Lập dàn ý bài văn miêu tả một đồ vật mà em yêu thích
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý tả cây bút máy :)
I. Mở bài
- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.
- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp ba.
II. Thân bài
a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài
- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.
- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.
b. Tả từng bộ phận
- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.
- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.
- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.
- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.
- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.
III. Kết luận
Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.
Dàn bài Tả đồ chơi - Tả con búp bê
1. Mở bài:
Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.
2. Thân bài:
- Con búp bê có đôi mắt đen láy.
- Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.
- Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan.
- Búp bê mặc bộ váy hoa viền đăng ten đủ màu sặc sỡ.
- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.
- Những ngón tay thon thon búp măng.
- Chân đi hài óng ánh hạt cườm.
3. Kết bài:
- Em rất thích con búp bê.
- Em cho búp bê ngủ cùng em.
- Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.
. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứabộ máy chính.
III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
Dàn ý tả chiếc cặp sách
I. Mở bài:
- Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
II. Thân bài:
a) Tả bao quát chiếc cặp sách:
- Chiếc cặp có quai đeo
- Làm bằng vải da
- Hình khối hộp chữ nhật
- Màu xanh tươi và xanh thẫm
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
- Nắp cặp và mặt trước:
+ Màu xanh tươi có hình trang trí.
+ Đường viền cặp màu vàng.
+ Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
+ Quai da den để xách.
+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
+ Công dụng của từng ngăn,...
III. Kết bài:
- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
Mẹ em có nuôi một đàn gà, oai phong nhất đàn là một chú gà trống.
Toàn thân chú là bộ lông màu đen xanh pha chút màu đỏ hung, dài mềm mượt và sáng bóng. Thân chú to lớn như trái mít mật, chú ta cũng có đôi cánh to và khỏe lắm. Đôi mắt đen, tròn, nhỏ như hạt đậu, lúc nào cũng láo liêng, gườm gườm ra vẻ đáng sợ lắm. Cái mỏ của chú màu vàng sậm, cứng cáp và sắc nhọn. Những cú mổ của chú nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Chú có chiếc đuôi lớn, cong vồng, lông có màu đen ánh xanh. Đầu chú có cái mào đỏ tươi như cái vương miện. Bộ móng vuốt của chú gà trống cũng nhọn và sắc không kém gì cái mỏ của chú cả. Mỗi khi chú ta đưa móng ra nghênh chiến, mấy chú gà trống hàng xóm đều phải e dè.
Vào mỗi buổi sáng, chủ thường gáy vàng khắp làng xóm, gọi ông mặt trời thức dậy. Vào mỗi buổi chiều, chú thường đi loanh quanh trong sân vườn, dẫn đàn gà mái đi mổ thóc bới giun.
Em rất yêu quý chú gà nhà em. Em luôn coi chú như một người bạn ở nhà của em.
- Các đặc điểm tả con vật đã phù hợp.
- Trình tự sắp xếp các ý rõ ràng, mạch lạc
- Cách dùng từ, viết câu đã đúng chính tả, có hình ảnh miêu tả.
Tham khảo:
1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)2. Thân bài:
- Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu)
Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.- Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)
Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...)...Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.3. Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)Tham khảo
a. Mở bài
b. Thân bài
- Miêu tả chú cá vàng:
To bằng bàn tay em béPhần thân hơi căng tròn, bao phủ bởi lớp vảy óng ánh màu đỏ rực hoặc vàng camTrên sống lưng và dưới bụng là các chiếc vây nhỏ giúp chú bơi và cân bằng cơ thểĐuôi là bộ phận lớn nhất của chú, to hơn cả cơ thể, mềm mại, bồng bềnh như tấm lụaMỗi khi chú bơi trong bể, cảm giác như chú đang múa cùng với một tấm lụa đào vậyCá vàng có đôi mắt khá to, hơn hẳn các chú cá bình thường và hơi lồi một chút, trông rất ngốc nghếch- Miêu tả hoạt động của chú cá vàng:
Bình thường chú lượn lờ trong bể, ngắm nhìn mọi thứMỗi sáng em sẽ cho chú ăn, lượng đồ ăn đỏ đủ cho chú nhâm nhi cả ngàyHầu như cả ngày chú toàn dùng để ngủ, lúc ấy chú sẽ cuộn mình dưới chiếc hang đá giả, chờ được em gọi mới trồi lênMỗi chủ nhật, em sẽ thay nước, dọn dẹp bể cho người bạn của mìnhEm dành dụm tiền tiêu vặt để mua các loại đá sỏi, cây rêu… trang trí cho “nhà” của cá vàngc. Kết bài
Tình cảm của em dành cho chú cá vàngGợi ý: Đối với em, cá vàng không chỉ là một con vật nuôi, mà còn là một người bạn thân thiết. Mỗi ngày chúng em ở bên nhau, chia sẻ với nhau theo cách riêng của mình. Em sẽ chăm sóc cá vàng thật tốt để chú ở bên cạnh em thật là lâu.Vào ngày sinh nhật lần thứ 8 của em , bà ngoại có tặng em một chú mèo rất dễ thương và đáng yêu. Vừa nhìn thấy chú là em đã vui mừng và thích thú lắm!Em thường gọi chú với cái tên dễ thương là Mi.
“Meo, meo, meo”, hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Mi lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Mi thân thiết và gắn bó với em từng ngày.
Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ nhưng bây giờ thì nó đã to bằng cái chai Cô-ca đại bự. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng và điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao ! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Mi được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt.
Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Mi di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại dấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Mi đang rình chúng đấy. Ban đêm, Mi ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột.
Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Mi ngụy trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Mi nằm yên như đang ngủ. Bỗng “chụp” một cái, chỉ nghe thấy tiếng“chít” tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Mi tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Mi tỏ vẻ sung sướng lắm.
Mi ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Em thường nghe mọi người nói “ăn như mèo” quả không sai. Dù đói đến đâu thì Mi cũng ăn rất từ tốn. Khác với Vàng- chú cún tinh nghịch nhà em, cứ ăn hùng hục. Vàng và Mi rất thân với nhau. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.
Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Mi nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Thỉnh thoảng , nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Mi cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.
Em rất yêu quý Mi. Míu không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là “dũng sĩ diệt chuột” của nhà em. Mi giúp nhà em rất nhiều trong chiến dịch diệt chuột. Từ ngày có Mi, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Mi cho khỏe, chơi với Mi vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Mi cho em.
I. Mở bài
- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.
- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.
II. Thân bài
a. Tả mặt trước
- Đồng hồ mang nhãn hiệu.
- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.
- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.
- Thuộc loại đồng hồ để bàn.
- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.
- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.
- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
- Kim giờ ngắn và to, màu đen.
- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.
- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất.
b. Tả mặt sau
- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.
- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.
- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.
c. Tả hoạt động
- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.
- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.
- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.
- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.
III. Kết bài
- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.
- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.
- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.
- Em rất quí chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình.
Học Văn hướng dẫn các em cách lập dàn ý tả cái đồng hồ báo thức một cách chi tiết và hay nhất. Chúc các em làm tốt bài văn miêu tả đồ vật trong nhà.
- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.
- Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.
II. Thân bài
a. Tả mặt trước
- Đồng hồ mang nhãn hiệu.
- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.
- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.
- Thuộc loại đồng hồ để bàn.
- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.
- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.
- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
- Kim giờ ngắn và to, màu đen.
- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.
- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển dộng nhanh nhất.
b. Tả mặt sau
- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.
- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.
- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.
c. Tả hoạt động
- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.
- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.
- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.
- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.
III. Kết bài
- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.
- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.
- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.
- Em rất quí chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình
dàn ý đây nè
- Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.
- em có chiếc đồng hồ này là nhờ bố mua cho em nhân dịp sinh nhật
II. Thân bài
a. Tả mặt trước
- Đồng hồ mang nhãn hiệu.
- Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.
- Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.
- Thuộc loại đồng hồ để bàn.
- Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.
- Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.
- Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
- Kim giờ ngắn và to, màu đen.
- Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.
- Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất
b. Tả mặt sau
- Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.
- Phía dưới là bộ phận để lắp pin.
- Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.
c. Tả hoạt động
- Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.
- Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.
- Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.
- Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.
III. Kết bài
- Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.
- Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.
- Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.
- Em rất quý chiếc đồng hồ.Nó là thứ luôn nhắc nhở ta thời gian là bạc là vàng
còn đây là bài văn
Đố các bạn biết trong phòng tôi có một đồ dung phát ra được âm thanh là gì không? À! Nó chẳng phải là đồ chơi, mà là một vật dùng rất cần thiết cho học sinh bọn mình đó. Nó chính là một chiếc đồng hồ báo thức.
Cách đây hơn hai năm, ba tôi đã mua chiếc đồng hồ này trong một lần đi hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao". Nó nhỏ nhắn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Với thể hình tròn và dẹt như một khoanh bánh tét cắt ra đĩa trong ngày Tết, tôi có thể đặt gọn vào chụm long bàn tay của mình.
Thân đồng hồ được bọc một lớp vỏ màu xanh da trời. Mặt trước là một lớp kính trong suốt, tròn trịa, được ôm lấy bởi một đường viền mạ kền sang loáng. Bên trong kính có ghi những con số từ 1 đến 12, mỗi số cách nhau một khoảng rất đều đặn. Ở giữa là một trục được đính bởi ba cây kim dài ngắn khác nhau. Kim giờ và kim phút tưởng chừng như bất động, chỉ có kim giây là nhảy nhót nhưng từng nấc nhỏ nhít theo nhịp gỏ đều đều chẳng hề mệt mỏi. Mặt sau có hai cái núm: một núm điều chỉnh giờ, một núm dung để hẹn giờ. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng kèn vang lên thật hùng tráng, trong nhịp điệu giục giã, hối thúc nghe thật vui tai và dễ làm cho em tỉnh ngủ. Bệ đỡ toàn than chiếc đồng hồ có hình dạng một chiếc nón lá bé xíu, giúp đứng vững trên bàn học của tôi. Nhờ chiếc đồng hồ mà tôi phân bổ được giờ giấc học tập và sinh hoạt nề nếp, hợp lý, đặc biệt là chẳng bao giờ đi học trễ.
Tôi đã xem chiếc đồng hồ báo thức như một vật kỷ niệm của bà. Tôi cũng thường ngắm nhìn và nâng niu nó trong lòng bàn tay của mình như một người bạn thân thiết. Tất nhiên, tôi giữ gìn nó thật cẩn thận
1. Mở bài
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
b) Thân bài
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.
Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
c) Kết bài
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.
a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)
b) Thân bài:
– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?
– Tả từng bộ phận:
+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
+ Cái mặt trông giống gì?
+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
+ Tư thế ngồi có vững không?
– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.