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? M 3
Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? (Viết 4 – 5 câu) M4
2. Kiến thức Tiếng Việt (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? M1
a. Âm đầu và vần.
b. Âm đầu và thanh.
c. Vần và thanh.
d. Âm đầu và âm cuối.
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? M2
a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.
d. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng.
Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” M2
a. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)
b. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)
c. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)
d. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)
Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩ của tiếng tiên trong từ đầu tiên: M2
tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết..
Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. M3
bạn ơi lên trang của phòng giáo dục xem có chưa
Mk có nhưng mà....Ko nói đc.Bạn phải tự học chứ như vậy mới giỏi đc.