Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không biết các bạn có còn nhớ câu chuyện mà cách đây bốn năm chúng ta đã được học rồi không nhỉ. Đó là câu chuyện “Không nên phá tổ chim”.
Chuyện kể rằng có một cậu bé rất thích chơi với chim. Sáng ấy, cậu lang thang sau vườn nhà, tình cờ nhìn lên cây mít, phát hiện một tổ chim chích chòe. Trong tổ có ba con chim non mới nở. Cậu mừng lắm, vội trèo lên cây, hốt luôn cả ổ chim non đem xuống, hí hửng đi vào nhà. Lúc ấy, người chị của cậu ấy đang học bài ở phía trong, nghe tiếng chim kêu “chiu, chiu” vội đi ra. Thấy cậu em trai đang phấn khỏi nô đùa với ba con chim còn đỏ hỏn, người chị đến bên em, nhẹ nhàng bảo:
- Chim non đang sông với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết.
- Nhưng em thích chơi với lũ chim này. Chị thấy không, chúng thật đáng yêu!
- Ừ, chúng đáng yêu lắm. Nhưng chúng đáng yêu hơn nữa khi chúng lớn, chúng sẽ hát ca bay lượn, chúng sẽ ăn sâu bọ giúp ích cho con người. Nghe chị đi. Hãy đặt lại chim vào tổ.
Lưỡng lự một lúc, cậu bé đã đem những chú chim non đặt lại vào tổ.
Chuyện mà tôi kế chỉ có vậy. Tôi rất cảm phục cậu bé. Có thể, cậu chưa ý thức được rằng, hành động của cậu đã góp phần bảo vệ môi trường. Cậu nghe lời chị, thương mấy chú chim non, sợ chúng chết nên trả lại tổ cho chúng. Dù sao thì hành động ấy cũng rất đẹp rồi, phải không các bạn.
:>
Hôm đó là sáng chủ nhật, em với Băng Tâm rủ nhau ra vườn hoa đi dạo. Hai đứa đang chăm chú ngắm nhìn những đóa hồng nhung vừa mới hé nở và những con bướm nhiều màu đang bay lượn quanh khóm hồng. Đột nhiên nghe tiếng gọi: “Phương Thảo! Lại đây mình cho cái này, tuyệt lắm!” em cùng với Băng Tâm bước đến: “A! Trang Nhung hả! Bạn đi với ai đấy?”, “tớ đi một mình”. Vừa nói Trang Nhung vừa mở chiếc khăn mùi soa gói ba cái bông hồng khoe: “Cả công viên, mình chỉ chọn được ba bông này thôi, hai bạn thấy có đẹp không?” Em nhìn Băng Tâm, Băng Tâm nhìn em. Cả hai đứa chưa biết nói sao, thì Trang Nhung lại giục: “Đi, đi nào! Chúng mình lùng sục xem còn có bông nào đẹp nữa thì hái nốt”. Em vội ngăn lại: “Đừng Trang Nhung, ai cũng làm thế thì chả mấy chốc vườn hoa sẽ hết sạch còn gì để mà ngắm nữa!” Thấy vẻ mặt Trang Nhung gợn buồn một lúc rồi bỗng tươi tỉnh trở lại: “Ừ nhỉ. Thảo nói đúng. Cảm ơn Thảo đã nhắc nhở mình!” Trên đường về, em thấy lòng mình vui, vì đã làm được một việc tốt.
Không biết các bạn có còn nhớ câu chuyện mà cách đây bốn năm chúng ta đã được học rồi không nhỉ. Đó là câu chuyện “Không nên phá tổ chim”.
Chuyện kể rằng có một cậu bé rất thích chơi với chim. Sáng ấy, cậu lang thang sau vườn nhà, tình cờ nhìn lên cây mít, phát hiện một tổ chim chích chòe. Trong tổ có ba con chim non mới nở. Cậu mừng lắm, vội trèo lên cây, hốt luôn cả ổ chim non đem xuống, hí hửng đi vào nhà. Lúc ấy, người chị của cậu ấy đang học bài ở phía trong, nghe tiếng chim kêu “chiu, chiu” vội đi ra. Thấy cậu em trai đang phấn khỏi nô đùa với ba con chim còn đỏ hỏn, người chị đến bên em, nhẹ nhàng bảo:
- Chim non đang sông với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về, không thấy con, sẽ buồn lắm đấy. Còn lũ chim non xa mẹ, chúng sẽ chết.
- Nhưng em thích chơi với lũ chim này. Chị thấy không, chúng thật đáng yêu!
- Ừ, chúng đáng yêu lắm. Nhưng chúng đáng yêu hơn nữa khi chúng lớn, chúng sẽ hát ca bay lượn, chúng sẽ ăn sâu bọ giúp ích cho con người. Nghe chị đi. Hãy đặt lại chim vào tổ.
Lưỡng lự một lúc, cậu bé đã đem những chú chim non đặt lại vào tổ.
Chuyện mà tôi kế chỉ có vậy. Tôi rất cảm phục cậu bé. Có thể, cậu chưa ý thức được rằng, hành động của cậu đã góp phần bảo vệ môi trường. Cậu nghe lời chị, thương mấy chú chim non, sợ chúng chết nên trả lại tổ cho chúng. Dù sao thì hành động ấy cũng rất đẹp rồi, phải không các bạn.
ko biết có được ko ????? .......
Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: “Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!” Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!”. Hoa sầm mặt lại: “Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: “Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu”.
Học sinh tự chọn chuyện để kể. Nếu không tìm được truyện mới ở sách hay người khác kể thì có thể kể các truyện:
- Chim sơn ca và bông cúc trắng, Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai)
- Người đi săn và con vượn, Cóc kiện trời (Tiếng Việt 3, tập hai).
Cách đây 5 năm, anh Lý con bác Thuận, học lớp 8 Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng bị đuổi học về tội chui vào kho của trạm Nông nghiệp ăn trộm một bao phân đạm. Sự vụ đó ầm lên xóm trong, thôn ngoài. Anh Lý vác bao đạm về giấu trong buồng; mẹ anh biết đã bắt anh phải đem trả lại Trạm Nông nghiệp. Nhưng thầy Hiệu trưởng vẫn đuổi học. Thầy nói " Học sinh phải thật thà. Trộm cắp là một thói xấu. Phải đuổi học để làm gương. !". Bố mẹ anh Lý đến xin mãi , nhưng vẫn không được. Dạo ấy, bác Hùng, sĩ quan Quân đội mới về hưu. Bác đã đứng ra thu xếp việc học cho anh Lý. Anh Lý phải làm bản kiểm điểm trước Ban giám hiệu nhà trường. Bố mẹ anh Lý đưa anh Lý đi làm việc đó. Bác Hùng đã đề nghị thầy Quang, Hiệu trưởng, cho anh Lý được chuyển trường sang học trường Đồng Minh của xã bạn.Một buổi sáng trời mưa to, bác Hùng đã dẫn anh Lý đi học trường mới. Chuyện anh Lý đã được bác Hùng báo cáo đầy đủ với thầy Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm trường Đồng Minh. Nhưng bác xin các thầy cô giáo "giữ kín cho cháu, để cháu có điều kiện tu dưỡng".Anh Lý mang tiền đi nộp tiền học, không may bị mất. Số tiền là 80.000 đồng. Anh sợ bố đánh nên đã xảy ra chuyện tai tiếng đó. Bác Hùng đã phân tích , đã chỉ cho anh Lý thấy rõ khuyết điểm của mình, thường xuyên an ủi, động viên anh Lý tu dưỡng đạo đức và chăm chỉ học tập. Năm lớp 8, anh Lý được xếp đạo đức khá, đạt học sinh Tiên tiến. Từ năm lớp 9 đến lớp 12, anh Lý đều đạt học sinh có học lực Khá, xếp loại Tốt đạo đức. Kì thi đại học năm 2004 –2005, anh Lý trúng tuyển vào trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trước khi ra Hà Nội học, anh Lý đến chào bác Hùng , bác đã cho anh 100.000 đồng để mua sách. Vỗ vai anh, bác bảo : "Cháu cố học giỏi. Quê mình còn cần nhiều kĩ sư nông nghiệp nữa đó..."Xã em có chợ Bào, những hôm chợ phiên, bọn cờ bạc tụ tập, nhiều lầnđã xảy ra xô xát, đánh nhau, làm cho cảnh chợ búa ồn ào, lộn xộn. Bác Hùng đã giúp ủy ban xã tổ chức và quản lý lại chợ Bào ngày một khang trang, văn minh, không còn các tệ nạn như trước nữa.Gặp ai, bác Hùng cũng vui vẻ. Cả xã em, ai cũng kính nể Bác. Khi có việc gì khó khăn, cán bộ xã lại đến hỏi ý kiến bác.
Giữ gìn an ninh trật tự là nhiệm vụ của mỗi công dân để quê hương được thanh bình, mọi người được bình an và hạnh phúc. Qua câu chuyện về anh Lê Văn Lưu - Đội trưởng và anh Phan Thành Lực - Đội phó Đội xe thồ tự quản tỉnh Phú Yên, đã dũng cảm và mưu trí bắt cướp mà em được đọc qua báo Công an nhân dân, đã để lại trong em nhiều suy nghĩ.
Câu chuyện xảy ra vào một buổi sáng tháng 10 năm 2015. Như thường lệ, hai anh cùng đến nơi làm sớm để chuẩn bị cho công việc của ngày mới. Vừa lúc đó, có 5 thanh niên không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên hai chiếc xe máy lao tới. Hai chiếc xe này đều không có chìa khóa xe, ổ khóa bị hỏng. Dáng điệu của các đối tượng này khiến hai anh thấy rất khả nghi. Các đối tượng nói với anh Lưu và anh Lực muốn bán hai chiếc xe máy này để lấy tiền gấp. Nếu hai anh giúp chúng bán được xe, sẽ thưởng cho các anh 1 triệu đồng.
Nghi vấn đây là hai chiếc xe trộm cắp nên anh Lưu liền bí mật ra hiệu cho anh Lực giữ chân bọn chúng, còn anh tìm cách nhanh chóng gọi điện báo cho các chiến sĩ công an phường gần đó. Trong lúc anh Lực đang nói chuyện tìm cách giữ chân bọn chúng thì chúng nghi ngờ bị phát hiện, nên đã nhanh chóng chia thành hai nhóm chạy trên hai chiếc xe về các hướng khác nhau. Vừa lúc đó, các chiến sĩ công an phường kịp thời có mặt và truy đuổi theo các đối tượng.. Anh Lưu cùng một cán bộ Công an thị trấn đuổi theo một đối tượng, ép hắn vào lề đường và bắt giữ được đối tượng cùng tang vật. Anh Lực và các chiến sĩ còn lại đuổi theo nhóm trộm cướp thứ hai. Qua đoạn đường đèo khó đi, cuối cùng hai đối tượng còn lại cũng đã bị bắt gọn.
Tại cơ quan công an, chúng đã khai nhận, do có hộ gia đình, sơ suất quên khóa cổng nên chúng đã lẻn vào lấy cắp hai chiếc xe máy. Sau đó, các chiến sĩ công an liên lạc với gia đình bị mất đến nhận lại tài sản.
Chiến công của hai anh đã được bà con nhân dân khen ngợi. Hành động mưu trí và dũng cảm của hai anh đã giúp triệt phá được nhóm cướp, ổn định tình hình trật tự tại địa phương. Tấm gương của hai anh thật đáng khen ngợi. Điều đó khiến em thêm cảm phục và sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt, góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự phố phường.
Vua Quang Trung đại phả quân Thanh
Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.
Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.
Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:
- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.
- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.
- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.
Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.
Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.
Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.
Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:
- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.
Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.
Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.
Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.
Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.
Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.
Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.
Nhân ngày 20/11 em đã cùng các bạn về thăm lại mái trường cũ, chúng em xa trường đã ba năm, mới đây còn là những học sinh lớp một đầy bỡ ngỡ, hồn nhiên thì giờ đây chúng em đang chuẩn bị bước sang cánh cửa mới của cuộc đời, bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức, trong học tập, đó là trở thành một học sinh cấp ba. Đã ba năm trôi qua, chúng em xa thầy cô, xa mái trường cấp một đầy dấu yêu. Nay được về tri ân thầy cô trong ngày trọng đại của nhà giáo này thì những kỉ niệm khi xưa bên vòng tay dìu dắt của thầy cô lại vỡ òa trong em.
Ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam, là ngày để học sinh cả nước tri ân công lao dạy dỗ, giáo dục của những người lái đò, những người cha mẹ thứ hai ấy. Có cơ hội trở về mái trường xưa, em và các bạn đều vô cùng mong chờ, có chút hồi hộp xap xuyến, ba năm là một thời gian không dài nhưng đủ để tạo ra trong lòng mỗi người học sinh cũ chúng em những hoài niệm nhớ thương, những dấu ấn học trò bên bạn bè, bên thầy cô đều là những kí ức đẹp nhất, đáng trân trọng nhất của cuộc đời chúng em.
Hãy kể một kỉ niệm về thầy giáo ( cô giáo) mà em nhớ mãi
Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.
Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.
Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.
Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.
Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.
Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.
Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.
Cách đây 5 năm, anh Lý con bác Thuận, học lớp 8 Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng bị đuổi học về tội chui vào kho của trạm Nông nghiệp ăn trộm một bao phân đạm. Sự vụ đó ầm lên xóm trong, thôn ngoài. Anh Lý vác bao đạm về giấu trong buồng; mẹ anh biết đã bắt anh phải đem trả lại Trạm Nông nghiệp. Nhưng thầy Hiệu trưởng vẫn đuổi học. Thầy nói "Học sinh phải thật thà. Trộm cắp là một thói xấu. Phải đuổi học để làm gương". Bố mẹ anh Lý đến xin mãi, nhưng vẫn không được. Dạo ấy, bác Hùng, sĩ quan Quân đội mới về hưu. Bác đã đứng ra thu xếp việc học cho anh Lý. Anh Lý phải làm bản kiểm điểm trước Ban giám hiệu nhà trường. Bố mẹ anh Lý đưa anh Lý đi làm việc đó. Bác Hùng đã đề nghị thầy Quang, Hiệu trưởng, cho anh Lý được chuyển trường sang học trường Đồng Minh của xã bạn. Một buổi sáng trời mưa to, bác Hùng đã dẫn anh Lý đi học trường mới. Chuyện anh Lý đã được bác Hùng báo cáo đầy đủ với thầy Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm trường Đồng Minh. Nhưng bác xin các thầy cô giáo "giữ kín cho cháu, để cháu có điều kiện tu dưỡng". Anh Lý mang tiền đi nộp tiền học, không may bị mất. Số tiền là 80.000 đồng. Anh sợ bố đánh nên đã xảy ra chuyện tai tiếng đó. Bác Hùng đã phân tích, đã chỉ cho anh Lý thấy rõ khuyết điểm của mình, thường xuyên an ủi, động viên anh Lý tu dưỡng đạo đức và chăm chỉ học tập. Năm lớp 8, anh Lý được xếp đạo đức khá, đạt học sinh Tiên tiến. Từ năm lớp 9 đến lớp 12, anh Lý đều đạt học sinh có học lực Khá, xếp loại Tốt đạo đức. Kì thi đại học năm 2004 –2005, anh Lý trúng tuyển vào trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trước khi ra Hà Nội học, anh Lý đến chào bác Hùng, bác đã cho anh 100.000 đồng để mua sách. Vỗ vai anh, bác bảo: "Cháu cố học giỏi. Quê mình còn cần nhiều kĩ sư nông nghiệp nữa đó..."Xã em có chợ Bào, những hôm chợ phiên, bọn cờ bạc tụ tập, nhiều lần đã xảy ra xô xát, đánh nhau, làm cho cảnh chợ búa ồn ào, lộn xộn. Bác Hùng đã giúp ủy ban xã tổ chức và quản lý lại chợ Bào ngày một khang trang, văn minh, không còn các tệ nạn như trước nữa. Gặp ai, bác Hùng cũng vui vẻ. Cả xã em, ai cũng kính nể Bác. Khi có việc gì khó khăn, cán bộ xã lại đến hỏi ý kiến bác.
Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.