Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ thời xưa và thời nay.
- Nhắc nhở về việc hiện tình đất nước: giặc ngoại xâm đang đe dọa, sứ giặc nghênh ngang làm nhục quốc thể.
- Bộc bạch nỗi niềm đau xót, trăn trở vì đất nước và lòng căm thù giặc đến sôi sục của vị chủ tướng.
- Phê phán mạnh mẽ thái độ cầu an, thói ham vui chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm trước hiện tình đất nước của các tướng sĩ và chỉ ra hậu quả của nó.
- Nhắc nhở các tướng sĩ về những ân nghĩa của vị chủ tướng với họ để khơi dậy lòng trung thành của các tướng sĩ.
- Nêu những việc cần thiết phải làm để có thế đánh thắng quân xâm lược.
Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật nghị luận ở bài hịch là lập luận toàn diện, chặt chẽ, xem xét vấn đề từ nhiều phía, nhưng đều tập trung vào mục đích là khích lệ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giết giặc của tướng sĩ. Sự khích lệ của tác giả tác động đến nhiều mặt ở mỗi tướng sĩ và khích lệ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm vào mục tiêu duy nhất, có thê ví như dùng nhiều mũi tên bắn từ nhiều hướng nhưng đều nhằm vào một đích.
Ngày xửa ngày xưa nhà nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi cha mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng đã vơ vét hết tài sản và chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn.
Người em được chia tài sản đã không một lời phàn nàn, dựng túp lều gần cây khế. Hàng ngày, người em chăm bón cây khế và làm thuê kiếm tiền nuôi thân.
Cây khế cứ lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả. Vì vậy người em mừng lắm.
Một hôm, bỗng dưng có con chim lạ từ đâu bay tới cây khế và ăn khế của người em. Thấy vậy người em buồn lòng than thở với chim. Chim lạ đáp lại “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.
Mấy hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em từ trên cao ngắm nhìn hòn đảo và lấy vàng chỉ đầy túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về.
Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được đổi lấy thóc lúa để giúp đỡ những người khó khăn trong làng.
Thấy vậy, người anh sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình để lấy cây khế của người em. Người em một lần nữa không phàn nàn và đồng ý đổi cho anh.
Năm ấy cây khế cũng sai trĩu quả chim lạ cũng đến ăn. Người anh cũng than thở khóc lóc. Chim đáp lại và hứa mang đi lấy vàng.
Bản chất tham lam, người anh liên bảo vợ may túi sáu gang để đựng được thật nhiều vàng.
Mấy hôm sau chim lạ đến đón người anh và đưa người anh đến hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người anh đã lấy đầy chặt vàng bạc trên đảo vào chiếc túi sáu gang mình mang đi.
Trên đường trở về, vì phải chở nhiều vàng bạc lại bay ngược gió, chim lạ mỏi cánh. Chim giục người anh vứt bớt vàng đi nhưng người anh nhất quyết không nghe.
Chim phượng hoàng bực tức, không chịu nổi sức nặng nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng vàng bạc xuống biển. Thế là hết đời kẻ tham lam.
giới thiệu về tác giả:
-tên:nam cao
-năm :1917-1951
-quê:hà nam
-ông là 1 nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện dài,truyện ngắn.
hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn :năm 1943
tóm tắt những sự việc chính trong truyện lão hạc thì mình chưa nắm rõ phần này
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
" Những ngày thơ ấu" là cuốn hồi kí của Nguyên Hồng. Tác phẩm chưa đầy một trăm trang, khoảng trên 2 vạn chữ, chia thành 9 chương. Trang hồi kí đã ghi lại cảnh sa sút, tan nát của một gia đình thị dân ở thành phố Nam Định trong khoảng những năm hai mươi, ba mươi của thế kỉ XX. Những nỗi đau buồn của một thiếu phụ trong một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, một người chồng, một người cha nghiện ngập, những tủi cực, cô đơn và con đường lêu lổng của một em bé mồ côi, rồi sa ngã dần. Câu chuyện cảm động được tóm tắt như sau :
Bà nội của bé Hồng đi đạo, sinh nở 18 lần nhưng chỉ nuôi sống được 3 người con : một trai, hai gái. Bố của bé Hồng là con thứ hai. Bố của Hồng làm cai ngục. Khi bé Hồng sinh ra, có biết bao nhiêu người nhà của phạm nhân mang nhiều vàng bạc, lụa là, gạo thơm, gà béo, trứng mới, cá biển tươi để mừng. Vú bõ thì hả hê vì có số tốt được hầu hạ một cửa " quyền quý". Sau này, mỗi lần bà nội nhắc lại chuyện ấy "có nhiều sự cảm động lắm". Mẹ Hồng là một phụ nữ xinh đẹp, chỉ bằng một nửa tuổi của bố em. Năm Hồng lên bảy, lên tám đã hiểu biết rõ rệt và thấm thía " sự trái ngược cay đắng" trong tình duyên của bố mẹ. Em vẫn nghe người ta bàn tán về chuyện em Quế là con của cai H. Cứ chiều chiều, khi tiếng kèn "rộn rã, tưng bừng" của toán lính khố xanh đi qua nhà, đôi mắt mẹ Hồng lại "sáng lên", gò má "ửng hồng", dắt đứa con trai bé nhỏ ra sân đón đợi " một người tầm thước, gương mặt trắng hồng, mắt sáng, sống mũi hơi cao, hai hàm răng trắng phau"....Mấy năm sau, người cai kèn đổi đi nhà ngục khác, người thiếu phụ ấy " càng bâng khuâng trong đôi mắt thẫn thờ"...Và cũng từ đấy, bố mẹ Hồng " không bao giờ nhìn thẳng vào mặt nhau".. Trong con mắt, giọng nói " bao giờ cũng đượm vẻ trầm lặng, chua chát, hờn tủi".
Gia đình sa sút rồi suy sụp hẳn. Bố xin thôi nghề cai ngục, lôi bàn đèn thuốc phiện về nhà, sống âm thầm trong buồng tối. Nhiều tài sản quý giá đều bán sạch. Mẹ buôn bán thua lỗ. Năm 1927, ngôi nhà gạch 2 tầng ở phố Hàng Cau, thành phố Nam Định phải bán đi để trả nợ. Bố trụy lạc, con lang thang lêu lổng đánh đáo để có tiền ăn quà, giao du với những trẻ bụi đời cùng khổ.
Rằm tháng tám trung thu năm sau, khi bà con hàng phố " hoan hỉ trước bàn cỗ trông trăng" thì bé Hồng và em Quế trông bộ quần sô sẩu, đi theo sau chiếc quan tài, cất tiếng khóc não ruột : " Cậu ơi, hư hư cậu ơi là cậu ơi!".
Bố chết chưa đoạn tang, mẹ lần hồi ngược xuôi, lúc lên Hà Nội, lúc vào Vinh, lúc xuống Hải Phong, để vay mượn làm vốn buôn bán. Rồi mẹ chửa đẻ với người khác, tha phương cầu thực vào tận Thanh Hóa. Hồng và em Quế phải ăn chực nằm chờ ở nhà bà cô giàu có, bị bêu riếu khinh miệt, thậm chí có bần bé Hồng đã bị cô C " vác củi tạ phang....lết chân đi không được nữa". Nhiều đêm, nhiều tháng, Hồng chỉ còn biết sống với những giấc mơ " mong manh, kì thú" của tuổi thơ.
Đêm Nô-en, với bộ quần áo chúc bâu mỏng và chiếc áo chùng thâm đã toạc vai, trong làn gió lạnh, bé Hồng cũng đến nhà thơ, em cố lách đám đông để có thể nhìn thấy bàn thờ Chúa, nhưng đã bị người ta đẩy xuống hoặc cốc lỗ đầu. Em phải tra khỏi nhà thơ, lủi thủi một mình giữa đêm khuya lạnh lẽo. Rồi những đêm đông mưa phùn, gió vi vu lạnh buốt, nằm trên cái phản trong xó nhà tăm tối của cô C. Nơi Bến Gỗ, đắp cái chăn đơn mỏng ngoài chùm chiếu, bé Hồng co rúm lại, ngực đau nhói lên, trằn trọc thao thức từ gà gáy cho đến sáng. Nước mắt cứ ứa ra...
Bé Hồng sống trong cô đơn, không người chăm sóc, tâm trí lơ đáng trong giờ học. Một đồng xu cái trong túi, suốt ngày lang thang khắp các cổng chợ, vườn hoa, bến tàu,.... để đánh đáo. Chẳng bao lâu sau, cậu được bạn học và lũ trẻ bụi đời đặt cho cái biệt hiệu "Bật câu cơm", một danh hiệu mỉa mai mà Hồng không hề hổ thẹn. Càng ngày càng xa ngã. Nhiều đêm bỏ nhà đi lang thang. Một mùa hè tủi cực đã đến : bị thày giáo đánh đập, bắt quỳ vào góc bảng hết buổi học này qua buổi học khác. Oan uổng và đau khổ. Phải bỏ học trước nhục hình cay đắng. Mùa hè năm ấy, bé Hồng 13 tuổi, phải bỏ học " khi bàn tay của thầy giáo đã dúi tôi vào góc tường hình phạt và không bao giờ nhấc cho tôi lên nữa. Tôi vùng đứng dậy, mê man chạy như biến ra đường" khi tiếng trống lần thứ hai bỗng nổi dậy...
Những ngày thơ ấu là tập hổi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Nhân vật chính trong câu chuyện là Hồng. Chú bé Hống ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu; Hồng lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc. Bố sống lặng lẽ, u uất với bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung có trái tim khao khát yêu thương, song đành chôn tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Gia đình ngày càng sa sút rồi sụp đổ hẳn. Bố chết, người mẹ vì cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực; bỏ lại đứa trẻ sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. Ngoài ra tác phẩm còn thể hiện tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.