Nghị luận xã hội ‘Rừng vàng biển bạc’
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
anh trai có thể tham khảo ở đây nha
http://tailieu.metadata.vn/chi-tiet/-/tai-lieu/mot-so-%C4%91e-thi-nghi-luan-xa-hoi-ve-van-%C4%91e-bien-%C4%91ao-pdf-15427.html
refer
Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà, song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.
Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gây nguy hiểm cho xã hội như: ma tuý, mại dâm, tội phạm… Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe dọa khủng khiếp của toàn nhân loại. Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên. Vì thế, ta cần tự chủ bản thân. Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”. Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau, cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa. Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.
Thay vì cam chịu đứng nhìn, chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện, tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý, những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”. Nhưng hơn bao giờ hết, tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tùy thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người. Vì thế, ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân, nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích, những trò ăn chơi sa đoạ. Tuy một ngày, chúng có thể không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.
Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm: “Vui có chừng - Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay, làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng. Những người cả tin, sống ăn chơi, đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội thật đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gây ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình. Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của tòa án lương tâm.
Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng. Họ xứng đáng nhận được sự thương yêu và trân trọng của mọi người. Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.
Tham khảo:
Khi xã hội của chúng ta ngày càng phát triển thì kéo theo sự phát triển đó là rất nhiều tệ nạn xã hội có thể làm ảnh hưởng tới nhân cách đạo đức của các bạn trẻ chúng ta. Những người trẻ thường là những người ham học những cái mới, tính tình còn suy nghĩ chưa chín chắn sốc nổi nên thường thích thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Các bạn trẻ cũng thường dễ bị cám dỗ lôi kéo vào các tệ nạn xã hội khiến cho các bạn dần dần sa ngã tuột dốc và đánh mất đi tương lai của tươi đẹp của mình. Vì vậy chúng ta cần nói Không với các tệ nạn xã hội
Các tệ nạn xã hội không bao giờ loại trừ bất kỳ một ai nếu chúng ta không cương quyết tránh xa nó, không mạnh mẽ nói không với các tệ nạn xã hội, thì tới một lúc nào đó chính chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của các loại tệ nạn xã hội. Hiện nay, có rất nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm có khả năng tàn phá sức khỏe và tâm hồn của các bạn trẻ một cách nhanh chóng và ghê gớm như ma túy, game online, các loại chất kích thích như cồn, thuốc lá, cờ bạc.. Những loại tệ nạn xã hội này đều đáng nguy hiểm và biến một con người khỏe mạnh trở thành nô lệ của nó. Biến một người học sinh chăm ngoan học giỏi, hiếu lễ với thầy cô trở thành một học trò cá biệt, nỗi đau trong lòng thầy cô cha mẹ…Khi một con người bị lây nhiễm các tệ nạn xã hội thì thường đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp của mình. Họ không còn được mọi người yêu mến, dần dần biến chất, từ một người trung thực ngay thẳng, hiền lành, chăm ngoan, họ dần dần biến thành một kẻ gian dối, thường xuyên lừa dối bạn bè thầy cô, cha mẹ của mình. Khi họ đã dính vào các tệ nạn xã hội thì thường bê trễ học hành, và nhu cầu về tiền bạc tăng cao. Lúc đầu để có tiền họ sẽ nói dối cha mẹ để xin tiền, sau nữa họ bắt đầu vay mượn bạn bè của mình, rồi để có tiền đáp ứng cho những thói hư tật xấu của mình, đáp ứng cho nhu cầu của các tệ nạn xã hội họ có thể ăn cắp, ăn trộm trở thành những con người đáng sợ trong xã hội.
Sức mạnh của tệ nạn xã hội là vô cùng lớn nó hủy hoại tâm hồn, nhân cách, sức khỏe, tương lai của một con người. Khi một người đã dính vào các tệ nạn xã hội thường con người đó không còn giữ được sự tôn nghiêm của mình nữa. Họ trở thành một thành phần đáng sợ bị xã hội lên án và xa lánh. Họ trở thành một phần tử làm nhiễu loạn cuộc sống bình yên của những người dân lương thiện. Tất cả các loại tệ nạn xã hội đều nguy hiểm và có sức tàn phá vô cùng mạnh mẽ. Khi là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là thế hệ trụ cột của tương lai, là những chủ nhân mai sau của đất nước ta, thì chúng ta cần phải nói không với các tệ nạn xã hội. Hãy tránh xa sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội, không để cho các thành phần xấu lôi kéo mình vào con đường sai trái. Bởi khi đã sa chân vào dù chỉ một lần bạn muốn rút chân ra cũng khó. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải tỉnh táo để làm chủ tương lai, làm chủ vận mệnh và cuộc sống của chính mình.
Mỗi chúng ta hãy phát huy vai trò bản lĩnh của mình để không bao giờ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Một xã hội văn minh là một xã hội mà mỗi người dân đều sống lành mạnh, sống có ích cho xã hội và nói không với các tệ nạn xã hội. Muốn xây dựng một cuộc sống như vậy mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ tác hại của tệ nạn xã hội và thái độ tự phòng tránh miễn nhiễm với các tệ nạn xã hội không nên để cho các thói hư tật xấu mua chuộc lôi kéo mình.
Bên cạnh đó gia đình nhà trường cần phải có nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho học sinh của mình thấy rõ được tác hại của các tệ nạn xã hội để các bạn học sinh tự ý thức được và tránh xa nó. Trong thực tiễn cuộc sống nhiều gia đình đã vô cùng ngỡ ngàng đau xót khi thấy con em mình rơi vào các tệ nạn xã hội, và phạm tội vô cùng nguy hiểm. Nhưng họ không bao giờ ngờ được rằng con em mình lại có thể hành động như vậy, điều đó cho thấy sự quan tâm theo dõi bám sát tâm lý của con trẻ của các bậc phụ huynh chưa thật sự tốt. Họ luôn để con em mình tự phát triển và chỉ mải mê chạy theo cuộc sống mưu sinh mặc con mình muốn làm gì thì làm, chỉ tới khi xảy ra chuyện thì họ mới ngỡ ngàng hối hận thì đã muộn màng.
Chúng ta đừng để tình trạng khi đã mất bò mới lo làm chuồng. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức với cuộc sống của mình, hãy cương quyết nói không với các tệ nạn xã hội và tuyệt đối tránh xa chúng để xây dựng một tương lai lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội.
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn "thi nhau" phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản... xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài. Một số người cho rằng, một phần "lớn" là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng - đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng - Việt Nam "rừng vàng, biển bạc", làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng.
Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào "đào bới, chặt hạ" thiên nhiên...
Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa/internet.
Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. "Rừng vàng, biển bạc" là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta "rừng vàng, biển bạc"? Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam...
Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao?
Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam "rừng vàng, biển bạc". Người nói nước ta "rừng vàng, biển bạc", nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. "Nước ta có "rừng vàng, biển bạc", nhân dân ta cần cù" (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). "Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu..." (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962). Đặc biệt, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: "... Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý" (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: "Tục ngữ ta có câu "rừng vàng, biển bạc". Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?".
Như vậy, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc.
Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam "rừng vàng, biển bạc" làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung... là hết sức sai lầm.
Nhớ k nha.
Bài làm
“Rừng vàng biển bạc” là câu nói rất hay, đúng đắn để nói về ý nghĩa của rừng và biển, nơi đây là nguồn sống của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người đất nước ta.
Rừng – biển là những tài nguyên thiên nhiên tự nhiên tồn tại trên trái đất như một lẽ hiển nhiên. Rừng và biển là những nơi tạo ra những giá trị vật chất và cả tinh thần cho con người trên toàn thế giới. Rừng cho gỗ, cho rau, cho hoa quả…Biển cho tôm cá…đây đều là những sản vật rất cần thiết trong đời sống con người, có giá trị kinh tế rất cao. Ý nghĩa thành ngữ "Rừng vàng biển bạc" này được ông cha ta dành để ví von về sự giàu có và lợi ích của nó cho cuộc sống con người, nhưng nhiều khi còn là nhiều hơn thế. Rừng, biển là nơi chất chứa những tài nguyên là nhu yếu phẩm nuôi sống con người. Và hơn hết, nó còn là nơi nuôi dưỡng tinh thần của bao thế hệ con người Việt. Những nơi đó là những kỉ niệm về tuổi thơ, là những trải nghiệm của tuổi trưởng thành, là nơi người ta muốn đến để nghỉ ngơi, thư giãn. Rừng và biển là quê hương, là xúc cảm của biết bao tâm hồn con người.
Tuy nhiên, một điều đáng nói hiện nay, một điều thật sự rất buồn, đó là tình trạng rừng, biển bị khai thác, tàn phá một cách nghiêm trọng. Nạn phá rừng khiến chim muông không còn chỗ dung thân, lũ lụt, xói mòn gây ra bao nhiêu nghịch cảnh thương tâm. Biển bị khai thác triệt để, các loài sinh vật biển cạn kiệt dần. Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường cả rừng và biển, khiến cho sự ảnh hưởng đến với chính những người dân. Chúng ta – những con người được hưởng thụ những điều quý giá từ biển và rừng nên biết bảo tồn, giữ gìn môi trường rừng và biển
Chúng ta cần có ý thức về vấn đề rừng – biển tuy là của thiên nhiên, tạo hóa nhưng không phải là vô tận. Cần nhận thức được rõ vấn đề này và giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhận thức được thực trạng về tài nguyên mà người ta vẫn nói là “rừng vàng biển bạc” để có các biện pháp khai thác, bảo tồn hợp lý.
Điều này không hề khó thực hiện. Trước hết cần sự vào cuộc của môi trường giáo dục. Thông qua giáo dục, các thầy cô sẽ giảng giải, định hướng cho các em về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, từ việc nhận thức được giá trị đến cách sử dụng và hướng bảo tồn. Tiếp theo đó là về phần các phương tiện truyền thông đại chúng, báo, đài sẽ tuyên truyền, làm tiếp công tác dân vận.
Việt Nam ta là một đất nước của rừng và biển với đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm tới ba trên bốn phần diện tích lãnh thổ, điều đó cho thấy, đất nước chúng ta dựa vào nguồn sống từ rừng và biển rất nhiều. Tuy nhiên, tài nguyên rừng, biển phong phú và đa dạng đòi hỏi người dân cần phải biết sử dụng, khai thác một cách hợp lý để rừng và biển mãi là niềm tự hào trong cuộc sống của người dân Việt.
Tài nguyên thiên nhiên rừng và biển nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. rừng và biển. Tâm hồn quê hương, những nỗi lòng của biết bao thế hệ người con dân tộc cũng được gửi gắm nơi rừng vàng, biển bạc này
Bài tham khảo
Câu thành ngữ muốn nói: Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khai thác hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là góp phần bảo vệ sự sống của chúng ta.
Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. Nhưng mình thấy ở nước ngoài cũng rất giàu tài nguyên nhưng họ không khoe như mình mà họ chỉ đầu tư và các phương án khai thác nâng cao.
Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người
Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.
Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được.
Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người
Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.
Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được.
Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người
Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.
Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được.
Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người
Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.
Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được.
Ở nền giáo dục phổ cập của nước ta , trẻ em được day rằng ‘Việt nam là một nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng’. Nhưng ở nước Nhật trẻ em được giáo dục rằng dất nước họ không có nhiều tài nguyên khoáng sản như nhiều nước khác nên chúng cần phải học tập thật chăm chỉ để khi lớn lên tìm cách sử dụng, đổi mới nền công nghệ do cha ông để lại.
Như vậy qua nền giáo dục thì đã tạo nên thói quen ỷ lại cho thế hệ trẻ, chúng không cần cố gắng học tập để phát triển đất nước vì chúng thấy đất nước mình đã quá đầy đủ. Cho đến khi lớn lên nhiều người lớn vẫn kiếm sống bằng nghề chặt phá, đốn hạ thiên nhiên. Đó là vì nhiều năm trước thế hệ trẻ nước ta vẫn chưa được giáo dục đúng về thực trạng tài nguyên nước ta, nhiều người cho rằng phần lớn lỗi là do nền giáo dục.
Trước tình trạng lũ lụt, dông bão, hạn hán xảy ra liên miên trên nước ta thì nhiều công ty, xí nghiệp vẫn thản nhiên tàn phá, khai thác một cách triệt để rừng phòng hộ, tài nguyên biển để khai thác titan, dầu khí, các loại lâm, khoáng, thủy sản,… để xuất khẩu ra nước ngoài, để kiếm lợi nhuận cho chính họ trong khi nước ta phải nhập các loại hàng hóa giả từ Trung Quốc về bán cho người dân nước ta.
Vậy thì vấn đề nào cần được giải quyết? Chúng ta biết nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là chỉ cho ta hiểu biết, chỉ cho ta cách sống, có nhận thức đúng về vai trò của chính mình trong xã hội, nhận thức về đất nước ta , từ đó hình thành kiến thức, các thói quen nhân sinh xã hội. Câu thành ngữ “ Rừng vàng biển bạc “ là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có trù phú của nước ta về tài nguyên thiên nhiên.
Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của đối với của cải, giang sơn gấm vóc của dân tộc Đại Việt. Chúng ta có thể tự hào rằng nước ta có đường bờ biển dài 3260km, phần biển có diện tích hơn 1000000km vuông, ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, có nguồn khoáng sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng phù sa lớn, có hàng chục nghìn loài sinh vật sống và phân bố khắp mọi miền đất nước, có rừng nhiệt đới gió mùa,… tạo nên nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Nhưng không lẽ trong tự nhiên nước ta phong phú là thế chẳng lẽ lại nói rằng tài nguyên nước ta khan hiếm, đất đai xơ xác, khô khan là xuyên tạc sự thật chăng? Không thế hệ trẻ vẫn có thể được biết để tự hào, yêu quý dân tộc ta. Thế hệ trẻ cần phải biết như thế nào để bảo vệ và giữ gìn sao cho tốt nhất. Các nhà giáo dục phải hướng dẫn cho ta hành động chứ không phải nói là nói những lời nói suông! Chính bản thân thế hệ trẻ phải tự mình hành động không nên chỉ dựa dẫm vào thời đi trước được.
Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. Nhưng mình thấy ở nước ngoài cũng rất giàu tài nguyên nhưng họ không khoe như mình mà họ chỉ đầu tư và các phương án khai thác nâng cao “rừng vàng biển bạc” chỉ đúng với một khía cạnh nào đó, tức là nó chỉ đúng khi con người chúng ta biết khai thác sử dụng đúng cách, chứ không thể đi phá cây, chặt rừng mà gọi là “rừng vàng, biển bạc” được.
Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào cho nhân dân và giới trẻ, Bác Hồ phát biểu “rừng vàng biển bạc “nhằm khẳng định những thuận lợi trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi nói đến đây Chủ tịch luôn nhấn mạnh việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Rừng là vàng, biển là bạc thì nếu phá rừng thì tiêu hủy vàng, phá biển là đốt bạc còn gì!
Như vậy thông qua lời nói Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ nạn phá rừng, phá biển hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Những ý kiến của Người vẫn còn vang vọng tới thời nay, nhắc nhở chúng ta về việc bảo vệ tài nguyên mà chúng ta đang có. Như vậy, việc bảo vệ rừng trong tầm tay của chúng ta, nhưng tùy vào ý thức của mọi người mà thôi. Nếu ta không biết giữ gìn và bảo vệ thì tài nguyên sẽ hao tổn, biến mất trước mắt, người mẹ thiên nhiên sẽ nổi giận và đến chính con người chúng cũng chẳng thể bảo vệ mình được, khi đó có hối hận cũng không kịp nữa.
Ai cho rằng việc giáo dục như trên là gián tiếp tệ nạn phá rừng, đánh bắt hải, thủy sản sai trái,.. là hết sức sai lầm. Điều đó chỉ phụ thuộc vào ý thức và hành động của mỗi con người chúng ta thôi! Chúng ta hãy hành động để bảo vệ “ rừng vàng biển bạc”.
Rừng vàng biển bạc” là câu thành ngữ của cha ông ta nói về sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Đó là rừng xanh với diện tích bao phủ lớn không chỉ giúp cho bầu không khí trong sạch mà còn góp phần gia tăng về lâm sản đất nước đó. Đó là biển với diện tích lớn, nguồn thuỷ lợi dồi dào phục vụ cho ngành ngư nghiệp. Một đất nước có “Rừng vàng biển bạc” là niềm tự hào to lớn.
Để vấn đề hiện trạng xấu này không còn. Chính phủ, địa phương đưa ra những biện pháp hữu dụng và ngăn chặn kịp thời mọi hành động gây hại tới rừng và biển. Không chỉ những nhà môi trường học, những học sinh đang ngồi ghế nhà trường chúng ta mà mọi người dân phải luôn trau dồi kiến thức, học tập rèn luyện. Hơn vậy mọi người phải biết kêu gọi cùng chung tay bảo vệ tài nguyên rừng và biển nước nhà. “Rừng vàng biển bạc” là một câu thành ngữ đúng về đất nước ta.
Việt Nam sẽ lại tự hào là một đất nước có “Rừng vàng biển bạc” khi mọi người dân chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và những hành động thiết thực bảo vệ những gì mà tự nhiên tạo hoá ban tặng cho chúng ta