Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Khu vực Bắc Phi
Đặc điểm | Phía Bắc Bắc Phi | Phía Nam Bắc Phi |
Địa hình | Núi trẻ Atlat, đồng bằng ven Địa Trung Hải. | Hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới. |
Khí hậu | Địa Trung Hải (mưa nhiều).
| Nhiệt đới rất khô, nóng, lượng mưa không quá 50 mm. |
Thảm thực vật | Rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió, vào sâu trong nội địa là xavan, cây bụi. | Rừng xavan cây bụi, thưa thớt, cằn cỗi. Trong ốc đảo cây cối xanh tốt, chủ yếu là chà là. |
=> Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hóa thiên nhiên.
2. Khu vực Trung Phi
Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông
Đặc điểm | Phía Tây Trung Phi | Phía Đông Trung Phi |
|
Địa hình | Chủ yếu là các bồn địa. | Có các sơn nguyên và hồ kiến tạo. | |
Khí hậu | Xích đạo ẩm và nhiệt đới. | Gió mùa xích đạo. | |
Thảm thực vật | Rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa và xa van. | Rừng rậm trên sườn đón gió, xa van công viên trên cao nguyên. |
3. Khu vực Nam Phi
- Địa hình: đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1000 m, nâng cao ở phía đông nam (cao nhất là dãy Đrê-ken-béc trên 3000 m), thấp trũng ở giữa (bồn địa Ca-la-ha-ri).
- Khí hậu:
+ Phần lớn Nam Phi có khí hậu nhiệt đới nhưng ấm và dịu hơn Bắc Phi.
+ Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
+ Lượng mưa giảm dần từ Đông – Tây.
- Thảm thực vật thay đổi từ Đông – Tây theo sự thay đổi của lượng mưa: rừng nhiệt đới sang rừng thưa và xavan.
Các nước ở khu vực Bắc Phi: Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Li-bi, Ai Cập, Xa-ra-uy, Mô-ri-ta-ni, Ma-li, Ni-giê, Sat, Xu-đăng.
- Đặc điểm nổi bật về dân cư: Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Bec- be, thuộc chủng tộc Ơ- rô- pê- ô- it, theo đạo Hồi.
- Đặc điểm về nền văn minh: Các nước Bắc Phi ven Địa Trung Hải có nền văn minh phát triển rất sớm. Điển hình là nền văn minh sông Nin cổ đại.
- Kinh tế của khu vực Bắc Phi tương đối phát triển vì chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản và phát triển du lịch.
- Trong nhiều vùng của Xa- ha- ra thuộc Li- bi, An- giê- ri trước kia hoang vắng, nay xuất hiện các đô thị mới với các công trình khai thác, chế biến dầu mỏ.
chúc bạn học tốt
Theo mình thì:
Địa hình châu Phi khá đơn giản, độ cao trung bình khoảng 750m, toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ, trên đó là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phía Đông của châu Phi có nhiều (xin lỗi cái chỗ này mình không biết)................Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp..... Sông Nin là sông dài nhất ở châu Phi.
chúc bạn học tốt
khá đơn giản - 750 - cao nguyên - sơn nguyên - bồn địa thấp - thung lũng sâu -(.....?.....) -(......?......) - núi cao - đồng bằng thấp - Nin
Các nước thuộc khu vực Nam Phi: Ăng-gô-la, Dăm-bi-a, Ma-la-uy, Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na, Dim-ba-bu-ê, Mô-dăm-bích, Xoa-di-len, Lê-xô-thô, CH Nam Phi, Ma-đa-ga-xca.
+ Châu Phi là châu lục nóng vì đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm trong vùng môi trường nhiệt đới nên châu Phi có khí hậu nóng.
+ Bên cạnh đó, lãnh thổ của lục địa hình khối rộng lớn, bờ biển lại ít bị cắt xẻ, có nhiều dòng biển lạnh chảy sát ven bờ, lại có thêm 2 đường chí tuyến đi ngang qua châu lục nên châu Phi có khí hậu khô.
=> vì như vậy nên hình thành nhiều hoang mạc lớn.
Mình không chắc là đúng hoàn toàn đâu nhé (do cô mình chỉ dạy có chừng đó thôi) nên có gì sai thì bạn thông cảm nhé !
- Châu Phi là châu lục nóng, vì phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.
- Khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới (hoang mạc Xa-ha-ra):
+ Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều, châu Phi là một lục địa hình khối, kích thước châu Phi rất lớn, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền, nên khí hậu châu Phi khô.
+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi, nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.
+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á - Âu, một lục địa lớn nên gió mùa Đông Bắc từ lục địa Á - Ầu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.
+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.
Trả lời:
Các nước ở khu vực Trung Phi: Xê-nê-gan, Ghi-nê Bit-xao, Ghi-nê, Xi-ê-ra Lê-ông, Li-bê-ri-a, Cốt Đi-xoa, Buốc-ki-na Pha-xô, Ga-na, Tô-gô, Bê-nanh, Ni-giê-ri-a, Ca-mơ-run, Ghi-nê Xích đạo, Ga-bông, Công-gô, CHDC Công-gô, Trung Phi, Ru-an-đa, Bu-run-đi, ư-gan-đa, Kê-ni-a, Tan-da-ni-a, Xô-ma-li, Ê-ti-ô-pi-a, Gi-bu-ti, Ê-ri-tơ-ri-a.
Các nước ở khu vực Trung Phi: Xê-nê-gan, Ghi-nê Bit-xao, Ghi-nê, Xi-ê-ra Lê-ông, Li-bê-ri-a, Cốt Đi-xoa, Buốc-ki-na Pha-xô, Ga-na, Tô-gô, Bê-nanh, Ni-giê-ri-a, Ca-mơ-run, Ghi-nê Xích đạo, Ga-bông,
Công-gô, CHDC Công-gô, Trung Phi, Ru-an-đa, Bu-run-đi, ư-gan-đa, Kê-ni-a, Tan-da-ni-a, Xô-ma-li, Ê-ti-ô-pi-a, Gi-bu-ti, Ê-ri-tơ-ri-a.
Châu Phi có diện tích trên 30 triệu ki-lô-mét vuông, đứng thứ 3 trên thế giới
Tiếp giáp với biển và đại dương:
+Biển Đỏ
+Đại Tây Dương
+Ấn Độ Dương
+Địa Trung Hải
-Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến nên Châu Phi thuộc đới nóng
Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, ít các vịnh biển, đảo và bán đảo
Là châu lục lớn thứ ba trên thế giới , có diện tích trên 30 triệu km2
- Phía Tây tiếp giáp : Đại Tây Dương
- Phía Bắc tiếp giáp : Địa Trung Hải
- Phía Đông Bắc tiếp giáp : Biển Đỏ
- Phía Nam tiếp giáp : Đại Tây Dương
Hướng dẫn: Dựa vào chú giải của lược đồ để xác định