Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nồng độ dung dịch SVIP
I. Độ tan của một chất trong nước
- Khi cho một thìa muối ăn vào cốc nước và khuấy đều, ta thu được dung dịch muối ăn, trong đó các hạt muối ăn bị tan ra và phân bố đều trong nước tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Trong quá trình này, muối ăn là chất tan, nước là dung môi và nước muối là dung dịch.
- Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.
1. Định nghĩa
- Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.
- Các chất khác nhau có độ tan khác nhau.
Ví dụ 1: Độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36 gam/100 gam H2O.
2. Cách tính độ tan của một chất trong nước
- Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là:
\(S=\dfrac{m_{ct}}{m_{H_2O}}\times100\)
Trong đó:
+ S là độ tan, đơn vị: gam/100 gam nước;
+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị: gam (g);
+ mH2O là khối lượng nước, đơn vị: gam (g).
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước
- Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng.
Ví dụ 2: Độ tan của đường ăn trong nước ở 30oC là 216,7 gam, trong khi ở 60oC là 288,8 gam.
- Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm.
II. Nồng độ dung dịch
1. Nồng độ phần trăm
- Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- Nồng độ phần trăm được xác định bằng biểu thức:
\(C\%=\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}\times100\%\)
Trong đó:
+ C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị %;
+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g);
+ mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam (g).
- Khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi.
2. Nồng độ mol của dung dịch
- Nồng độ mol (kí hiệu CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
- Nồng độ mol được xác định bằng biểu thức:
\(C_M=\dfrac{n}{V}\)
Trong đó:
+ CM là nồng độ mol của dung dịch, có đơn vị là mol/L hoặc M;
+ n là số mol chất tan, đơn vị là mol;
+ V là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L).
1. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
2. Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.
3. Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
\(C\%=\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}\times100\%\)
4. Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
\(C_M=\dfrac{n}{V}\) (mol/L)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây