Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mik chỉ nói 1 từ:"dàiiiiiiiiiiiiiiiiii"
in chào tất cả mọi người, ta là công chúa Mị Nương, vợ của Sơn Tinh. Ngày hôm nay, ta muốn kể cho mọi người cùng nghe về cuộc đời của mình.
Ta là con gái của Vua Hùng, từ nhỏ đã được mọi người ngợi khen là xinh đẹp, hiền dịu. Đến tuổi cập kê, vua cha quyết định tìm cho ta một tấm chồng thật tốt, nên đã tổ chức hội kén rể. Nhiều chàng trai từ khắp nơi kéo đến để thử vận may. Tuy nhiên, qua nhiều lần thử thách của cha ta, thì chỉ còn lại hai chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai chàng đều khôi ngô, vạm vỡ, lại có tài phép thần thông. Người thì có thể dời non lấp bể, người thì có thể hô mưa gọi gió. Cả hai ngang sức ngang tài khiến vua cha không biết phải làm sao. Thế là, ngài tổ chức họp bàn với các quan đại thần. Và đưa ra thử thách cuối cùng là giao nộp sính lễ theo yêu cầu “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Nghe xong, cả hai chàng trai đều ngay lập tức lui về chuẩn bị.
Tối hôm đó, ta thao thức mãi không ngủ được vì không biết mình sẽ được gả cho ai. Đến tờ mờ sáng hôm sau, khi gà còn chưa gáy, ngoài cổng thành đã có tiếng reo hò rộn ràng. Thì ra Sơn Tinh đã mang đầy đủ sính lễ đến để hỏi cưới ta. Vậy là theo như ước định, ta trở thành vợ của Sơn Tinh. Nhìn chàng khôi ngô tuấn tú, ta cũng rất vui lòng. Sau khi hôn lễ diễn ra, ta từ biệt vua cha, theo chồng về núi Tản Viên.
Nào ngờ, vừa đi được nửa đường, thì có một cơn lũ lớn lao mạnh về phía chúng ta. Cơn lũ ấy đem theo gió lốc, mưa bão càn quét qua thành trì, nhấn chìm cả thành Phong Châu. Mà kẻ gây ra cơn đại họa ấy chính là Thủy Tinh - kẻ đến sau nên không thể cưới được ta. Nhìn quê hương đang oằn mình trong gió bão, ta đau khổ và sợ hãi vô cùng. May sao, chồng của ta đã đứng ra để ngăn cản tất cả. Chàng dời núi đắp đê, nâng đất lên cao chống lại mưa gió. Cuộc đấu dằng co liên tục mấy ngày đêm, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức đành phải rút quân. Còn vợ chồng ta thì trở về quê nhà trong sự hân hoan chào đón của bà con.
Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước tấn công chúng ta, nhưng lần nào cũng thất bại trước sức mạnh và sự đoàn kết của tất cả mọi người. Còn ta thì vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc bên người chồng Sơn Tinh của mình.
Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tíchChào mọi người, ta là một chú chim phượng hoàng sinh sống ở vùng đảo xa trên biển. Ngày hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện thú vị mà ta gặp được khi đến đất liền dạo chơi.
Hồi đó, ta vừa trưởng thành nên quyết định vào đất liền dạo chơi. Khi đang bay lượn, ta chợt phát hiện một cây khế vô cùng sai trái. Quả nào cũng to tròn, mọng nước, thơm lừng. Thế là, ta liền sà xuống và ăn quả. Ăn một quả, ta lại càng muốn ăn quả thứ hai. Cứ thế, suốt mấy hôm liền, cứ lúc nào khát nước thì ta sẽ ghé thăm cây khế này. Bỗng một hôm, khi đang vui vẻ ăn khế, ta lại nhìn thấy một bóng người thập thò đằng sau lưng. Thì ra đó là người đã trồng cây khế. Trông anh ta có vẻ như muốn nói điều gì, thế là ta đã dừng lại để chăm chú lắng nghe.
Nghe kể mới biết, người đàn ông này có số phận rất tội nghiệp. Anh ta có một người anh trai rất lười biếng và tham lam. Sau khi cha mất, anh trai đoạt hết gia sản, đất đai, chỉ cho anh ta một túp lều cũ và cây khế ngọt này thôi. Quanh năm, vợ chồng anh ta đi làm thuê kiếm tiền sinh sống và chăm bẵm cây khế. Nay thấy cây ra trái nhiều, thì hái mang ra chợ bán. Nào ngờ ta hôm nào cũng đến ăn, khiến trái thiếu đi rất nhiều. Nghe anh ta giãi bày, ta xấu hổ lắm. Thế là ta quyết định sẽ mang anh ta ra nhà của mình để lấy vàng về trang trải cuộc sống. Sau lần đó, hai vợ chồng anh ta trở nên giàu có, mà ta cũng thoải mái ăn khế ngon.
Ít lâu sau, khi ta đến thăm, thì chủ của cây khế đổi thành người anh tham lam, lười biếng kia. Lúc đầu, ta không để ý đến hắn. Nhưng thấy hắn ngày nào cũng kể lể về hoàn cảnh, ta cũng đành dặn hắn may túi ba gang để đi lấy vàng như người em. Ngờ đâu, hắn may một cái túi những mười hai gang. Đã thế, hắn còn cố nhét thêm vàng vào túi áo, túi quần. Thế là, hắn trở nên nặng như một ngọn núi nhỏ. Ta cố mãi mới bay lên trời được. Giữa đường thì gặp cơn mưa dông kéo qua, khiến ta chao đảo, rớt xuống biển rộng. May sao, ta vùng dậy kịp, bay trở lại bầu trời, còn tên tham lam kia thì bị sóng cuốn đi đâu mất. Thật xứng đáng cho một kẻ như hắn!
tham khảo
https://vndoc.com/viet-bai-van-dong-vai-nhan-vat-ke-lai-mot-truyen-co-tich-cay-tre-tram-dot-257917
tk
Tôi là một anh nông dân nghèo bình thường như bao người khác. Nhưng tôi vẫn luôn tự hào về bản thân mình vì có tính tốt bụng, chăm chỉ và khỏe mạnh hơn người.
Một ngày nọ, khi đến làm ở nhà phú ông, tôi đã được ông hứa gả con gái cho nếu chịu làm ba năm cho nhà ông mà không lấy tiền công. Vốn đã phải lòng con gái phú ông lâu nay, tôi liền đồng ý mà không cần suy nghĩ gì cả. Trong ba năm ấy, tôi làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, không quản ngại nắng mưa. Rất nhiều tài sản đã được tôi tạo ra, chất đầy trong kho khiến phú ông thích lắm.
Đến kì hạn, phú ông gọi tôi ra, yêu cầu tôi về chuẩn bị sính lễ là một cây tre trăm đốt để hỏi cưới con gái ông. Tuy khó khăn, nhưng thấy ông kiên quyết, tôi cũng đành khăn gói đi ngay. Tìm biết bao ngọn đồi, khu rừng mà vẫn không thấy cây tre nào có nhiều đốt như thế cả. Tôi bất lực ngồi gục xuống. Đúng lúc ấy, ông Bụt hiện lên, dạy cho tôi câu thần chú kì diệu. Với câu thần chú ấy, tôi có thể dính một trăm đốt tre vào với nhau thành cây tre trăm đốt.
Tìm được sính lễ, tôi phấn khởi trở về nhà. Ngờ đâu, ở trên sân lại đang tổ chức đám cưới linh đình của con gái phú ông và tên nhà giàu khác. Phẫn nộ vô cùng, tôi xông vào, đọc thần chú tạo nên cây tre trăm đốt, rồi gắn cả tên địa chủ xảo trá vào đó. Tên thông gia kia muốn giúp ông ta cũng bị dính vào luôn. Phải đến khi tên địa chủ chịu xin lỗi và thực hiện lời hứa, tôi mới tha cho.
Sau lần ấy, tên địa chủ không dám lừa gạt tôi nữa. Như đã hứa, hắn gả con gái cho tôi. Cả hai vợ chồng tôi cùng nhau chung sống hạnh phúc dưới mái nhà ấm êm.
tham khảo :
Tôi là Khoai, là một người nông dân hiền lành. Nhà tôi nghèo, bố mẹ lại mất sớm nên tôi phải đi ở cho một lão nhà giàu trong làng. Nhà lão ta rất nhiều ruộng vườn, trâu bò, của cải nhưng lão chưa thoả mãn. Thấy tôi hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ lại thạo việc đồng áng, lão ta muốn tôi làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão ta gọi tôi đến và khôn khéo nói với tôi:-Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn, ba năm nữa ta sẽ gả con gái và cho hai vợ chồng một nửa gia tài.Nghe lão dỗ ngon dỗ ngọt, tôi tưởng lão nói thật và cứ thế quần quật làm việc cho lão. Sau ba năm, nhờ công sức của tôi, lão có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được trâu bò, ruộng vườn. Rồi một hôm, lão lại gọi tôi đến và bảo với tôi một cách thân mật:-Con thật có công với nhà ta. Con đã chịu khó ba năm trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng. Tôi không hề biết rằng lão nhà giàu đã không giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một lão nhà giàu khác trong vùng. Hôm tôi lên rừng cũng chính là hôm hai lão nhà giàu chuẩn bị làm lễ cưới cho con trai, con gái cùa chúng. Sau này nghe mọi người kể lại tôi mới biết ràng: ở nhà, hai lão nhà giàu hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm, suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre dài đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ”.Tôi hì hục trèo đèo, lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm, nhưng chi thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Thất vọng quá, tôi ngồi bưng mặt khóc. Bỗng nhiên có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên:-Làm sao con khóc giữa rừng vậy?Nghe tôi kể lể sự tình, Bụt cười, bảo:-Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì có ngay cây tre trăm đốt thôi!”.Nói xong, Bụt biến mất. Tôi làm đúng lời Bụt bảo. Quả nhiên cả trăm đốt tredính liền với nhau thành một cây tre dài trăm đốt thật! Tôi sung sướng nâng cây tre lên vác về. Nhưng cây tre dài quá, vướng bờ bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Không biết làm thế nào, tôi cùng chỉ biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:-Có cây tre trăm đốt rồi, sao con còn khóc?Tôi nói với Bụt là cây tre dài quá không thể vác về nhà được. Bụt liền ân cần bảo:-Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất” thì những đốt tre ấy sẽ rời ra!Tôi làm theo lời Bụt và đúng là cả trăm đốt tre rời ra thật. Tôi kiếm dây buộc thành hai bó, gánh về.Lúc về tới nơi, thấy hai họ đang ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, tôi mới biết là lão nhà giàu lừa mình. Tôi giận lắm nên không nói gì cả. Tôi lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nổi nhau và hô: “Khẳc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Lão chủ cũng chạy lại gần cây tre để xem, tôi đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta bị dính chặt vào cây tre, cố giãy giụa nhưng không tài nào rứt ra được. Lão thông gia thấy vậy, chạy lại định gỡ cho lão chủ nhà. Đợi lão tới gần, tôi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng bị dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy tôi xin tôi gỡ ra cho. Lão chủ hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho tôi ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành trăm đốt. Tôi làm lễ cưới với cô gái xinh đẹp con lão nhà giàu đó. Hai vợ chồng tôi sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
"Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em."
"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.
Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.
Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - các con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
'Cô bé bán diêm' là một trong những truyện cổ tích tôi ấn tượng nhất. Giấc mộng cuối cùng của cô bé là điều tôi không thể nào quên được khi đọc đến đó. Cô bé chỉ có vỏn vẹn 4 giấc mộng, mà giấc mộng cuối cùng của cô bé cũng chính là khi cô bé rời đi khỏi thế gian. Em đã từng có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Nhưng cũng chỉ là đã từng, vì bây giờ cô bé phải vượt qua cái rét lạnh của đêm giao thừa, của mùa đông băng giá chỉ để kiếm từng đồng nhờ việc bán diêm để mang tiền về cho người cha rượu chè kia. Với lứa tuổi cô bé lẽ ra phải đang quây quần bên gia đình, được sự ấm áp bao bọc của người thân đón giao thừa. Còn cô bé ở một góc khuất vì cái rét buốt đã quẹt từng que diêm cho ánh lửa rực cháy ấy để tưởng tượng ra nỗi khao khát tình thương yêu, hạnh phúc của mình. Phải đau khổ như thế nào mới có thể tưởng tượng ánh lửa của que diêm là những niềm ước ao của mình được chứ! Cô bé quẹt từng que diêm nhưng mỗi khi quẹt ra, những giấc mộng đó đều nhanh chóng vụt tắt. Đến que diêm cuối cùng, em thấy được người bà quá cố đã từng nuông chiều em bao nhiêu đang dang rộng đôi bàn tay ra để đón lấy em. Em đã nhào vào lòng bà, tựa như chìm vào với sự ấm áp của bà mang lại-một hạnh phúc vĩnh hằng. Vào buổi sáng hôm sau mọi nguờ đã phát hiện ra cô bé. Em đã ra đi vĩnh viễn nhưng trên môi vẫn nở một nụ cười. Điều đó thật đau buồn, nhưng đó cũng là một sự ra đi hạnh phúc đối với cô bé vì đã rời khỏi một cuộc sống bất hạnh đầy những người vô tâm.
Theo em , sự xuất hiện của cụ già có ý nghĩa : muốn giúp anh nông dân nghèo , giúp anh lấy lại công bằng cho anh , vì anh nghèo nên không được phú ông chấp nhận cưới con gái Phú ông . Tình yêu của anh nông dân dành cho con gái Phú ông đã được cụ già nhìn thấy và cũng thấu hiểu , cuối cùng cụ già đã giúp anh
ko chép mạng thì sao bằng bạn đượcღღღღ Tiểu Thư Họ Vũ ღღღღ
bạn ơi
bạn thi bài Ngữ Văn rồi gửi cho mình nha ღღღღ Tiểu Thư Họ Vũ ღღღღ
A. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.
B. Thân bài (Diễn biến sự việc)
- Mở đầu
. Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …
- Thắt nút
. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Phát triển
. Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
. Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.
- Mở nút
. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.
- Kết thúc
. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.
C. Kết bài
. Ý nghĩa câu chuyện: tinh thần đoàn kết chống gjặc cứu nước.
Bài làm
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao Đã thành lệ, đêm nào, trước khi di ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.
Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Tham khảo:
Sau khi cha mẹ mất, tôi sống cùng em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn cũng có của để. Đến khi trưởng thành, tôi và em trai cũng phải lấy vợ.
Một hôm, tôi và vợ bàn tính cho vợ chồng cậu em ra ở riêng. Sau đó, tôi gọi cậu em đến, rồi nói sẽ chia cho cậu túp lều tranh mà cha đã để lại. Cậu em vui vẻ đồng ý.
Ít lâu sau, tôi nghe dân làng đồn rằng em trai của mình bỗng nhiên trở nên giàu có. Tôi tò mò lắm, liền sang chơi để hỏi chuyện. Đến nơi, tôi choáng ngợp trước căn nhà rộng lớn với hàng chục người ở. Tôi hỏi chuyện, thì nghe cậu em kể lại tất cả.
Hằng ngày, em tôi vẫn thường xuyên chăm bón cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Một sáng nọ, khi em tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Thì ra, một con chim lớn đang ăn khế. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm. Em dâu tôi liền nói với chim:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nghe xong thì đáp:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Hai vợ chồng em tôi làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang có nhiều vàng bạc, kim cương.
Nghe xong câu chuyện, tôi gạ em trai đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Kể từ đó, vợ chồng tôi dọn đến ở trong túp lều. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Tôi biết là chim thần đến liền nói với chim:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng y những lời em trai tôi kể:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Tôi bảo vợ may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa tôi đến hòn đảo, rồi đáp xuống cửa hang. Đúng như lời của em tôi, trong hang có biết bao nhiêu là vàng bạc, kim cương. Tôi ra sức nhặt cho đầy túi. Trên đường về, chim thần bay đến biển thì gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. Tôi gọi mãi không thấy chim thần quay lại. Một mình lênh đênh giữa biển, tôi hối hận vô cùng vì lòng tham đã hại mình.
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi liền nói:
– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.
Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.
Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.
Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:
– Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói:
– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Khi còn nhỏ, em thường được nghe ông và bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích rất ý nghĩa. Một trong số truyện cổ tích ông kể mà em ấn tượng nhất là truyện Cây tre trăm đốt, ông kể trong lúc em và ông cùng đi chặt tre làm diều.Ngày xưa có một phú ông nhà giàu nhưng lại bủn xỉn keo kiệt, ông ta thuê anh nông dân nghèo có tính cần cù chịu thương chịu khó cày ruộng. Ông ta chỉ muốn anh nông dân làm cho mình mà lại không mất tiền thuê nên đã hứa hẹn rằng "Anh hãy chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm, hết thời gian đó ta sẽ gả con gái cho anh". Anh chàng này tưởng thật, làm ngày làm đêm không quản mệt nhọc, mang về cho phú ông lúa thóc chất đầy kho.Cuối cùng cũng đến hạn ba năm, đang háo hức được lấy con gái phú ông thì anh nông dân lại bị lão ta lừa. Một mặt phú ông bảo anh vào rừng chặt cây tre trăm đốt về làm đũa mời cỗ cả làng, mặt khác sau khi anh đi lão ta bèn mở tiệc gả con gái cho tên nhà giàu khác. Ở bên này anh nông dân sau khi vào rừng chặt hết cả rặng tre, quần áo rách tơi tả, chân tay bị cứa chảy máu vẫn không tìm được cây tre đủ 100 đốt. Nghe tiếng khóc của anh đã có một ông bụt hiện lên và trao cho anh câu thần chú "Khắc nhập, khắc xuất", anh chặt đủ 100 đốt tre, đọc câu "khắc nhập" là từng đốt tre nhập thành cây tre đủ 100 đốt. Anh vui mừng đem tre về thì phát hiện ra phú ông lừa mình, anh liền đọc câu thần chú "khắc nhập" nhốt ông vào cây tre, sau khi nghe ông ta van xin và hứa không bày mưu lừa hại anh nữa anh mới đọc "khắc xuất" để thả ông ta ra. Từ đó anh nông dân lấy con gái phú ông và sống hạnh phúc đến cuối đời.Tuy chỉ là truyện cổ tích nhưng thực sự rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, phú ông và cây tre trăm đốt giống như những khó khăn, thử thách và chướng ngại mà ta phải vượt qua trong cuộc sống. Hãy luôn cố gắng và sống thật tốt, mọi chuyện sẽ luôn có cách giải quyết.
Khi còn nhỏ, em thường được nghe ông và bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích rất ý nghĩa. Một trong số truyện cổ tích ông kể mà em ấn tượng nhất là truyện Cây tre trăm đốt, ông kể trong lúc em và ông cùng đi chặt tre làm diều.Ngày xưa có một phú ông nhà giàu nhưng lại bủn xỉn keo kiệt, ông ta thuê anh nông dân nghèo có tính cần cù chịu thương chịu khó cày ruộng. Ông ta chỉ muốn anh nông dân làm cho mình mà lại không mất tiền thuê nên đã hứa hẹn rằng "Anh hãy chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm, hết thời gian đó ta sẽ gả con gái cho anh". Anh chàng này tưởng thật, làm ngày làm đêm không quản mệt nhọc, mang về cho phú ông lúa thóc chất đầy kho.Cuối cùng cũng đến hạn ba năm, đang háo hức được lấy con gái phú ông thì anh nông dân lại bị lão ta lừa. Một mặt phú ông bảo anh vào rừng chặt cây tre trăm đốt về làm đũa mời cỗ cả làng, mặt khác sau khi anh đi lão ta bèn mở tiệc gả con gái cho tên nhà giàu khác. Ở bên này anh nông dân sau khi vào rừng chặt hết cả rặng tre, quần áo rách tơi tả, chân tay bị cứa chảy máu vẫn không tìm được cây tre đủ 100 đốt. Nghe tiếng khóc của anh đã có một ông bụt hiện lên và trao cho anh câu thần chú "Khắc nhập, khắc xuất", anh chặt đủ 100 đốt tre, đọc câu "khắc nhập" là từng đốt tre nhập thành cây tre đủ 100 đốt. Anh vui mừng đem tre về thì phát hiện ra phú ông lừa mình, anh liền đọc câu thần chú "khắc nhập" nhốt ông vào cây tre, sau khi nghe ông ta van xin và hứa không bày mưu lừa hại anh nữa anh mới đọc "khắc xuất" để thả ông ta ra. Từ đó anh nông dân lấy con gái phú ông và sống hạnh phúc đến cuối đời.Tuy chỉ là truyện cổ tích nhưng thực sự rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, phú ông và cây tre trăm đốt giống như những khó khăn, thử thách và chướng ngại mà ta phải vượt qua trong cuộc sống. Hãy luôn cố gắng và sống thật tốt, mọi chuyện sẽ luôn có cách giải quyết.