K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

Đáp án A

Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng chomỗi câu hỏi:Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bébán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có nhữngước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trởnên năng động một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho
mỗi câu hỏi:

Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé
bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những
ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở
nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện
thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước … Tất cả chúng ta đều phải hành
động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.
[…] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết mơ ước
là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không
bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn-ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ
những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp. Vì lẽ đó, hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Quà tặng cuộc sống – Thu Quỳnh, Hạnh Nguyên dịch NXB Tổng hợp thành phố HCM, 2016)
Câu 1: Câu nào sau đây nêu đúng vấn đề chính của văn bản?
A. Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý
B. Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình.
C. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo
D. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.

Câu 2: Tại sao văn bản trên được coi là văn bản nghị luận?
A. Vì nêu được ý kiến và làm sáng tỏ ý kiến bởi lí lẽ và bằng chứng.
B. Vì nêu được tầm quan trọng của mơ ước với mỗi người.
C. Vì nêu được hậu quả của việc sống mà không có ước mơ.
D. Vì đã khuyến khích mọi người sống có ước mơ.

Câu 3: Câu văn nào nêu bằng chứng cụ thể của người viết?
A. Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc
B. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp.
C. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái
nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của
tỷ phú Bill Gates.

Trường THCS Đoàn Thị Điểm Bổ trợ kiến thức – Ngữ văn 6- Tri thức và Kết nối
Tài liệu lưu hành nội bộ - Tổ Ngữ văn – Đoàn Thị Điểm

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Theo tác giả ước mơ chỉ có thể trở thành hiện thực khi:
A. con người có khao khát mãnh liệt thực hiện mơ ước.
B. con người có niềm tin vào những mơ ước của bản thân.
C. ước mơ đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước
D. Cả A và B, C đều sai

Câu 5: Theo em tại sao tác giả cho rằng “Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết
ý nghĩa.”?
A. Vì mơ ước sẽ khiến bạn có động lực để cố gắng mỗi ngày.
B. Vì mơ ước sẽ giúp bạn có niềm tin và hi vọng tốt đẹp vào cuộc đời
C. Vì có mơ ước sẽ là nền tảng để bạn luôn kiếm tìm cơ hội và đạt được thành công
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Ý nghĩa của câu văn “Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện
cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay
đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates
” là gì?
A. Ước mơ dù nhỏ bé hay lớn lao thì đều có ý nghĩa với bản thân người nuôi dưỡng ước mơ.
B. Có những ước mơ thành hiện thực, có những ước mơ thì vĩnh viễn không thành.
C. Ước mơ sẽ làm cho con người trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh khi đối mặt với khó khăn.
D. Ai cũng có ước mơ của riêng mình, quan trọng là ước mơ của bạn có thành hiện thực không
mà thôi.

Câu 7: Câu văn nào sau đây chứa từ Hán Việt?
A. Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình.
B. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ.
C. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn
D. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp.

Câu 8: Nhận xét đúng với câu “Vì lẽ đó, hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.”
là:
A. Câu văn có trạng ngữ “Vì lẽ đó”, đây vừa là trạng ngữ chỉnguyên nhân, vừa để liên kết với
câu trước.
B. Câu văn không sử dụng trạng ngữ.
C. Câu văn sử dụng trạng ngữ chỉ cách thức “Vì lẽ đó”.
D. Cả A, B, C đều sai

 

P/s: Mọi người làm được câu nào thì làm giúp mình với

0
Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì sẽ mách bố mẹ hoặc sẽ đánh người ấy.

Trước khi tìm hiểu rõ về vấn đề này thì hãy đặt ra rằng “ bạo lực học đường là gì?” Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ như trường mình mấy ngày đánh nhau do không đưa tiền và không nhắc bài. Và sau đó học sinh chửi thầy cô giáo, đây là học sinh sài thành. Đó là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Phụ huynh nào cũng phải cẩn thận để con mình có thể vào một ngôi trường tốt không bạo lực. Có rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người. Vậy nên người lớn cần phải sát sao bên những cô cậu từ 13 tuổi trở nên những lứa tuổi đó rất dễ bị nhiễm và các hành vi bạo lực dẫn đến những sự cố không tốt cho con mình mà còn ảnh hưởng tới tương lai sau này. Hãy quan tâm tới con mình vì trong tuổi đó dễ bị lây từ chuyện của bố mẹ mà khiến những đứa con vô tội ấy trở nên khác .

Từ đó mọi người hãy rút ra kinh nhiệm cho mình nhé! Cần quan tâm, dạy dỗ về đạo đức làm người nên tham gia vào những hoạt động lành mạnh chỉ có vậy mới khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn thôi. Vì một thế giới không bạo lực học đường hay nói “ Không ” với bạo lực học đường nhé!!

GỬI TRẦN NGHIÊN HY

16
3 tháng 8 2016

ok mk thấy r nha tks bn nhìu lắm yeu

3 tháng 8 2016

tks bn nhé

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.
Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:
A. Sự ngưỡng mộ sơn tinh, lòng căm ghét thủy tinh
B. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh
C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta
D. cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc
Câu 3: Truyện Thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân
B. Công bằng xã hội
C. Cái thiện chiến thắng cái ác
D. Ý kiến của em :
Câu 4: Tiếng cười trong truyện Em Bé Thông Minh có ý nghĩa gì?
A. Đả kích,phê phán quan lại,vua chúa
B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính, niềm vui sướng trước chiến thắng của nhân vật
C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động
D. Ý kiến của em:

GIÚP TỚ VỚI ! MAI CÔ KT RỒI

 

 

5
28 tháng 10 2016

1.A

2.C

3.C

4.B

28 tháng 10 2016

Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.

Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

9
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt

20 tháng 12 2016

ns sách ngữ văn 6 mà nó (cái đề) nằm ở trang mấy đi rồi mik giải cho

ok nha!

23 tháng 3 2016

- Trong câu a) Là văn bản miệng.

- Trong câu b) Thuộc kiểu văn bản hành chính- công vụ.

- Trong câu c) HS tuỳ theo sự hiểu biết của bản thân mà điền thêm các văn bản thích hợp.

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi...
Đọc tiếp

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện.

Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:

- Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!

Mọi người xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai! Chàng trai đỏ mặt, nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.

Cô gái tò mò:

- Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?

- Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển - Chàng trai giải thích - Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.

Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình... Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo...

Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm... Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.

Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu, vì "công chúa" đã tìm được "hoàng tử", và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.

Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai - nay đã là chồng cô - một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm, kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.

Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:

- "Gửi vợ của anh,

Xin em hãy tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất - về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường, nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được, đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần, nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ nói dối một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.

Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích cà phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy tiếc vì anh đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có thể được em, và anh sẽ uống cà phê muối suốt cả cuộc đời."

Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt. Nếu bạn hỏi người vợ rằng: "Cà phê muối vị thế nào?", chắc chắn bà sẽ trả lời: "Ngọt lắm".

5
9 tháng 11 2016

Sao bài này hay và cảm động quá zậy!!mk khóc mất!!!!

9 tháng 11 2016

ban suu tam hay la tu viet the

24 tháng 3 2016

a) còi may, bến tàu hầm nhỏ, hòn gai, đất đỏ, ao nâu, áo xanh,nông thôn, thành thị

b)còi máy gọi những người lao động dưới hầm mở

đất đỏ là chỉ người chiến sĩ nhân dân

áo nâu chỉ người nông dân

áo xanh chỉ người thành thị

nông thôn chỉ những người lao động

thành thị chỉ những người công nhân

c)Tác dụng làm hình ảnh con người trong đoạn thơ giàu hình ảnh cảm xúc cao quý cao cả của con người lao động cực nhọc trong kháng chiến chống pháp, mỹ 

24 tháng 3 2016

bài nào vậy bạn