Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà em sống ở một vùng quê nghèo nên những gì đông đúc, ồn ào nơi phố thị em chưa bao giờ được chứng kiến, chỉ có thể mường tượng ra trong đầu óc. Mỗi lần theo bà nội đi chợ, em lại nghĩ không biết chợ ở thành phố như thế nào. Và thế là em lại tưởng tưởng đến khung cảnh quá náo nhiệt ở đó. Phiên chợ thành thị…
Có lẽ phiên chợ thành thị không giống như phiên chợ quê, đìu hiu ở làng quê em. Không khí, không gian chắc chắn sẽ ồn ào và náo nhiệt gấp nhiều nhiều lần. Mọi người sẽ nô nức đi chợ, xe cộ đi lại tấp và còn bày bán rất nhiều thực phẩm, đồ gia dụng. Chắc chắn mặt hàng sẽ phong phú hơn ở nông thôn nhiều.
Những cửa hàng mọc lên san sát nhau và bày bán rất nhiều đồ ăn nữa. Lúc đó có lẽ mùi thịt cá, rau củ quả hòa quyện với nhau tạo nên mùi đặc trưng của chợ thành thị. Mẹ vẫn bảo rằng ở thành thị người ta sống vội, ít khi trò chuyện, giao tiếp với nhau nhiều nên em nghĩ ở phiên chợ mọi người cũng mua bán nhanh gọn, không kì kèo mặc cả với nhau nhiều. Vì họ còn bận rộn nhiều công việc khác ở nhà nữa.
Tiếng bước chân đi lại dồn dập, tiếng người bán kẻ mua cứ không ngớt và tiếng còi xe réo lên inh ỏi. Phiên chợ có đầy đủ các nhu yếu phẩm mà mọi người cần dùng trong gia đình. Và có lẽ giá cả ở chợ thành thị sẽ đắt hơn ở nông thôn rất nhiều. Vì mức sống thành thị cao hơn ở nông thôn quê em.
Phiên chợ thành thị cũng sẽ có tiếng kêu của gà, vịt, ngan…nhưng chắc chắn sẽ ít hơn ở nông thôn. Vì hầu như người ta đã làm sẵn ở nhà, chỉ mua về và chế biến nữa thôi.
Có điểm giống nhau giữa phiên chợ nông thôn và chợ thành thị chính là hàng hóa và con người. Đây là hai điều cần phải có, để tạo nên một không gian chợ như em vẫn thường thấy.
Ở phiên chợ thành thị sẽ có rất nhiều hàng quán bán món ăn đã chế biến sẵn, phục vụ cho những người ít thời gian nấu ăn. Thêm vào đó là những quán nước giải khát, quán chè, quán ăn vặt. Ôi chỉ nghĩ đến đây em cũng đã thấy thèm và muốn một lần đi phiên chợ thành thị.
Em hi vọng trong thời gian tới sẽ được đi phiên chợ thành thị như trong chính trí tưởng tượng của mình.
Phép nhân hóa trong khổ thơ:
+ Ông trời mặc áo giáo đen ra trận
+ Muôn nghìn cây mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
- Bố cục bài thơ:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa
+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa
+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa
Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài.
Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.
Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.
Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.
Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê.
Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.
Mẹ gọi với vào trong nhà: "Hương ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.
Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.
Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.
Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em.
Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.
Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại.
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong
góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội.
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.
Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.
Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
mik nhanh nhất nha
-Biên pháp nhân hóa:+ Ông trời- mặc áo giáp đen ra trận.
+Muôn nghìn cây mía- múa gươm.
+ Kiến- hành quân đầy đường.
-Tác dụng: Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc mưa ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. Ông trời - mặc áo giáp đen chính là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời , như một chiếc áo giáp màu đen hùng dũng .Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió chính là hình ảnh của những cây mía bị gió to thổi khiến chúng bị ngả nghiêng nhưng qua lối nhân hóa tài tình của Trần Đăng Khoa , ta có thể nhận thấy được hình ảnh của những cây mía thì giống như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo ; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối để tránh mưa thì lại như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.Như vậy, biện pháp so sánh đã làm cho bức tranh Mưa hiện lên một cách vô cùng sinh động , chân thật .
Nàng thiếu nữ mùa xuân đã nói lời tạm biệt từ bao giờ và nhường chỗ cho cô nàng hạ đỏng đảnh mà ấm áp. Thời gian cứ mải miết trôi, và khi cái nắng vàng hơn, cái nóng oi hơn thường lệ, tôi bất chợt nhận ra mùa hạ đã đến gần lắm rồi. Hạ về trong niềm vui và háo hức chờ mong của mọi người như thế.
Mùa hạ bắt đầu với cái nắng vàng rực rỡ. Trái ngược với cái nắng hanh hao của mùa thu, cái nắng yếu ớt của mùa đông, nắng mùa hạ chan hòa khắp muôn nơi, cả vạn vật đất trời như được tắm trong màu nắng vàng như mật ngọt. Bầu trời là một tấm gương trong xanh biếc, vài đám mây trắng mây vàng lững lờ trôi như tạo điểm nhấn cho nền trời. Nắng mùa hạ cũng làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Nhắc đến mùa hè, ta cũng không thể nào quên dàn hợp xướng của những tiếng ve. Ve kêu rả rích suốt đêm ngày, tiếng ve làm cho không khí mùa hè thêm rộn ràng và náo nức. Hè về cũng là lúc hoa phượng phô sắc đỏ thắm của mình. Hoa phượng thiêu đốt cả một khoảng trời rộng lớn, nhìn từ xa giống như những chùm pháo hoa rực rỡ trong đêm giao thừa.
Vào hè cũng là thời điểm mà các bác nông dân bận rộn nhất. Lúc này đồng lúa đã chín vàng. Từng bông lúa nặng trĩu hạt chờ tay người gặt mang về. Trên cánh đồng thật nhộn nhịp, đông vui, không khí khẩn trương, phấn khởi. Người nào cũng nhanh tay gặt lúa thật đều, tiếng nói cười, tiếng gọi nhau í ới vang vọng khắp cánh đồng. Trên con đường làng, từng đoàn xe hối hả chả lúa mang về sân phơi. Khung cảnh làng quê những ngày mùa thật thanh bình và trù phú. Mùa hè còn gắn liền với những trò tinh nghịch thời thơ ấu. Những chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu mà thả diều, thổi sáo. Còn gì sung sướng hơn trong những ngày hè nóng bức ta được thả mình xuống dòng sông trông mát, rồi những hôm rủ nhau đi câu cá, bắt tôm, bắt cua. Sau những ngày nóng nực, cơn mưa mùa hạ đến mang lại bầu không khí thật tươi mát. Đất trời mù mịt trong màn mưa trắng xóa. Cây cối hả hê dang tay ra hứng những giọt mưa trong lành. Tôi thích nhất là được ngắm sao và nghe bà kể chuyện trong những đêm hè. Bầu trời là một tấm thảm nhung được tô điểm bằng những vì sao sáng lấp lánh. Những cơn gió mát khẽ thổi qua làm cho tâm hồn tôi trở nên thật thư thái và dễ chịu. Lắng tai một chút, tôi còn nghe được tiếng dê kêu ngoài vườn, tiếng ếch ộp ộp dưới ao sâu. Đó là những âm thanh mà có lẽ chỉ mùa hè mới có.
Cảnh mùa hè ở quê hương tôi thật đỗi yên bình và giản dị. Nó đã in đậm trong tâm trí tôi, trở thành một mảnh ghép quan trọng trong kí ức tuổi thơ.
Mẹ gọi với vào trong nhà: "Long ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.
Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.
Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.
Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em.
Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.
Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại.
Văn mẫu tả cơn mưa rào lớp 6 số 2
Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.
Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.
Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới - tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bỗng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời - cầu vồng sau mưa.
Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà
tham khảo
Sau 3 tháng lạnh đến run người thì cuối cùng mùa xuân cũng về đến quê hương của em rồi. Nhớ ngày nào trời đông chẳng ai muốn ra khỏi đường. Cây cối dường như cũng ẩn mình tránh rét. Những búp lá bàng cũng vậy, chúng đã ngủ đông suốt 3 tháng qua và giờ là lúc mà chúng vươn mình khoe sắc.
Còn nhớ mùa đông đến, cây bàng xơ xác lá. Những cành cây trở nên cô đơn trong mùa đông lạnh giá. Chúng chẳng còn được những tán lá bao bọc nữa nên dù những cơn gió có đi ngang qua, chúng cũng chẳng buồn reo hò, cổ vũ như những ngày mùa hè.
Thế nhưng khi mùa xuân về thì lại khác. Sức sống mới đã trở lại với cây bàng. Những búp lá đầu tiên đã mọc và phủ xanh cho những cành cây ẩm ướt vì mưa xuân. Có lẽ, chúng cũng chỉ chờ đến ngày được đắm mình dưới làn mưa này để mà bung mình. Những cái lá bàng li ti điểm tô trên những cành cây xám trông thật là nổi bật. Đây là một bức tranh xuân độc đáo nhất mà em từng được chứng kiến. Những chú chim én đi tránh rét ở phương Nam hôm nay cũng đã bay về đậu trên những cành cây bàng. Chúng cùng nhau reo hò và cất lên tiếng hót nghe thật vui tai.
Nhìn vào những chiếc lá bàng non mới nhú, em như thấy được một sự sống mới. Mùa đông lạnh là vậy mà cây bàng vẫn tiền ẩn sức sống thật mãnh liệt. Em nhìn cây bàng và tự nhủ mình cũng phải nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống.
Chao ôi cây bàng mùa xuân, chúng mới thật tươi đẹp biết bao.
- Biên pháp nhân hóa: Ông trời- mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía- múa gươm, kiến- hành quân đầy đường
- Tác dụng: Nhân hóa các sự vật với các cử chỉ " mặc","múa gươm"," hành quân" và gọi:" Ông trời" như một con người, làm cho cảnh vật trước cơn mưa thêm gợi tả gợi cảm, sinh động gần gũi hơn.
Bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ. Qua sự khảo sát ấy, ta thấy cách viết của Khoa rất tự nhiên, hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.
Mở đầu bài thơ như một tiếng reo của trẻ thơ cất lên: Sắp mưa / sắp mưa. Mẫn cảm nhất là loài mối bay ra để đón mưa. Tài thật, sao mà bé Khoa phân loại được, nhận diện được tuổi tác những con mối: Mối trẻ / Bay cao / Mối già / Bay thấp. Tiếp theo là bầy gà con Rối rít tìm nơi / ẩn nấp. Ông trời, cây mía, kiến, lá khô, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi... được chú bé nói tới, nhắc tới. Tác giả sử dụng nhân hoá khá hay, tạo nên những liên tưởng thú vị, thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Mây đen kéo phủ đầy trời, tưởng như Ông trời / mặc áo giáp đen / Ra trận. Lá mía dài, nhọn sắc. Gió thổi, lá mía xào xạc bay, khác nào Muôn nghìn cây mía / Múa gươm. Kiến chạy mưa, như vỡ tổ, nhà thơ tưởng như Kiến / Hành quân / Đầy đường. Không khí hùng tráng của lịch sử dân tộc thời chống Mĩ đã phản chiếu vào thơ Khoa. Từ ông trời đến nghìn cây mía, đàn kiến, tất cả đều ra trận, đều múa gươm đều hành quân, tất cả đều tham gia vào cuộc diễu binh hùng vĩ (thơ của Tố Hữu). Cả một không gian rộng lớn chuyển động vì sắp mưa: Lá khô / Gió cuốn Bụi bay / Cuồn cuộn, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi - thế giới cây cỏ này được nhân hoá. Cách nhận xét của chú bé 9 tuổi khá tinh tế, hóm hỉnh, cỏ gà rung tai nghe. Bụi tre Tần ngần – Gỡ tóc. Hàng bưởi trĩu quả, trong gió, như một người hiền đang đu đưa - bế lũ con - Đầu tròn - trọc lốc. Gió thổi mỗi lúc một mạnh. Cây dừa Sải tay – Bế, ngọn mùng tơi nhảy múa. Một không gian nghệ thuật, một thế giới tạo vật cựa quậy, sống động, chuyển động khi trời sắp mưa. Tất cả đều có linh hồn, có cảm giác, có hành động... được thể hiện qua các hình ảnh nhân hoá rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Sắp mưa, sấm chớp rung chuyển, rạch xé trời đất. Chớp rạch trời ngang trời... Sấm như một tên hề Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười. Đó là cảm nhận vũ trụ của tuổi thơ.
Trời đất vào hạ. Đã hết rồi những cơn gió mang hơi lạnh, nhiệt độ tăng dần lên. Mặt trời cũng trở nên cáu kỉnh hơn, xua đuổi hết những đám mây quanh mình để bừng bừng tức giận ném xuống mặt đất những tia nắng rát bỏng. Không khí bị đốt cháy, cảm giác tất cả đều râm ran với cái nóng đặc trưng của mùa hạ. Khi ấy, vạn vật đều khát mưa. Và mưa để chiều lòng vạn vật, mưa tới bất ngờ ồn ào, vội vã.
Mưa đến từ đâu? Người ta nói mưa là nước mắt của trời. Mưa là nước từ trời rơi xuống nhưng vẫn là nước của mặt đất thôi. Nước bốc hơi, lơ lửng trên không trung xa vời rồi tích tụ lại thành mây. Mây sẽ cho mưa. Mưa mùa đông đến nhẹ nhàng. Bầu trời mùa đông lúc nào cũng xám xịt nên chẳng thể thấy rõ cơn mưa tới thế nào. Mùa hè, trời đang quang mây nhưng cũng có thể có mưa trong chốc lát. Bầu trời cao, trong xanh nhưng chẳng ai có đủ sức chịu đựng để ngẩng lên ngắm nhìn bởi nắng trong suốt dễ làm chói mắt. Rồi bỗng chốc, có những cơn gió lớn. Gió thổi đến từ đằng chân trời xa xa những đám mây to, lừng lững, đen sì như những ông thần đèn hộ pháp mặt mày dữ tợn thường thấy trong truyện cổ tích. Không khí cũng dịu bớt, giãn ra. Gió thổi cuốn theo những đám lá khô rồi hậu đậu hất tung vung vãi chúng đi khắp nơi. Bầu trời chẳng mấy chốc bị bao phủ bởi màu đen xám xịt. Những tia chớp cứ nháy nháy liên hồi giống như các nhiếp ảnh gia đang thi nhau thử đèn flash của máy ảnh vậy. Kèm theo thứ ánh sáng xanh lè, nhập nhoàng ấy là tiếng sấm ầm ầm, đùng đoàng từ xa vang lại. Hơi ẩm bắt đầu lan tỏa khắp nơi. Cơn giông báo hiệu mưa sẽ đến.
Cây cối như đang reo vui, hùa theo nhịp điệu của gió mà đung đưa lá cành mời gọi mưa tới. Những nàng chuồn chuồn áo đỏ, áo đen đang nháo nhác bay là là trên mặt đất, có lẽ để tìm gốc cỏ nào đó an toàn để tránh mưa. Những chú chim đỏng đảnh không cất cao giọng hót nữa. Đàn gà ngoài sân không cần chờ đến chạng vạng cũng biết đường lũ lượt dẫn nhau vào chuồng. Gà mẹ nhớn nhác tìm lũ con, đàn gà con xớn xác chạy lại núp cánh mẹ. Lũ trẻ con đang chơi vui cũng phải lủi thủi quay về nhà. Mẹ và chị vội vã cất những dây quần áo đã hong khô, còn thơm mùi nắng. Bác nông dân hối hả khuân từng thúng thóc vàng ươm chờ phơi già nắng đi cất. Tất cả đều hối hả trước cơn mưa.
Thế rồi, mưa! Bộp! Bộp! Bộp! Những giọt nước mưa nặng trĩu rơi xuống, in thành hình giọt nước tròn tròn to tướng trên nền sân gạch đang khô cọng vì nắng trước đó. Ban đầu, hạt mưa to nhưng thưa thớt. Tiếng lộp bộp rơi xuống mái tôn tạo nên âm thanh ầm ĩ như một bản giao hưởng thiếu vắng sự chỉ đạo của nhạc trưởng. Dần dần, mưa dày lên, mỗi lúc một nặng hạt, giọt to giọt nhỏ trút xuống ào ào như một con thác. Nước mưa trắng xóa, vội vã đáp xuống mặt đất, va đập lánh chanh tạo thành nhịp điệu: lúc rào rào như nốt son, nốt la, rồi lại ngớt đi, âm thanh nhẹ hơn như một nốt đồ trầm, rồi lại rào rào tiếp tục đoạn cao trào của khúc tráng ca. Họa theo tiếng mưa là âm thanh của sấm và ánh sáng xanh lè của chớp. Tưởng như trên bầu trời đang bị rò rỉ nguồn điện, luồng sáng điện rạch ngang bầu trời rồi sau đó là âm thanh loẹt xoẹt râm ran. Có những lúc gay gắt, trời sai thiên lôi giáng xuống đất những nhát búa điện chát chúa, sét xuất hiện khiến mọi vật đều phải rùng mình, kinh hãi.
Chẳng mấy chốc, nước đã ngập tràn trên đường đi, chảy thành dòng, lũ lượt theo nhau lọt xuống những chiếc cống to đùng, chôn sâu dưới đất. Vậy là nước đã hoàn tất một vòng đường đời của mình và tiếp tục cho một chu trình mới hoàn toàn liên tiếp. Trên các ngả đường, có những người vẫn bị mắc kẹt trong mưa, lụp xụp trong những tấm áo mưa rộng thùng thình. Nước mưa làm cay xè đôi mắt, nhòe nhoẹt tầm nhìn phía trước. Bùn đất được dịp nhảy nhót, bám theo những chiếc xe để có thể đi chu du đến một nơi hoàn toàn xa lạ.
Mưa kéo dài được vài chục phút đồng hồ. Rồi cơn mưa ngớt. Sấm sét cũng đã ít dần, chỉ còn lại dư âm xa xa, chớp cũng thôi không nháy sáng nữa, chỉ còn tiếng mưa rì rầm. Những hạt mưa đan dày vào nhau nhưng không nặng nề, cồng kềnh như anh chị đi trước nữa. Không còn sợ sệt bởi sấm sét, lũ trẻ con bắt đầu ùa ra tắm mưa. Tiếng cười khanh khách hòa lẫn vào trong mưa. Quần áo ướt nhẹp rồi chúng lại rủ nhau chơi đá bóng. Tranh giành nhau quả bóng dưới mưa thật hả hê. Sau những cú đá là cả bóng và nước bị hất đi tung tóe khắp nơi. Cơn nóng trong người được xoa dịu ngay bằng thứ nước mát lạnh của trời, nếu thích có thể ngửa cổ lên uống từng ngụm nước ngòn ngọt như có pha thêm đường.
Những đám mây đen kịt lúc trước đang tan dần, trả lại màu tươi sáng cho bầu trời. Mưa thưa dần. Những giọt nước mưa cuối cùng lẻ loi rơi xuống kết thúc cơn mưa. Mưa tạnh. Bọn trẻ ngơ ngác, ngẩn ngơ tiếc nuối cơn mưa. Mưa tạnh rồi, tranh nhau bóng cũng hết cái thú vị, thế nên tàn cuộc chơi, tiu nghỉu về nhà kẻo bị mẹ cho ăn đòn. Chim chóc từ những cành cây, kẽ lá lại ríu rít bay lượn, hót véo von. Cảnh vật sau mưa thật trong trẻo, tinh khôi. Cây cối dường như xanh non mỡ màng hơn. Những chiếc lá già mang vẻ u ám, bám đầy bụi bẩn lúc trước được mưa tắm gội cũng trở nên bóng bẩy, tràn đầy sức sống. Đường phố sạch sẽ hơn tuy vẫn còn những vũng nước đục ngầu đọng lại trong ổ gà, ổ vịt. Nhịp sống hối hả lại diễn ra dường như chẳng để ý đến nắng lên, e ấp, hưng hửng. Nắng sau mưa nhẹ dịu, chan hòa cùng gió, gió hiu hiu thổi làm rung nhè nhẹ những vòm cây. Bầu trời cũng quang đãng, trong xanh như tấm kính lớn được lau hết mây, hết bụi.
Cơn mưa mùa hạ ghé qua, đánh thức sức sông trong vạn vật. Vạn vật có mưa về như được tiếp thêm sinh lực để chống chọi với cái nắng gay gắt mùa hạ, để hoa nở thêm hương, để trái ngọt trên cành, để tiếng chim thêm trong và con người dường như cũng vui vẻ, dễ chịu hơn với những người xung quanh mình.