BT3.
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2022

Câu 1:  Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Câu 2: PTBĐ là miêu tả

Câu 3: Thể thơ 4 chữ.

Nội dung: kể và tả về Lượm qua các sự việc bằng lời của người kể với hình ảnh Lượm trong cuộc gặp tình cờ của hai chú cháu. Đó là câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi.

Câu 4: Những từ láy là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng miêu tả nhân vật là: Đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Hok tốt ^^

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
“Dẻo thơm hạt gạo quê hươngCó cả “năm nắng mười sương” người trồngTừng bông rồi lại từng bôngTrĩu cong như dáng lưng còng mẹ taCho con ngày tháng nở hoaTừng trong gian khổ bước ra với đờiDù đi cuối đất cùng trờiVẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”                                                                          (Hương lúa...
Đọc tiếp

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

0
Ngày mai mẹ thức con dậy sớmÔi mẹ thân yêu, mẹ tảo tầnĐể con sẽ đi ra cồn đất nhỏĐón gặp người bạn quí của con Và hôm nay con thấy ở cánh đồngNhững vệt bánh xe in trên cỏ ướtGió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rựcDưới những làn mây xốp đồng quê Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra điVành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộnVà con bò đứng nhìn theo tha thẩnVe vẩy đuôi trên...
Đọc tiếp

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ

Đón gặp người bạn quí của con

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng

Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực

Dưới những làn mây xốp đồng quê

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò

Và thơ con có một dòng sữa chảy

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ?

Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)

Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy

  Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

 Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?

Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình

Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)

 In nội dung

0
Câu 3:  Thế nào là chủ đề trong văn tự sự? Phân loại nhân vật trong văn tự sự. cho VD minh họa ?Câu 4: Thế nào  là ngôi kể trong văn tự sự ? Có mấy loại ngội kể trong văn tự sự ? Nêu dấu hiệu nhận biết của ngội kể ? Câu 5: N êu thứ tự kể trong văn tự sự ? Cho VD minh họa ?  Câu7: Nêu  các bước làm bài văn tự sự ? Nêu bố cục bài  văn tự sự ?  Câu 7: Trình bày sự khác biệt...
Đọc tiếp

Câu 3:  Thế nào là chủ đề trong văn tự sự? Phân loại nhân vật trong văn tự sự. cho VD minh họa ?

Câu 4: Thế nào  là ngôi kể trong văn tự sự ? Có mấy loại ngội kể trong văn tự sự ? Nêu dấu hiệu nhận biết của ngội kể ?

Câu 5: N êu thứ tự kể trong văn tự sự ? Cho VD minh họa ?

 Câu7: Nêu  các bước làm bài văn tự sự ? Nêu bố cục bài  văn tự sự ?

 Câu 7: Trình bày sự khác biệt giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng ?

B. LUYỆN TẬP

* Dạng 1: Kể chuyện đời thường

Câu 1:   Kể về một người bạn tốt

Câu 2:  Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu

Câu 3. Kể về một chuyến về thăm quê

* Dạng 2: Kể chuyện tưởng tượng

Câu 1:  Kể chuyện 10  năm sau em về thăm trường

Câu 2: Giấc mơ trò chuyện  cùng Thánh Gióng

Câu 3 : Kể chuyện về cuộc tranh luận giữa ô tô, xe máy, xe đạp

Mong mn giúp nha

0
27 tháng 3 2019

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.

BT3. Trong bài thơ “Lượm”, Tố Hữu viết:                      Ngày Huế đổ máu …Câu 1. Chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện ba khổ thơ đầu của bài thơ.Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.Câu 3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung đoạn thơ?Câu 4. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân...
Đọc tiếp

BT3. Trong bài thơ “Lượm”, Tố Hữu viết:

                      Ngày Huế đổ máu

Câu 1. Chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện ba khổ thơ đầu của bài thơ.

Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung đoạn thơ?

Câu 4. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật.

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về chú bé Lượm trong đoạn thơ trên.

 

BT4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

   Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
   Cho nên mẹ sinh ra
      Để bế bồng chăm sóc
       Mẹ mang về tiếng hát
      Từ cái bống cái bang
    Từ cái hoa rất thơm
    Từ cánh cò rất trắng
    Từ vị gừng rất đắng
      Từ vết lấm chưa khô
          Từ đầu nguồn cơn mưa
         Từ bãi sông cát vắng...
                                         (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 2. Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên?

Câu 4. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu và lời ru của mẹ dành cho trẻ qua đoạn thơ trên.

0
1 tháng 3 2022

\(\frac{1}{2} : \frac{9}{2}

1 tháng 3 2022

Hỏi chấm

Câu 1:   Thế nào là văn miêu tả ? Câu 2:  Nêu đặc điểm và các năng lực cần  sử dụng trong  văn miêu tả ? Câu 3:   Nêu phương pháp tả cảnh? Cho Ví dụ minh họa ? Câu 4: Nêu phương pháp tả  người ? Cho Ví dụ minh họa ?Câu 5: N êu bố cục của bài văn miêu tả ? Lấy ví dụ một đề văn miêu tả và  tìm bố cục cho đề văn đó ?  Câu 6: Nêu  các bước làm bài văn miêu tả ? Có thể thay...
Đọc tiếp

Câu 1:   Thế nào là văn miêu tả ?

Câu 2:  Nêu đặc điểm và các năng lực cần  sử dụng trong  văn miêu tả ?

Câu 3:   Nêu phương pháp tả cảnh? Cho Ví dụ minh họa ?

Câu 4: Nêu phương pháp tả  người ? Cho Ví dụ minh họa ?

Câu 5: N êu bố cục của bài văn miêu tả ? Lấy ví dụ một đề văn miêu tả và  tìm bố cục cho đề văn đó ?

 Câu 6: Nêu  các bước làm bài văn miêu tả ? Có thể thay đổi trình tự các bước được không, Vì sao ?

B. LUYỆN TẬP

* Dạng 1:  Tả cảnh

Câu 1:  Tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai  vàng vào dịp tết đến xuân về

Câu 2 : Tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn trên quê hương em

Câu 3: Tả quang cảnh khu phố ( thôn xóm) nơi em đang ở

* Dạng 2:  Tả người

Câu 1:   Tả người thân yêu và gần gũi nhất đối với em

Câu 2: Trong  cuộc sống ngày nay, có nhiều người  cống hiến cho đời bằng những việc làm tốt đẹp. Hãy tả lại  hình ảnh một trong những người như vậy

 

1
17 tháng 8 2021

Câu 1:   Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.

Câu 2:  những năng lực cần có khi làm văn miêu tả

Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.

Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:

– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.

– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.

– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

Câu 3 : Muốn tả cảnh cần :

+Xác định được đối tượng miêu tả;

+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;

+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lý.

Ví dụ : 

Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn

a)Những hình ảnh tiêu biểu : Thầy cô giáo, cảnh lớp học (bàn ghế, bảng đen, bàn thầy cô, khẩu hiệu trên tường), các bạn học sinh (ghi đề bài, chuẩn bị làm bài, tư thế viết..) chú ý tả chung cả lớp và tả kĩ một, hai bạn.

b)Thứ tự miêu tả : Có thể theo thời gian. Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, hộp bài cho thầy, cô.

Câu 4 : 

Muốn tả người cần:

+Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);

+Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu

+Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự    

Ví dụ : Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.        

Câu 5 : 

* Bố cục bài văn tả cảnh:

 - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.

 - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:

+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).

+ Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại).

+ Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).

 - Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

* Cách miêu tả:

- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)

- Thân bài:

+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..

+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...).

Câu 6 : 

Bước 1: Tìm hiểu đề

Bước 2: Quan sát tìm ý

Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)

Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh

Bước 5: Kiểm tra lại bài.

              Ps: phần B mình sẽ để riêng ra nhé !