Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ạ !!
Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn. Phải chăng trăng đã thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù?Thật vậy Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
tham khảo
Thơ văn là nguồn cảm hứng của cuộc sống,vì vậy tôi đã đọc rất nhiều các bài thơ để cảm nhận những ý nghĩa tốt đẹp ấy , nhưng đối với tôi bài thơ “Ngắm Trăng”(Vọng Nguyêt) trích trong cuốn sách nổi tiếng ” Nhật ký trong tù ” của tác giả Hồ Chí Minh-một nhà thơ , một vị lãnh tự vĩ đại của dân tộc đã để lại trong tôi những cảm xúc khó phai mờ .Trước hết ,hai câu đầu đó là hoàn cảnh của Bác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch đầy khó khăn gian khổ . Trong câu thơ thứ nhất sử dụng điệp ngữ”không” và biện pháp liệt kê , nhấn mạnh những khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần .Trong hoàn cảnh đó một con người như Bác sẽ nản chí sao ? Nhưng không , mà thêm vào đó câu hỏi tu từ xuất hiện ở câu thơ thứ hai thể hiện thái độ của Bác trước một đêm trăng đẹp , tâm hồn xao xuyến , luôn vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn dành trọn tâm hồn mình cho vẻ đẹp thiên nhiên . Dù cho trong cảnh tù đày thiếu thốn , khó khăn nhưng không ngăn cản được tâm hồn của Bác đến với trăng .Tiếp đến là hai câu thơ cuối bài , tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập thể hiện sự đồng điệu giữa người với trăng , Bác hướng lên cao , trăng soi xuống thấp , hòa hợp cùng nhau . Không những thế tác giả còn sử dụng phép nhân hóa ở hai câu thơ cuối cùng , trăng trở thành tri ân tri kỉ bầu bạn cùng Bác trong hoàn cảnh tù đày .Chao ôi ! thơ Bác khiến lòng ta thêm thăng hoa , thêm nhiều cảm xúc, Bác không còn là tù nhân mà là thi nhân tự tại ngắm trăng ,ung dung vượt lên hoàn cảnh tù túng . Qua đó , ta thấy được tình yêu trăng , tình yêu thiên nhiên của Bác đồng thời cho ta thấy sự lạc quan tự tại trong cảnh tù đày của Bác . Cuối cùng , ta càng thêm hiểu về Bác người cha già vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, càng ngưỡng mộ và khâm phục trước tài nghệ thi sĩ trong con người chiến sĩ vượt qua bao khó khăn, chông gai để dành lại độc lập tự do cho đất nước .
Viết đoạn văn quy nạp về bài thơ Ngắm trăng - Bài mẫu 3
Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Người.Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy.Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.
em tham khảo nhé:
Tố Hữu (1920-2002 là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca trữ tình chính trị Việt Nam, với hàng loạt các tác phẩm có giá trị như: Từ ấy, Việt Bắc, Một tiếng đờn..., ông được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, có đóng góp to lớn đưa nền thơ ca trữ tình chính trị của nước nhà đạt đến đỉnh cao. Thơ Tố Hữu có sự hòa quyện giữa chất chính trị đậm nét cùng chất trữ tình tha thiết, đằm thắm, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Tố Hữu có thể kể đến bài thơ Khi con tu hú. Khi con tu hú được ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt vào khoảng thời gian đầu khi Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Thừa Phủ (tháng 7 năm 1939). Khi ấy Tố Hữu vừa mới gia nhập vào Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao lâu, đang hăng hái hoạt động cách mạng thì bị bắt, điều đó đã mang đến trong lòng tác giả, một con người vừa tìm được con đường sáng sau những năm tháng tối tăm, lọc lõng nhiều xúc cảm phức tạp. "Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm, dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” Trong 6 câu thơ đầu tác giả Tố Hữu đã cảm nhận bức tranh thiên mùa hạ rực rỡ và tràn đầy sức sống bằng nhiều giác quan, bao gồm cả thính giác, vị giác, xúc giác. Mùa hè hiện ra thật nhộn nhịp với tiếng tu hú gọi bầy tha thiết, tiếng ve ngân rạo rực, tiếng sáo diều vi vu vang vọng trời đất. Bên cạnh đó còn rực rỡ, tươi tắn với nhiều màu sắc của thiên nhiên như cảnh lúa chiêm vàng xuộm, cảnh “bắp rây vàng hạt” đầy sân, lại thêm cái “nắng đào”, ấm áp chói chang, mang đến cảnh tượng trù phú, mùa màng bội thu, tràn đầy sức sống. Không dừng lại ở đó mùa hè còn hiện ra thông qua những cảm nhận từ vị giác, với vị ngọt dịu của lúa chiêm đang dần chín, vị ngọt đậm của trái cây đang vào mùa. Xa xăm hơn, cảnh ngày hè còn đặc biệt ấn tượng với khung cảnh bầu trời trong xanh, không một gợn mây, rộng lớn, cao vút, tô điểm trên nền trời ấy là cảnh từng con diều sáo đang lộn nhào: Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không Câu thơ gợi ra khung cảnh bình yên, tự do và tràn đầy sức sống, càng đặc biệt hơn khi bức tranh thiên nhiên tràn đầy âm thanh và sắc màu đó lại được nhà thơ cảm nhận qua song sắt chật hẹp của nhà tù. Điều đó đã bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của tác giả. Không chỉ là lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, mà ở sáu câu thơ đầu những hình ảnh thiên nhiên đậm hương sắc, còn bộc lộ tấm lòng khao khát tự do, muốn thoát khỏi cảnh tù đày, để hòa vào cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp, để tiếp tục thực hiện lý tưởng còn dang dở. Sâu xa hơn nữa, bức tranh hè rực rỡ còn bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng “thân thể ở trong lao, tâm hồn ở ngoài lao”, khi mà song sắt, tường dày cũng chẳng thể nào ngăn nổi ý chí chiến đấu, không thể dập tắt được ngọn lửa cách mạng đang sục sôi trong tâm hồn của người lính trẻ. Dù đang bị giam cầm, khốn khổ với cảnh tù đày, thế nhưng Tố Hữu vẫn rất yêu đời, lạc quan, vui vẻ, hướng về cuộc sống tự do bên ngoài. Đó là một phẩm chất vô cùng tốt đẹp, sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng. “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao chết uất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu” Ở bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả càng được bộc lộ rõ. Tiếng tu hú càng tha thiết như vẫy gọi người chiến sĩ thoát ra khỏi lồng giam tăm tối về với thế giới tự do, hòa vào mùa hè sôi động, tiếp tục chiến đấu. Từ tấm lòng khao khát tự do, khao khát được chiến đấu, cùng với sự đau khổ, tù túng khi bị giam cầm đã khiến tác giả có xúc cảm mạnh muốn phá tan cái lồng giam ngột ngạt của quân thù để trở về với tự do, trở về với sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Câu thơ “Ngột làm sao chết uất thôi” càng bộc lộ rõ sự tức giận, phẫn nộ, uất hận của tác giả với tình trạng tù túng, mất tự do của hiện tại. Mà lúc này đây tiếng tu hú kêu, cái nóng bức của ngày hè lại càng làm cho cảm giác ấy càng trở nên rõ nét, trở thành một nguồn lửa nóng không ngừng cuồn cuộn trong trái tim người chiến sĩ, khiến ông vô cùng bực bội, khao khát được trở về với tự do càng thêm cháy bỏng, mạnh mẽ. Kết thúc bài thơ với tâm trạng bức bối, chững lại và nhiều xúc cảm dồn nén như thế chính là dự báo về một sự đột phá, một con đường mới để thoát khỏi cảnh tù đày, tìm về với tự do và sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ trẻ. Khi con tú hú là một trong những tác tiêu biểu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp sáng tác thơ ca trữ tình chính trị của Tố Hữu với nguồn xúc cảm tươi trẻ, tràn đầy sức sống mạnh mẽ, ý chí chiến đấu kiên cường. Tác phẩm tinh tế bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, khát khao tự do tha thiết cháy bỏng, cũng như lòng căm thù, phẫn nộ trước cảnh tù đày, cùng với sự mạnh mẽ muốn phá tan xiềng xích phi nghĩa để về với tự do của người chiến sĩ trẻ.
tham khảo
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
“Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân. Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình. Vậy cần phải làm gì để tự học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án. Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
CHÚC EM HỌC TỐT NHÉ
Bài 1 :
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
CÂU TRẢ LỜI LÀ : CẬU VÀNG ĐI THẬT RỒI ÔNG GIÁO Ạ !!!!!!!
Em tham khảo nhé !
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.