(1 điểm)

Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn tr...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1 điểm)

Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong hai câu thơ sau:

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”

Bài đọc:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

(Vịnh tiến sĩ giấy, bài 2, “Thơ văn Nguyễn Khuyến”)

* Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ tuy nhà nghèo nhưng rất hiếu học, thông minh, chăm chỉ. Sau này đi thi, ông đỗ đầu cả ba kì Hương, Hội, Đình nên tục gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nổi tiếng thanh liêm. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, ông cáo quan về ở ẩn, nhưng trong lòng vẫn tha thiết tâm sự yêu nước và nỗi niềm u uẩn trước thời thế.

1. Tiến sĩ giấy: hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy, một trong những đồ chơi quen thuộc của trẻ em xưa, thường được bán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý khơi dậy ở trẻ em lỏng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.

2. Biển: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ “ân tứ vinh quy”.

3. Cân đai: cân là cái khăn, đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu.

4. Nghè: tiến sĩ (theo cách gọi dân gian).

5. Giáp bảng: bảng hạng cao nhất, công bố kết quả thi cử ngày xưa.

6. Văn khôi: người đứng đầu làng văn.

7. Bảnh chọe: chỉ dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện.

0
(1 điểm) Tác phẩm gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm và hành động của tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức đối với đất nước trong thời đại ngày nay? Bài đọc: ​Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghế tréo lọng xanh ngồi...
Đọc tiếp

(1 điểm)

Tác phẩm gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm và hành động của tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức đối với đất nước trong thời đại ngày nay?

Bài đọc:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

(Vịnh tiến sĩ giấy, bài 2, “Thơ văn Nguyễn Khuyến”)

* Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ tuy nhà nghèo nhưng rất hiếu học, thông minh, chăm chỉ. Sau này đi thi, ông đỗ đầu cả ba kì Hương, Hội, Đình nên tục gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nổi tiếng thanh liêm. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, ông cáo quan về ở ẩn, nhưng trong lòng vẫn tha thiết tâm sự yêu nước và nỗi niềm u uẩn trước thời thế.

1. Tiến sĩ giấy: hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy, một trong những đồ chơi quen thuộc của trẻ em xưa, thường được bán vào dịp tết Trung thu. Làm loại đồ chơi này, người ta có ý khơi dậy ở trẻ em lỏng ham học và ý thức phấn đấu theo con đường khoa cử.

2. Biển: tấm gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ “ân tứ vinh quy”.

3. Cân đai: cân là cái khăn, đai là cái vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu.

4. Nghè: tiến sĩ (theo cách gọi dân gian).

5. Giáp bảng: bảng hạng cao nhất, công bố kết quả thi cử ngày xưa.

6. Văn khôi: người đứng đầu làng văn.

7. Bảnh chọe: chỉ dáng vẻ oai vệ cùng lối ăn mặc đầy tính trưng diện.

0
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚTMÔN :Ngữ văn 8  Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn,...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN :Ngữ văn 8

 

 Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

            - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

            - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.

Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2.

Câu 5: Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn trên

0
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.   Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.  Vả lại ở nhà cũng rét...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

  Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

  Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

  Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?”...

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của thán từ trong đoạn trích trên.

3. Giải thích vì sao trong đoạn trích trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

4. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ, trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ (gạch chân và chú thích).

5. Em hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi bất hạnh của những em nhỏ và ghi rõ tên tác giả.

0
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.   Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.  Vả lại ở nhà cũng rét...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

  Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

  Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

  Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?”...

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của thán từ trong đoạn trích trên.

3. Giải thích vì sao trong đoạn trích trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

4. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ, trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ (gạch chân và chú thích).

5. Em hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi bất hạnh của những em nhỏ và ghi rõ tên tác giả.                                                                                    

0
31 tháng 8 2016
1. Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
- Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối..
- Xót xa vì cái gì?
+ Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.
+ Xot xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.
  Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
2. Bình luận
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Con người ngày càng trở nên vô cảm.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác.
-Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hảy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
27 tháng 12 2018

đây là mạng rồi nha

27 tháng 12 2018

Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm 
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm 
Tình thư một bức phong còn kín, 
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.

Nguồn : Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây