K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2021

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên:

“Thân em như con cá rô thia
Vào trong mắc cạn, ra ngoài mắc câu.”

Hình ảnh con cá rô đang vùng vẫy không lối thoát như chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào “ trong nhờ đục chịu”. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa,người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự bất bình đẵng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ thể hiện trong câu hát than thân:

“ Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa
Đạo phu thê như đũa nên đôi
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.”

Số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn:

“Thân em như cây quế tiên non
Trăm năm khô rụi vỏ còn dính cây”
Hay:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”

Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ được khẳng định mạnh mẽ, đó là đữc hạnh, tấm lòng trong trắng, thuần khiết đáng trân trọng! Song, âm điệu của câu ca vang vọng nỗi ngậm ngùi, chua xót về cuộc đời, xã hội với những thế lực đen tối. Không chỉ đừng lại ở các câu ca dao về “ Thân em” mà nỗi lòng về sự bất bình trong xã hội đã cho ra đời những câu ca:

“Thân em như hạt gạo lắc trên sàng
Thân anh như hạt lúa lép giữa đàn gà bươi.”

Sự đề cao vai trò, vị trí của “ thân em” hơn “thân anh” không chỉ là nỗi lòng mà còn là niềm khát khao về cuộc sống bình quyền. Nơi đó, người phụ nữ tìm được tiếng nói, vị thế và hạnh phúc đích thực. Thiên chức người phụ nữ đâu chỉ” lấy nước, sinh con, giữ lửa” mà còn là sự vươn xa hơn, khẳng định tầm vóc của bản thân đã góp phần làm nên cuộc sống tốt đẹp.

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

7 tháng 10 2021

đoạn văn ngắn thôi bn ơi

Với lại chỉ ra từ ghép và láy nữa

7 tháng 10 2021

*Tham khảo :

Thân phận người phụ nữ với những trôi nổi, bấp bênh được thể hiện qua bài ca dao: Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Cấu trúc "Thân em" mở đầu bài ca dao là một quen thuộc ta thường thấy trong ca dao than thân. Đó không chỉ là tiếng than mà còn là lời xưng hô đầy khiêm nhường của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ cơ cực và đắng cay vô cùng trong xã hội với đầy rẫy những bất công, khổ đau. Hình ảnh so sánh 'trái bần trôi" càng cho thấy được những tủi nhục của người phụ nữ. Họ dường như chỉ đáng với một thứ quả chua chát, một thứ quả người ta bỏ đi ư? Khổ đau nối tiếp khổ đau với tác động của sóng, của gió. Đó cũng là những sóng gió cuộc đời đầy họ vào vũng bùn lầy tối tăm, đau khổ. Lênh đênh trên vùng biển trời bao la, người phụ nữ khao khát một bến đỗ bình yên. Vậy mà bến đỗ ấy cứ xa họ dần dần và họ không biết than trách vào đâu cho bớt khổ cực, bớt đau đớn. Ở xã hội ngày nay, chúng ta nói với nhau về sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của người phụ nữ thì ở xã hội xưa, cuộc đời vô định của họ như một lẽ đương nhiên, như một thách thức của tạo hóa. Và chính lời than thân trách phận là biểu hiện của tất cả chua xót và đắng cay của những thân em trong bế tắc, khổ cực. 

từ láy: dần dần

từ ghép : phụ nữ

7 tháng 10 2021

hic cám ơn bjan bạn đúng là cứu tinh của cuộc đời mik T-T

 

19 tháng 2 2021

sorry a(cj) mik ms học lớp 6 thoy ._.?

23 tháng 9 2016

  Tôi là một người học không mấy giỏi ngữ văn. Các bài kiểm tra của tôi cũng chỉ 6,7 điểm. Tôi rất buồn vì điều đó. Hôm nay là ngày kiểm tra 45' môn ngữ văn. Tôi biết là nếu làm đúng hết phần trắc nghiệm thì tôi cũng chỉ được 5 điểm, bởi tôi rất kém phần Tập làm văn.

  Thời gian đã bắt đầu, tôi lướt nhìn qua và thấy đề văn rất khó. Trong lòng tôi cứ bồn chồn không yên. Một lúc sau tôi bình tĩnh lại, làm từ từ cẩn thận. Tuy vậy nhưng đề Tập làm văn lần này rất khó. Tôi không tự tin về kết quả của mình. Khi nộp bài, tay tôi cứ run bần bật. Tôi rất lo lắng về điểm văn của mình. Những bài kiểm tra lần trước tôi đã kém điểm rồi, tôi không muốn thấy cha mẹ buồn phiền vì tôi nữa.

  Hôm ấy, cô Hoa lôi bài kiểm tra trong túi ra. Mặt cô có vẻ buồn bực. Cô nói:" Điểm của lớp ta lần này rất kém, không có ai được điểm tối đa và điểm thấp nhất là tận 5 điểm". Nghe cô nói, cả lớp xôn xao. Tôi nghĩ chắc là tôi thấp điểm nhất rồi. Cô gọi lớp trưởng lên trả bài. Khi đến lượt tôi, tim tôi đập thình thịch. Tôi ngơ ngẩn nhìn số điểm. Thật không thể tin nổi, đây là điểm của mình ư? Tôi xem lại tên học sinh và đúng là bài của tôi thật. Bài kiểm tra đó tôi được 9 điểm. Chưa bao giờ tôi được điểm cao như thế. Thật sự lúc đó tôi rất vui mừng. Tôi thầm hứa: "Những lần sau mình sẽ cố gắng được điểm cao như thế này".

Chữ in = Đại từ

Chữ in nghiêng = từ láy

Chữ gạch chân = từ ghép

23 tháng 9 2016

Ngày trả bài môn kiểm tra Ngữ Văn đã đến,Tôi thực sự rấất lo sợ vì trả bài làn này bởi mỗi lần trả bài là chính là ngày tôi bị điểm thấp.Nghe cô đọc tên tưng bạn bạn nào cũng cAO.Bỗng cô đọc tên tôi,tim tôi như thót vang lên đập thình thịch.Cô đọc''Nga 8.5 điểm''.Lúc đó tôi rất vui mừng biết bao như không tin đó là sự thạt.Tôi nghĩ''Thật vây ư tôi cao điểm vậy sao cứ nghĩ đó chỉ là một giấc mơ thôi nhưng không ngờ nó là sự thật.Cô khen tôi''Trong bài kiểm tra này lớp ta có bạn Nga đã có rất nhiều tiến bộ''.Tôi thực sự rất vui về điều này,vừa vui vừa hạnh phúc