Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể gây ra một số hậu quả như:
- Nếu thiếu iodine ở phụ nữ mang thai sẽ dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
- Nếu thiếu iodine ở trẻ em sẽ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ (trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển). Bướu cổ ở người lớn sẽ khiến hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Tiêu chí | Bệnh bướu cổ | Bệnh Basedow |
Nguyên nhân | Do chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế dẫn đến tuyến yên tiết hormone thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến. | Do tuyến giáp hoạt động quá mạnh (tiết nhiều hormone). |
Biểu hiện | Có u ở phía trước cổ; có cảm giác vướng cổ họng, đau cổ họng; khó nuốt; khó thở; mệt ỏi; thay đổi giọng nói;… | Xuất hiện bướu giáp; nhịp tim tăng; người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ; sút cân nhanh;… |
- Học sinh chọn 1 bệnh liên quan đến hệ nội tiết thường gặp như bướu cổ, đái tháo đường,… rồi tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh tại địa phương.
- Câu trả lời tham khảo:
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người mắc bệnh về hệ bài tiết |
1 | Nguyễn Văn A | 6 | 1 |
2 | Trần Văn B | 5 | 0 |
3 | … | … | … |
4 | … | … | … |
5 | … | … | … |
Tổng | … | … |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh
- Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh tính dựa trên số liệu thu được bằng cách sử dụng công thức tỉ lệ người mắc bệnh = số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra.
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương theo số liệu thu được (tỉ lệ mắc bệnh cao hay thấp, độ tuổi nào có tỉ lệ mắc bệnh cao).
3. Đề xuất một số cách phòng tránh
Một số biện pháp phòng tránh bệnh đái thái đường:
- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.
Tham khảo!
Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.
Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết.
Tham khảo!
Không nên ăn quá nhiều muối, đường vì: Ăn quá nhiều muối, đường sẽ làm mất cân bằng thành phần chất tan của môi trường trong cơ thể, khiến các cơ quan bài tiết (gan, thận) phải tăng cường hoạt động để đưa thành phần chất tan của môi trường trong cơ thể về trạng thái cân bằng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến các cơ quan bài tiết tương ứng quá tải. Kết quả là các cơ quan bài tiết này bị suy yếu, không đủ khả năng duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể, từ đó, dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm cho cơ thể như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch hay các bệnh về thận,…
Ở những người bị bệnh suy thận, thận của họ bị suy giảm chức năng hoặc không thể thực hiện được chức năng lọc máu, làm cho các chất độc hại, chất thải tích tụ trong cơ thể gây rối loạn các hoạt động sống, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, phải ghép thận (thay thế thận khỏe mạnh) hoặc chạy thận nhân tạo (sử dụng máy chạy thận để lọc máu thay cho thận) nhằm giúp đảm bảo việc đào thải các chất độc, chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, kéo dài sự sống cho bệnh nhân
Tham khảo!
- Nhận xét chỉ số xét nghiệm máu của người phụ nữ trên:
+ Về chỉ số glucose trong máu: Chỉ số glucose trong máu của người này là 7,4 mmol/L, cao hơn nhiều so với mức bình thường → Người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường.
+ Về chỉ số uric acid trong máu: Chỉ số uric acid trong máu của người này là 5,6 mg/dl, vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.
- Vì người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường → Khẩu phần ăn của người này cần chú ý phải cung cấp cho cơ thể một lượng đường ổn định và hài hòa. Cụ thể: điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế các loại thực phẩm có lượng đường cao như hoa quả sấy, kem tươi, sirô, các loại nước uống có gas,…; hạn chế dầu mỡ; bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ;… đồng thời, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Miễn dịch là hiện tượng cơ thể không mắc bệnh mặc dù đang sống trong môi trường mầm bệnh.
- Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.
Thiếu I-ốtTuyến giáp cần i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu không có đủ i-ốt trong chế độ ăn uống, các tế bào tuyến giáp tăng sinh tế bào, đồng thời phát triển để tạo ra đủ hormone giáp. Thiếu i-ốt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh bướu cổ.
sao bạn ko vô chj google hỏi thẳng nhỉ