K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2018

Theo mình nghề nào cũng quý!

3 bạn đều đúng cả 

Chủ yếu là có chuyên tâm hay không!

7 tháng 3 2018

Theo mình nghề nào cũng quý chủ yếu các bạn có chuyên cần,chăm chỉ hay không

20 tháng 11 2017

Tôi rất hiểu sự chân thành của tác giả câu nói trên khi muốn nhấn mạnh và đề cao sự đóng góp to lớn của đội ngũ những người được xem là “kỹ sư tâm hồn”. Thế nhưng, theo logic thông thường một khi đã nói như thế buộc người ta phải suy luận và đặt vấn đề: Nếu nói nghề giáo là “cao quý nhất trong những nghề cao quý” vậy nghề nào là “cao quý nhì”…?

“Lao động là vinh quang”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy. Vì thế, có lẽ phải nói rằng cao quý hay thấp hèn ở đây là do bản thân mỗi cá nhân chứ không phải do nghề nghiệp.

Cho nên, phải chăng chính cách nghĩ đề cao quá mức nghề giáo đã vô tình tạo ra những áp lực xã hội không đáng có đối với các thầy cô giáo? Điều đáng nghĩ trong thực tế, cách ứng xử của cộng đồng và xã hội lại có phần trái ngược. Bởi nếu một năm có 365 ngày nhưng lại chỉ quan tâm các thầy cô giáo trong duy nhất một ngày- 20/11, 364 ngày còn lại họ phải sống với bao nỗi vất vả, căng thẳng và âu lo… Liệu đó có phải là thái độ và cách ứng xử phiến diện với đội ngũ các thầy cô giáo hôm nay? Phẩm giá của một cá nhân nói cho cùng không nằm ngoài phẩm giá chung của cộng đồng. Nghề giáo và hình ảnh các thầy cô giáo trong xã hội hôm nay đang có những tổn thất, mất mát. Đây là một thực tế cần được nghiêm túc nhìn nhận. Để tháo gỡ, theo tôi không còn cách nào khác là phải thay đổi tư duy và nhận thức của toàn xã hội về Giáo dục nói chung. Sự thay đổi này trước hết phải bắt đầu từ phía những người trực tiếp điều hành, quản lý Giáo dục hiện nay.

Điều quan trọng nhất lãnh đạo ngành giáo dục phải trung thực trong mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động, cầu thị và lắng nghe tiếng nói từ phía các thầy cô giáo. Hãy trả họ về đúng với vị trí và chức phận của nghề giáo. Đặc biệt chế độ đãi ngộ phải tương xứng với những gì mà họ đã đóng góp cho xã hội. Làm được như thế cũng là giúp họ giữ gìn phẩm giá và đạo đức nghề nghiệp bản thân, là cách tri ân, tôn vinh chân thành và cao đẹp nhất.

^^

Học tốt !

Bác sĩ là một trong những nghề cao quý nhất. Họ là những con người luôn tâm huyết với nghề, tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Em đã cảm nhận rõ được điều đó khi gặp cô Bích- một bác sĩ về mắt trong buổi khám bệnh tuần trước. Do xem ti vi và chơi điện tử nhiều mà mắt em ngày một kém đi, mẹ nói rằng sẽ cho em đi khám mắt vào cuối tuần. Em rất sợ hãi liệu bác sĩ có mắng mình không? Liệu khám mắt có đau...
Đọc tiếp

Bác sĩ là một trong những nghề cao quý nhất. Họ là những con người luôn tâm huyết với nghề, tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Em đã cảm nhận rõ được điều đó khi gặp cô Bích- một bác sĩ về mắt trong buổi khám bệnh tuần trước.

 

Do xem ti vi và chơi điện tử nhiều mà mắt em ngày một kém đi, mẹ nói rằng sẽ cho em đi khám mắt vào cuối tuần. Em rất sợ hãi liệu bác sĩ có mắng mình không? Liệu khám mắt có đau không? Ngồi lên chiếc ghế vừa cao vừa rộng, đối mắt với chiếc đèn lớn trước mắt, em càng lo lắng và căng thẳng hơn. Đang thấp thỏm lo âu, thì bất chợt một nười mặc áo blu trắng bước vào, em đoán chắc hẳn đây chính là bác sĩ của mình đây. Đó là một người phụ nữ còn khá trẻ, vóc người nhỏ nhắn, làn da trắng trẻo, mái tóc ngang vai mềm mại, cô nhìn em bằng ánh mắt dịu dàng như muốn trấn an em. Cô vừa điều chỉnh đèn vừa nhỏ giọng nói:”Đầu tiên cô sẽ kiểm tra mắt của cháu trước, không có gì phải sợ, cố giữ mắt tập trung nhé!”. Em nghiêm túc gật đầu, hít sâu một hơi, cảm giác bồn chồn trong lòng vơi đi phần nào, có lẽ là nhờ giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng của cô mà em thấy bình tĩnh hơn. Việc kiểm tra mắt trở nên nhẹ bẫng và không còn đáng sợ tí nào, xong khâu kiểm tra, cô xoa đầu và khẽ cười khen em dũng cảm. Khi cười lên, cô để lộ hàm răng trắng đều và hai đuôi mắt cong cong lên như vầng trăng chứa đầy trìu mến.


 

Em được chuyển sang đo độ của mắt, mỗi một lần không nhìn thấy chữ trên bảng thị lực, em sẽ phải đổi một mắt kính có số độ lớn hơn, mỗi lần như vậy trông cô vô cùng lo lắng. Trong suốt 10 phút, cô kiên nhẫn thực hiện đo mắt cho em, thậm chí còn nhắc nhở em hạn chế xem ti vi, chơi điện từ và ngồi học đúng tư thế. Lời nói của cô vừa ân cần lại vừa chu đáo, em có cảm giác người trước mắt như một người mẹ thứ hai của mình, quan tâm con từng li từng tí. Tìm được đúng số độ của mắt rồi, em được đưa đến quầy để chọn gọng kính. Cô không ngần ngại đưa em thử vô số loại gọng khác nhau và còn cẩn thận tư vấn loại hợp với khuôn mặt của em. Đến lúc phải ra về, cô đã giúp gọi điện thoại cho mẹ em tới đón, trong khi chờ mẹ tới, em và cô trò chuyện về đủ loại chủ đề nào là bộ phim hoạt hình sắp chiếu, đồ ăn ngon… để em bớt nhớ mẹ.

 

Sau buổi chiều hôm đó, em nhận ra cô không chỉ là một bác sĩ giỏi mà còn là một người tâm lý và tận tâm với nghề nghiệp. Em thật mong muốn sau này có thể trở thành người như cô.

Bài văn tả những đặc điểm gì của người được tả em ghi lại những chi tiết câu văn miêu tả các đặc điểm đó

 

4
8 tháng 2 2022

....

8 tháng 2 2022

có ai ko

24 tháng 7 2023

Có 2 đại từ: tớ, các cậu

24 tháng 7 2023

phải có ít nhất 3 đại từ và nhiều nhất 6 đại từ cơ b ạ

6 tháng 12 2019

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

- Hùng: quý nhất là gạo

Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

- Nam: thời gian quý nhất

Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

- Quý: vàng bạc quý nhất

Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

 

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

23 tháng 5 2023

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

- Hùng: quý nhất là gạo

Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

- Nam: thời gian quý nhất

Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

- Quý: vàng bạc quý nhất

Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

 

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

 

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:Cái gì quý nhấtMột hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”.Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì! Có vàng là...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

Cái gì quý nhất

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”.

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì! Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”.

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thời gian. Thầy giáo thường nói thời gian quý hơn vàng bạc. Có thời gian mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”.

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thời gian đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thời gian vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thời gian? Đó chính là người lao động, các em ạ! Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có và thời gian cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

(Theo Trịnh Mạnh – Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được là gì?

b. Theo em, vì sao phải biết ơn người lao động?

1
24 tháng 11 2023

a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được: quý giá nhất đôi khi không phải là những gì to lớn (vàng, thời gian) mà thật ra chỉ đơn sơ và giản dị, gần gũi với chúng ta hằng ngày: người lao động.
b. Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống âm no hạnh phúc. Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.

22 tháng 9 2018

Hôm trước , lúc đi học về bạn Hùng và Quý , Nam trao đổi xem cái gì quý nhất trên đời , cái gì là quý nhất . Bạn Hùng nói theo ý bạn ấy , quý nhất là lúa gạo . Bạn hỏi bạn Nam và Quý xem có ai không ăn mà sông được không ? 

# MissyGirl #

22 tháng 9 2018

Một hôm, trên đường đihọc về,Hùng,Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này,cái gì là quý nhất.Hùng nói rằng theo cậu ấy thì lúa gạo là quý nhất vì chẳng ai không ăn mà sống được.

28 tháng 11 2016

Thúy nói vậy là sai vì nghề làm lồng chim là 1 nghề làm từ xưa, là một truyền thống của gia đình, nó cần được gìn giữ và bảo vệ mặc dù hơi nghèo nhưng người làm nghề vẫn tự hào vì nó duy trì truyền thống, truyền đạt cho con cháu đời sau.

24 tháng 2 2022

Thúy nói vậy là sai vì nghề làm lồng chim là 1 nghề làm từ xưa, là một truyền thống của gia đình, nó cần được gìn giữ và bảo vệ mặc dù hơi nghèo nhưng người làm nghề vẫn tự hào vì nó duy trì truyền thống, truyền đạt cho con cháu đời sau.

Trong 1 buổi học nữ công ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoacúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với cúc : Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả! Hỏi ai đã làm hoa nào?Ba người thợ hàn, thợ tiện, thợ điện đang ngồi trò chuyện trong giờ giải lao.Người thợ hàn nhận xét: Ba ta làm nghề trùng với tên của 3 chúng ta nhưng không ai làm nghề trùng với tên của mình...
Đọc tiếp
  • Trong 1 buổi học nữ công ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoacúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với cúc : Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả! Hỏi ai đã làm hoa nào?
  • Ba người thợ hàn, thợ tiện, thợ điện đang ngồi trò chuyện trong giờ giải lao.
    Người thợ hàn nhận xét: Ba ta làm nghề trùng với tên của 3 chúng ta nhưng không ai làm nghề trùng với tên của mình cả. Bác Điện hưởng ứng : Bác nói đúng. Em cho biết tên và nghề nghiệp của mỗi người thợ đó.
  • Năm người thợ tên là : Da, Điện, Hàn, Tiện và Sơn làm 5 nghề khác nhau trùng với tên của tên của 5 người đó nhưng không có ai tên trùng với nghề của mình. Tên của bác thợ da trùng với nghề của anh vợmình và vợ bác chỉ có 2 anh em. Bác tiện không làm thợ sơn mà lại là em rể của bác thợ hàn. Bác thợ sơn và bác thợ da là 2 anh em cùng họ. Em cho biết bác da và bác tiện làm nghề gì?
  • Trên bàn là 3 cuốn sách giáo khoa : Văn, Toán và Địa lí được bọc 3 màu khác nhau : Xanh, đỏ , vàng. Cho biết cuốn bọc bìa màu đỏ đặtgiữa 2 cuốn Văn và Địa lí, cuốn Địa lí và cuốn màu xanh mua cùng 1ngày. Bạn hãy xác định mỗi cuốn sách đã bọc bìa màu gì?
0