Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm cực viễn Cv của mắt.
+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh A’B’ của AB thì A’B’ phải hiện lên trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt, tức là phải nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn Cv ?
Chọn A. Nhìn vật ở điểm cực viễn. vì điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết.
Chọn B. Nhìn Vật ở điểm cực cận. Vì điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được nên ở đó mắt phải điều tiết mạnh nhất để nhìn rõ vật.
Ảnh của vật AB qua kính lão ở hình 49.2.
+ Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm cực cận Cv của mắt.
+ Khi đeo kính thì ảnh A’B’ của vật AB phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này. Với kính lão trong bài thì yêu cầu này hoàn toàn được thỏa mãn.
1/ về cấu tạo :
mắt : gồm thể thủy tinh và màng lưới
máy ảnh :gồm vật kính , buồng tối và chỗ hứng ảnh
về ảnh của vật :
mắt : ảnh thật , ngược chiều vật , nhỏ hơn vật
máy ảnh : ảnh thật , ngược chiều vật , nhỏ hơn vật
2/ Điểm cực cận là điểm gần nhất mà ta có thể nhìn rõ được
Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết
là khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt mà một vật đặt ở trong khoảng ấy được nhìn rõ