Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Kim Lân
+ Kim Lân là gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và mảng đề tài về nông thôn Vin gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống thôn quê nên hầu như Kim Lân chi viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
- Giới thiệu tác phẩm: Làng
+ “Làng” là một truyện ngắn tiêu biểu. Kim Lân sáng tác truyện ngắn này vào năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Trong thiên truyện xuất sắc này, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật ông Hai.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên
B. Thân bài
1. Khái quát chung
- Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, đó là một người nông dân có tình yêu làng quê sâu sắc, nhưng vì hoàn cảnh, ông buộc phải rời làng đi tản cư.
- Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn nhớ về làng Chợ Dầu quê ông và tự hào khoe làng ông là làng kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai đã được nhà văn đặt vào một tình huống đầy thử thách. Đó là tin đồn làng chợ Dầu mà ông vẫn tự hào đã làm Việt gian theo Tây. Người nông dân ấy đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải tự đấu tranh với chính mình để lựa chọn con đường đúng đắn. Từ tình huống có ý nghĩa thử thách ở nội tâm nhân vật nhà văn đã mở ra biết bao cung bậc cảm xúc của một tấm lòng yêu làng, yêu nước và những chuyển biến mới trong tâm hồn , tình cảm của người nông dân này.
2. Phân tích đoạn trích
a. Lúc mới nghe tin làng theo giặc
- "Cổ ông lão nghẹn ng hắn lại, da mặt tê rần rần, ông lão lặng đi đến không thở được. Một lúc lâu, ông mới rặn è è như nuốt một cái gì vướng trong cô, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi". Trạng thái bàng hoàng, hụt hẫng này là phản ác tâm lý hết sức tự nhiên của một người quá yêu làng. Nếu không yêu thì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc không thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần như thế với ông Hai.
- Song, ông Hai vẫn còn nghi ngờ chưa thể tin ngay lời đồn đại, ông lắp bắp hỏi lại: "Liệu có thật không hở bác, hay là chi lại ...". Ông hỏi lại để khẳng định cũng là để cố bấu víu vào một tia hi vọng rằng đó chỉ là sự nhầm lẫn là một lời đồn đại vô căn cứ. Nhưng khi cái tin được khẳng định từ những người tản cư thì ông Hai không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt bởi mặc cảm là người làng Việt gian. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian bán nước "ông cúi gằm mặt xuống mà đi" ta nhận thấy trong cái cúi mặt này biết bao xấu hổ, nhục nhã, đau đớn. Nỗi nhục khiến ông không thể ngẩng đầu lên được.
b. Về đến nhà
- Về đến nhà, ông Hai càng tủi thân, thương con thương mình và thương cả nhữn người nông dân làng chợ Dầu vì mang tiếng là làng Việt gian: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lại cứ giàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?". Nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người, ông Hai càng căm giận những kẻ Việt gian bán nước. Ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này".
=> Nhà văn Kim Lân đã sử dụng thật tài tình độc thoại để bộc lộ nỗi lòng nhân vật.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho nhân vật ông Hai, tác phẩm
Trong đoạn trích trên đã thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của ông Hai, ông chưa tin và không muốn tin rằng: làng chợ Dầu của mình theo giặc. Tâm trạng của ông Hai được bộc lộ trực tiếp qua những dòng độc thoại nội tâm.
Câu cảm thán: "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được!"
Một tác phẩm văn học có giá trị khi nó nói lên được tiếng nói của con người, ngợi ca và bảo vệ con người. Nam Cao từng nói: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Phải chăng các nhà văn, nhà thơ luôn tạo ra những nét riêng biệt cho mình bằng việc xây dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo mang tâm tư của tác giả. Ông Hai chính là nỗi niềm của nhà văn Kim Lân gửi gắm. Đặc biệt những nỗi niềm ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Kim Lân quê ở Bắc Ninh. Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, vừa làm vừa viết văn. Năm 1944 Kim Lân tham gia Hội văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động phục vụ kháng chiến và hoạt động cách mạng. Ông có sở trường viết các truyện ngắn về nông thôn và người nông dân. Ông có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật, văn phong giản dị nhưng hấp dẫn, ngôn ngữ sống động, rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày mang đậm màu sắc nông thôn phong tục tập quán làng quê Bắc Bộ. Giáo sư Phong Lê nhận xét: Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường, một phận người tử tế. Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên cớ khiến Kim Lân kiên trì chủ trương viết ít.
Truyện ngắn Làng được Kim Lân sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước - được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp.
Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức "cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. ông Lão lặng đi tưởng như không thở được". Từ tâm trạng vui mừng, ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng, đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy tới quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh được tinh thần của mình, ông cố gắng tìm những lý do để chứng minh cái tin ấy là sai sự thật. Nhưng rồi những người xung quanh ông khiến ông một lần nữa rơi vào đau khổ. Câu khẳng định "vừa ở dưới ấy lên" của những người tản cư khiến ông không thể không tin. Niềm tự hào của ông về làng bao nhiêu thì bây giờ nó chỉ còn là đống đổ nát khi nghe cái tin động trời ấy
Từ khi ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn câu chuyện đó xâm chiếm, nó trở thành một nỗi ám ảnh day dứt đối với ông lão tội nghiệp. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông chỉ biết "cúi gằm mặt mà đi". Về tới nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con của mình "nước mắt ông cứ dàn ra". Bao nhiêu niềm tự hào về quê hương sụp đổ. Ông cảm thấy bản thân như đang mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc và các con ông cũng mang tiếng sinh ra trong làng bán nước.
Suốt mấy hôm liền ông không dám ra ngoài, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy...". Ông lão nghèo khổ rơi vào sự bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai của gia đình ông. Ông không biết đi đâu, về đâu, về làng thì không được vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo tấy, phản bội kháng chiến, bán nước. Ở lại nơi ngụ cư lúc này cũng không được vì chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi ông. Ông không còn biết đi đâu vì tới đâu người ta nghe tiếng dân Chợ Dầu phản bội.
Tình yêu làng và yêu nước trong ông Hai luôn song hành cùng nhau. Nhưng đứng trước tình thế đặc biệt ấy, ông buộc phải lựa chọn. Sự lựa chọn đó chẳng hề dễ dàng. Chợ Dầu vốn đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời ông nhưng Cách mạng lại là nguồn ánh sáng cứu cả dân tộc ra khỏi lầm than, trong đó có cả gia đình ông.
Sau một hồi suy nghĩ, ông đã đưa đến một quyết định: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù". Điều đó chứng tỏ, dù tình yêu làng có thiết tha tới đâu nhưng không thể so sánh được với tình yêu nước. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, khi được đưa vào tình thế bắt buộc lựa chọn, họ sẽ hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích chung lên hàng đầu.
Đàn ông chính là những người cô đơn nhất, khi họ gặp phải những chuyện buồn rầu họ chẳng biết nương tựa vào ai để chia sẻ. Ông Hai cũng vậy, chẳng có ai có thể hiểu được nỗi lòng của ông lúc này, ông đành gửi gắm tâm sự với đứa con út. Ông bày tỏ tấm lòng sâu lặng với Làng Dầu, bày tỏ tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cụ Hồ. Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động, những suy nghĩ đối lập nhau cứ luôn quanh quẩn trong đầu ông, yêu quê, nhớ quê thật nhưng khi nghe tin quê hương theo giặc thì trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào cụ Hồ, tin tưởng vào cách mạng. Chính niềm tin ấy đã giúp ông vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy. Cuộc trò chuyện với con trai, nhưng thực chất là cuộc độc thoại nội tâm của ông Hai, ông đang tự an ủi mình, tự nhắc nhở mình luôn vững tin vào cách mạng.
Nếu như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao được xây dựng là hình ảnh điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám thì ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân lại đại diện cho hình ảnh người nông dân sau Cách mạng tháng Tám. Cái làng đối với người nông dân có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Nó gắn bó mật thiết với họ từ lúc sinh ra tới khi nhắm mắt. Tình yêu quê hương được hình thành tự nhiên, ăn sâu vào tâm thức những người nông dân như ông Hai. Chính vì vậy có thể hiểu làng quan trọng như thế nào đối với ông Hai, xa quê chính là nỗi buồn nhất của họ, nhưng vì việc nước nên họ phải tạm xa quê. Tác phẩm cho ta thấy tài năng của Kim Lân qua cách tạo tình huống truyện đặc sắc, miêu tả tâm lý, diễn biến nội tâm tinh tế và phong phú, qua đó góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, Kim Lân đã làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước thiết tha, sâu lặng của nhân vật. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước đây chính là điểm mới về tình yêu nước của người nông dân sau cách mạng.
Cậu tham khảo nhé:
Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện đầy sâu sắc và cảm động tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu. Đó là một tình cảm đáng trân trọng, nó sáng lên ngay cả trong khói lửa của chiến tranh bạo tàn. Nhân vật ông Sáu là một trong những nhân vật trung tâm của nhân vật, thông qua tìm hiểu nhân vật ta thấy được tình cảm sâu sắc của một người cha hết lòng yêu thương con gái.
Không chỉ là một người cha tốt, ông Sáu còn là một người công dân hết lòng vì đất nước, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, cũng như bao người yêu nước khác, ông Sáu đã tự nguyện tham gia vào đội ngũ những người lính, cầm súng chiến đấu vì sự tự do, độc lập của tổ quốc. Để thực hiện trách nhiệm với đất nước, thực hiện lí tưởng cứu dân, độc lập dân tộc đầy cao đẹp thì ông Sáu đã phải rời xa quê hương, rời xa gia đình và cô con gái nhỏ. Ông chỉ được về thăm gia đình khi được nghỉ phép vài ngày.
Khi về ông Sáu mang tâm trạng bồi hồi, rạo rực bởi sắp tới đây ông sẽ được về thăm những người thân yêu, đặc biệt là Thu- cô con gái bé nhỏ mà ông hết lòng yêu thương. Từ khi bé Thu được sinh ra, ông Sáu chưa từng được gặp con, cũng chưa một lần được nâng niu, cưng nựng. Nỗi khao khát muốn gặp lại con khiến cho ông Sáu bồi hồi suốt quãng đường về nhà. Khi thuyền còn chưa kịp cập bến thì ông Sáu đã vội vàng nhảy xuống “ …nhún chân, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài…” đây là hành động có phần gấp gáp, vội vàng của một người cha nóng lòng muốn gặp con.
Khi nhìn thấy đứa nhỏ chơi ở gần đó, ông Sáu biết chắc đó là con của mình, sự xúc động dâng trào khiến cho ông Sáu kêu to tên con “ Thu! Con”, ông đưa tay ra đón chờ con, nhưng trái ngược với sự mong chờ, hi vọng của ông Sáu, bé Thu lại không biết người đàn ông kêu tên mình là ai. Hơn nữa, vết thẹo lớn trên mặt của ông Sáu khiến cho bé Thu sợ hãi, vừa khóc vừa gọi mẹ.
Nhìn thấy con mình vì sợ hãi mà chạy vào nhà, ông Sáu đã vô cùng đay khổ, ông thẫn thờ, khuôn mặt tối sầm lại, đôi tay thì buông thõng vô cùng đáng thương. Có lẽ, ông Sáu đã không thể ngờ được giây phút mà cha con hội ngộ lại thành ra như vậy, sự thất vọng, bất ngờ xâm chiếm khiến cho ông Sáu trở nên đáng thương.
Tâm trạng của ông Sáu trong những ngày nghỉ phép cũng rất phức tạp, vừa là niềm vui vì được về thăm gia đình, quê hương, người thân nhưng ông cũng buồn bã, đau đớn vì đứa con không chịu nhận cha. Bé Thu không những không chịu nhận cha mà còn đối xử với ông Sáu vô cùng lạnh nhạt. Ông Sáu ở nhà suốt ngày và không muốn đi đâu, ông luôn tìm cách để có thể vỗ về con. Nhưng sự quan tâm, vỗ về của ông Sáu lại không thể thay đổi được thái độ lạnh nhạt của bé Thu.
Là một người cha,ông Sáu luôn cảm thấy có lỗi với con vì không thể ở bên chăm sóc khi con ra đời, ông khao khát được một lần nghe tiếng gọi “ba” của bé Thu. Trước những hành động chối bỏ, lời nói lạnh nhạt của con, ông Sáu không lỡ giận mà chỉ khe khẽ lắc đầu và cười, nụ cười ấy không phải nụ cười của hạnh phúc mà là nụ cười của sự bất lực, cam chịu.
Dù rất yêu thương con nhưng có một lần vì quá nóng giận mà ông Sáu đã lỡ đánh bé Thu, đó là khi bé Thu dùng đũa hẩy miếng trứng cá ra khỏi bát khi ông Sáu gắp cho bé, đây cũng là hành động khiến ông Sáu vô cùng hối hận, ngay cả khi hi sinh trên chiến trường ông cũng không thôi day dứt, đau khổ.
Đến ngày lên đường, dù nhìn thấy bé Thu ở trong góc nhà, dù rất muốn đến gần ôm và tạm biệt con nhưng ông Sáu lại sợ những phản ứng sợ hãi, chối bỏ của con mà chỉ đứng đó nhìn con với ánh mắt đầy đau khổ. Khi chuẩn bị bước lên xuồng, bé Thu bất ngờ chạy đến gọi cha, ông Sáu đã vô cùng xúc động ôm chầm lấy con, lấy khăn tay lau nước mắt và âu yếm hôn lên mái tóc của con. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên ông Sáu rơi nước mắt nhưng đây là giọt nước mắt hạnh phúc, giọt nước mắt trùng phùng của tình cảm cha con.
Khi về công tác tại đơn vị kháng chiến, tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn khiến chúng ta vô cùng cảm động. Ông hối hận vì một chút nóng nảy mà lỡ tay đánh con. Trước khi chia tay, ông đã hứa ngày trở về sẽ tặng bé Thu một chiếc lược ngà, có thể thấy tác giả NGuyễn Quang Sáng rất chú trọng tả những chi tiết đến chiếc lược ngà này.
Khi chiến đấu, ông vô tình kiếm được một mảnh ngà voi, khi ấy ông Sáu vui vẻ, hớn hở như một đứa trẻ vừa được cho quà, niềm vui, sự xúc động này được thể hiện trực tiếp qua chi tiết: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.
Tình cảm sâu sắc của người cha dành cho con được thể hiện ngay trong việc làm cho con cây lược, ông Sáu tỉ mỉ trong từng chi tiết, cưa từng chiếc răng “…tỉ mỉ cố công như một người thợ bạc…” Khi hoàn thành chiếc lược, ông Sáu đã khắc lên thân lược dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ gắn gọn nhưng lại chứa chan biết bao nhiêu tình cảm khiến chúng ta xúc động.
Mỗi khi nhớ con, ông Sáu lại mang chiếc lược ra để ngắm nghía, đôi lúc mài lên mái tóc để làm cho cây lược bóng hơn vì ông không muốn khi con chải tóc sẽ bị đau. Chiếc lược trở lên ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó không chỉ đơn thuần là món quà của người cha mà đó còn là biểu tượng của tình yêu, của nỗi nhớ của một người cha hết lòng yêu thương con.
Khi chưa kịp trao cây lược ngà cho con gái như lời hứa hẹn trước ngày lên đường thì ông Sáu đã hi sinh trên chiến trường, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình ông khôn nguôi nhớ về con. Ông dồn chút lực tàn để lấy ra cây lược mà ông luôn mang theo bên mình để đưa lại cho người bạn chiến đấy của mình. Đây là một lời trăng trối đầy thiêng liêng, đó là ước nguyện cuối cùng của người cha ấy.
Qua hình ảnh của ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng không chỉ cho chúng ta thấy tình cảm cha con thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà nó còn cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, nó làm cho gia đình li tán, con xa cha, vợ lìa chồng. Tuy nhiên, truyện ngắn cũng là sự khẳng định mạnh mẽ về tình cảm gia đình, thứ tình cảm thiêng liêng mà bom đạn của kẻ thù không thể nào phá hủy được.
Truyện 'chiếc lược ngà' được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết nằm 1966, tại chiến trường nam bộ trong khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc về tình cho con của ông Sáu với bé Thu. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc và xây dựng tình huống bất ngờ, để thể hiện một cách cảm động tình cha con của ông Sáu với bé Thu.
Sau tám năm xa cách nhà và gia đình ông Sáu trở về từ trong niềm vui, niềm hạnh phúc, đặc biết hơn đó là sự thương nhớ con gái đầu lòng của mình. Lúc xuồng chưa cập bến, ông đã nhìn tháy mọt đứa bé tầm tám tuôi và trực giác của ông đã mách bảo ông rằng đó chính là đứa con gái bé bỏng mà ông thương nhớ nó bấy lâu nay. Niềm vui, niềm hạnh phúc của ông như được nhân đôi khi nhìn thấy nó cùng với những cử chỉ: nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng những bước dài. Giọng ông run run: 'ba đây con'. Ông nghĩ rằng đứa con cũng dẽ hạnh phúc khi nhìn thấy ông và sẽ chạy đến ôm hôn ông. nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vui mừng của ông là một gương mặt tái đi vì sợ của Bé Thu, nó vụt chạy và kêu thét lên gọi mẹ. Trước hành động đó củ nó làm tim ông rất đau, có thể đây chính là nỗi đau lớn nhát trong cuộc đời của ông. Mặt ông lúc này sầm lại trong thật đáng thương, hai cánh tay dơ lên để ôm đứa con bé bỏng của mình giờ thì buông thõng xuống như bị gãy.
Ông thất vọng và rất buồn nhưng ông không nản lòng để lấy được tình cảm của bé Thu. Trong ba ngày ở nhà ông đã hết mực dỗ dành vỗ về nó, nhưng ông càng gần gũi nó thì nó lại càng tránh xa ông và nó nhất quyết không chịu gọi ông là 'cha'. và rồi trong một bữa cơm nó đã hất miếng trứng cá ra khỏi bát mà ông đã gắp cho nó, ông tức quá nên đã đánh nó, nó bỏ chạy sang nhà bà ngoại ở. Tình yêu cha của bé Thu rất mạnh mẽ và cá tính, nó chỉ gọi ba, yêu ba khi xác nhận đó chính là ba ruột của nó. Vì thế những hành động của bé Thu không đáng trách mà đáng thương. Chính vì sự xa cách tám năm trời mà nó đã thiếu đi sự quan tâm sự yêu thương của một người cha. Nó không nhận ra ba nó vì cũng do không ai kịp chuẩn bị cho nó về sự thay đổi bất thường trên khuôn mặt của ông Sáu. Nhưng khi được bà ngoại giải thích thì nó cũng đã hiểu ra mọi chuyện và cũng là lúc hai cha con nó phải chia tay.
Trong buổi sáng cuối cùng ấy trước lúc ba nó đi, bao nhiêu sự yêu thương dành cho ba nó được thể hiện qua tiếng thét lớn 'ba', đối với nó, tiếng 'ba' ấy đã vỡ ra từ sâu thẳm trong lòng nó, cí tiếng mà nó đã kìm nén trong nhiều năm nay, chờ đợi và mong mỏi. Cái tiếng ấy được cất lên khiến mọi người hiểu rằng nó thèm được gọ ba như thế nào. Đó chính là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt, thiêng liên và quí giá vô cùng. Tiếp đến là những cử chỉ của nó, nó đã chạy lại ôm hôn ba nó, hai chân thì quắt lấy người củ ông Sáu, đôi vai bé nhỏ của nó đang run lên tình yêu cha của nó đã đáng thắng lại được cả sự sợ hãi. Trước những hành đọng này của nó thì ông Sáu vô cùng bất ngờ và cảm thấy lúc này mình là người hạnh phúc nhất trên đời. Nhưng thời gian thật ngắn ngủi không cho bé Thu được ở bên ông nữa. Đâu ai biết được đây chính là lần cuối cùng ông Sáu có mặt ở nhà, lần cuối cùng ông được ôm hôn đứa con gái yêu quí của mình. Đã đến giờ ông Sáu phải chia tay cái gia đình bé nhỏ của mình, bé Thu một mực không cho ông đi. Tình yêu thương của bé dành cho ông giờ là cao cả nhất, nó chỉ cần ba nó luôn ở cạnh nó và yêu thương nó. Khi đi ông Sáu đã hứa sẽ làm cho nó một chiếc lược ngà để tặng nó.
Ở khu căn cứ ông Sáu sống trong tâm trạng nhớ thương xen kẽ sự day dứt, ân hận vì đã trót đánh mắng con gái. Ông đã dốc hết tình yêu con, thương nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà. Ông đã tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo léo như một người thợ chế tái khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn. Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ thương của người cha đối với đứa con xa cách. Nhưng thật trớ trêu, ông Sáu chưa kịp trao cây lược ngà đến tận tay cho bé Thu thì ông đã hi sinh, không còn đủ sức trăn trối điều gì và ông chỉ biết đưa chiếc lực cho người bạn của mình để tra lại cho bé Thu. Ông Sáu chỉ nhắm mắt khi nào chiếc lược được đưa tận tay bé Thu. Một cảm xúc đang dâng trào lên trong lòng người đọc. Tại sao tình cha con đẹp như vậy, cao cả như vậy mà lại chỉ dừng ở đây thôi. Họ còn bao nhiêu việc phải làm với nhau. Bé Thu thì vẫn chưa thể hiện hết được tình yêu của mình với ông. Tai sao cuộc đời lại trớ trêu đến vậy. Tình cho con đẹp và thiêng liêng như vậy mà không bao giờ như ý muốn của mỗi người.
Chiếc lược ngà, là một câu chuyện vô cùng cảm động làm người đọc phải rơi nước mắt. Tình cha con thiêng liên đẹp đẽ như vậy mà phải dừng ở đây thôi sao? có lẽ không phải như vậy dù ông Sáu không còn trên đời nữa nhưng chiếc lược ngà là món quà đầu tiên và cũng là cuối cùng ông tặng nó sẽ làm xoa dịu nỗi đau khi mất ba của nó. và tình yêu thương đó mãi mãi tồn tại trong lòng bé Thu và với cả ông Sáu ở nơi yên nghỉ.
Tham khảo dàn ý chi tiết nha em:
a/mở bài
- Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.
- Truyện ngắn “Làng” một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948.
- Truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến hài hòa, nồng thắm. Điều đó được đặc biệt thể hiện trong đoạn đối thoại của ông Hai với con trai mình – thằng cu Húc
b/thân bài
1. Khái quát tình huống truyện, vị trí đoạn trích
- Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra: ông Hai muốn ở lại làng để tham gia kháng chiến nhưng vì hoàn cảnh gia đình buộc ông phải rời làng đi tản cư, lòng ông luôn day dứt nỗi nhớ làng.
- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: là một nông dân suốt đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, nếp nhà, thửa ruộng và biết bao nhiêu người ruột thịt, xóm giềng. Vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông phải rời xa quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách. Do đó, lòng ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Ban ngày lo sản xuất, ổn định cuộc sống, nhưng buổi tối lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ của ông đều bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hàng ngày.
- Thế rồi, đột ngột ông nghe tin dữ làng Dầu theo giặc, giữa lúc tâm trạng của ông đang phấn chấn vì nghe những tin thắng trận. Tâm trạng ông trở nên đau đớn, nặng nề, tủi hổ tràn ngập lòng ông. Trước ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu. Tình huống này buộc ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước.
- Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con.
2. Phân tích đoạn trích - cuộc trò chuyện giữa ông Hai với thằng cu Húc.
- Trong tâm trạng bi dồn nén bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ. Ông lựa chọn cách nói chuyện với đứa con út, vì nó nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.
- Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.
- Ông khẳng định vói con: “nhà ta ở làng Chợ Dầu"
-> Ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên. Đây cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.
- Ông lựa chọn: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
-> Tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.
* Ý nghĩa đoạn trích:
- Ông muốn khắc sâu tình yêu chợ Dầu vào trái tim bé bỏng của thằng cu Húc và đứa con đã nói hộ lòng ông nỗi nhớ làng.
- Lời tâm sự của ông như một lời thề, một lời nguyện làm vơi bớt phần nào nỗi khổ tâm trong ông Hai. Tình yêu làng, tình yêu nước của ông thật bền chặt, thiêng liêng. Dẫu cả làng theo giặc ông vẫn một lòng theo kháng chiến.
* Giá trị nghệ thuật
- Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.
- Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.
- Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại
- Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi.
c. kết bài
- Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm nói chung và trong cuộc trò chuyện với thằng cu Húc nói riêng, tác giả muốn biểu đạt một cách thấm thía, xúc động tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
- Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự đồng cảm từ người đọc.
Tham khảo nhé !
Mở bài: giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng và tình yêu làng của ông Hai.
Thân bài: phân tích chi tiết tâm trạng nhân vật
* Đôi nét về nhân vật ông Hai: hoàn cảnh, tính cách, xuất thân.
* Tâm trạng của ông trong đoạn trích trên
- Khi nghe tin xấu, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức:“cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.
- Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”.
- Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.
- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà ,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
- Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.
-> Nếu như trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.
- Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.
Kết bài: khẳng định lại tinh thần yêu nước của người nông dân thời kì chống Pháp, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩ
:)) =3 =(( =)) =0 =8 :(( :3 :8 :0 :^ =^
Mn ơi em cũng đag gấp ạ giúp em với😭