K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12
Cậu Bé Tích Chu: Hành Trình Cứu Bà Ngoại Trong Thế Giới Kỹ Thuật Số

Ngày xửa ngày xưa, trong một thành phố hiện đại, có một cậu bé tên là Tích Chu. Tích Chu sống cùng bà ngoại trong một căn hộ nhỏ. Bà ngoại cậu luôn yêu thương và chăm sóc Tích Chu, nhưng cậu lại thích chơi game và lướt mạng xã hội hơn là quan tâm đến bà.

Một ngày nọ, bà ngoại bị ốm nặng và phải nằm viện. Các bác sĩ bảo rằng chỉ có một liều thuốc đặc biệt từ một bệnh viện ở nơi xa xôi mới có thể cứu bà. Tích Chu, cảm thấy có lỗi vì đã quá thờ ơ với bà, quyết định lên đường tìm kiếm loại thuốc đặc biệt đó.

Với chiếc xe đạp điện và một chiếc điện thoại thông minh, Tích Chu bắt đầu hành trình của mình. Cậu sử dụng Google Maps để tìm đường và phải vượt qua nhiều trở ngại như tắc đường, thời tiết xấu và cả những kẻ xấu muốn cản trở cậu.

Trên đường đi, Tích Chu gặp gỡ nhiều người tốt bụng, như anh xe ôm công nghệ giúp cậu tìm đường nhanh hơn, một cô gái hảo tâm cho cậu những lời khuyên quý giá, và cả những người bạn học cùng trường sẵn sàng giúp đỡ khi cậu cần.

Cuối cùng, sau bao nỗ lực và khó khăn, Tích Chu đã tìm thấy bệnh viện nơi có loại thuốc đặc biệt. Cậu nhanh chóng quay về và đưa thuốc cho các bác sĩ. Bà ngoại của cậu dần hồi phục và cuối cùng khỏe mạnh trở lại. Từ đó, Tích Chu học được bài học về tình yêu thương và trách nhiệm, cậu dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc và trò chuyện với bà.

 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: Người bán mai vàng      Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù. Vườn mai có từ bao giờ không nhớ. Gốc cây sù sì, nổi u, nổi cục, rêu xanh bám từng đám, loang lổ, cổ kính. Khi nghe gió đông về, ông già mù rờ rờ từng cành cây bứt hết lá: “cho cây tụ nhựa”. Những ngày giá lạnh...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

Người bán mai vàng

     Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù. Vườn mai có từ bao giờ không nhớ. Gốc cây sù sì, nổi u, nổi cục, rêu xanh bám từng đám, loang lổ, cổ kính. Khi nghe gió đông về, ông già mù rờ rờ từng cành cây bứt hết lá: “cho cây tụ nhựa”. Những ngày giá lạnh nhất, mặc chiếc áo dạ sờn, mái tóc bạc ghé tai vào gốc mai, ông nghe rõ cả dòng nhựa đang chảy âm thầm trong gốc mai cổ. Đôi bàn tay nhăn nheo, khô khẳng lần sờ từng mắt mầm, xem mầm đã nứt nanh đến đâu.

     Những chùm nụ xanh lớn dần nôn nao hay chính lòng ông nôn nao. Tay ông mân mê, vuốt ve từng núm nụ không biết chán, cái láng lẩy của da nụ làm những ngón tay mê mẩn. Như không biết gió lạnh, suốt ngày ông quanh quẩn với từng gốc mai. Núm nụ đầu tiên, mới nhú màu cánh vàng hé nở, ông biết liền. Ngón tay ông đặt đúng vào cái nụ ấy. Ông nhận ra bằng hương thơm của hoa mai dẫn đường hay bằng linh cảm ông cũng không biết, chỉ biết rằng, ông đã đến đúng nụ hoa cần đến. Rồi mừng rỡ gọi con:

     – Ra mà xem, Mai ơi, hoa sắp nở rồi!

     Người con trai dù đang ăn, đang uống cũng bỏ, chạy nhào ra với cha. Lập tức anh cũng bị cái màu vàng óng ả vừa nứt hé ra kia hút hồn. Cả hai cha con không biết ai mê mải hơn ai. Cái tên Mai ông đặt cho con bắt đầu từ nỗi si mê ấy. […]

     Mùa xuân năm ấy hai cha con chặt mai đem bán bên vỉa hè trước cổng Thương Bạc. Hai cha con ngủ lại giữ mai. Đêm hai mươi tám tết cuối năm đó, Mai gặp cô bé dắt mẹ đi ăn xin, bà mẹ bị cảm lạnh chết. Cô khóc đứt hơi. Ôm xác mẹ lăn lộn dưới mái ni-lông che bên cột đèn vườn hoa. Tiếng cô khóc kéo Mai lại. Nhóm từ thiện đường phố chôn cất cho bà mẹ. Cám cảnh, Mai nói với cô bé:

     – Lan ơi – tên cô bé – đời ăn mày khổ lắm. Anh biết. Nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không?

     Trong lúc khốn cùng, có một bàn tay dắt, còn gì hơn. Lan đứng bán mai cùng cha con Mai, đến gần giao thừa mới về nhà. Tết ấy, nhà Mai vui hơn. Mai gắng sức nuôi thêm một người. Chỉ một năm sau, Lan đã có thể góp sức cùng anh nuôi nổi mình. Ba năm sau Lan trở thành một thiếu nữ xinh tươi. Hoàn toàn khác cô gái Mai nhặt được ở Thương Bạc. Hai người yêu nhau từ lúc nào. Già Mai bằng lòng cho hai người thành vợ thành chồng. Vườn mai vàng bên núi Ngũ Tây chứng giám cho đám cưới của họ. […]

     Tình thương yêu trong gia đình vượt lên được cái nghèo. Già Mai chiêm nghiệm cả tối, nói được một câu với con dâu: “Đời không gì bằng chữ Tâm, Lan ạ. Con nhớ điều ấy cho ba.”. Lan sinh con trai. Ông nội lấy chữ Tâm đặt tên cho cháu. Cu Tâm ra đời vào những năm gian lao. Năm đầu trời đại hạn. Nước mặn trên sông Hương tràn lên tận bến Tuần. Lúa cháy. Từ thành phố xuôi về Thuận An, toàn thấy xe đi bán nước ngọt. Con suối chảy quanh năm trước vườn mai cạn khô. Xuôi xa một cây số dòng suối mới bắt đầu có nước lại. Mai và Lan cùi cụi suốt ngày gánh nước tưới mới cứu được vườn mai. Tết ấy mai mất mùa. Năm sau trời lạnh buốt. Ba cha con già Mai cắt cỏ ủ gốc, qua Tết mai mới chúm nụ. Lại thêm một năm trời giật mất miếng cơm. Mai thương cha, thương vợ. Trong nỗi quẫn trí, anh bật nảy một điều trong óc: “Những người trồng hoa ở Huế, họ sống bằng cách nào?”.

     Ý nghĩ ấy kéo anh đi. Già Mai ở nhà trông cháu. Lan vào rừng kiếm củi, hái lá nón. Mai lần mò đến các gia đình trồng hoa. Lâu nay anh sống cam chịu, sống bó mình. Tự ti cũng có, buông thả cũng có. Anh bằng lòng sống đạm bạc ở một gia đình con con. Nhiều lúc không hơn người đi ở ẩn. Những vườn hoa của đồng nghiệp làm anh bừng tỉnh. Song tỏ tường rồi thì anh buồn.

     Anh mang theo nỗi niềm ấy về nhà. Lan lựa lời, lúc có cha chồng, Lan mới dám hỏi:

     – Răng anh buồn rứa?

     Hết bữa cơm chiều, Mai mới nói được với cha và vợ:

     – Mai vàng quý. Song chẳng ai sống được bằng vườn mai. Họ trồng cúc, trồng hồng, trồng tùng, trồng bách và cả trồng mai trong chậu nữa mới sống nổi bằng nghề hoa. Những người có vườn rộng họ trồng huệ, trồng lay ơn. Nghĩa là họ phải trồng tất cả những gì trồng được. Cách trồng, chúng ta đi học. Nhưng cái chúng ta thiếu là không có vốn. Không có vốn thì không thể nói mạnh được điều gì.

     Không khí gia đình chùng hẳn xuống. Nỗi bất lực đè nặng lên họ. […] Ông già Mai lặng thinh. Vừa cõng cháu trên lưng, vừa lang thang trong vườn mai. Ông đếm từng cây mai một. Bàn tay xương xẩu rờ rẫm, vuốt ve chúng, như bàn tay già rờ rẫm đứa con xa lâu ngày gặp lại. Gió lạnh và mưa bay. Ông già đã nhận ra mùi hoa mai nở. Ông ngồi tựa cột ngửa mặt lên nhìn trời hít ngửi mùi hoa ngây ngất. Ông như nghe rõ từng tiếng lách tách của mỗi cánh hoa xòe nở. Ông tự nói với mình: “Đời mình sắp qua rồi. Đã đến đời con cháu. Vườn mai này sẽ là của chúng.”. […]

     Ông nói:

     – Cha bằng lòng cho con cưa nửa vườn mai, cưa cả cây, những cơ quan giàu có họ chẳng thích mua kiểu mai cây của mình đó sao. Ba bằng lòng cho các con, để các con có vốn ban đầu.

     – Thật chứ ba? – Mai reo lên.

     – Miễn sao vợ chồng con có hạnh phúc. Ngần ấy cũng đủ làm niềm vui tuổi già của ba rồi.

     Đúng ngày cưa mai, ông già Mai dắt cháu lang thang khắp đồi núi Ngũ Tây. Ông kể cho cháu nghe, xưa kia, không phải đồi trọc như bây giờ, mà là những cánh rừng, mùa xuân về nở đầy hoa mai. Thằng bé nghe chẳng hiểu gì. Nó dắt ông hết mỏm đồi này sang mỏm đồi khác, còn ông già cứ kể. Đi thật xa và kể để ông khỏi nghe tiếng cưa đang cắt những cây mai có từng mảnh đời ông hóa thân trong đó. Sau đó là những đêm không ngủ. Ông lần ra vườn mai. Đặt bàn tay mình nơi nhát cây bị cắt. Nghe nhựa mai dính dính nơi bàn tay. Ông chết lặng đi và âm thầm khóc một mình. Ông những tưởng mình sẽ gục ngã cùng những cây mai bị cắt kia, song sức ông đã hồi sinh nhờ sự năng nổ của vợ chồng Mai, bắt được cái nhịp của cuộc sống mới bằng chính những cánh mai vàng.

(Nguyễn Quang Hà, Tạp chí Sông Hương, số ra tháng 2 năm 1995)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. Tóm tắt văn bản trong khoảng 5 đến 7 câu.

Câu 3. Nhận xét về nhân vật ông già Mai.

Câu 4. Em thích nhất chi tiết nào trong văn bản? Vì sao?

Câu 5. Yếu tố “tình cảm gia đình” có ảnh hưởng như thế nào đến nhân vật Mai?

0
...
Đọc tiếp
Phân tích cấu tạo ngữ pháp cho những câu sau  xác định kiểu câu của chúng: a) Chồng  ốm nặng làm cho gia đình  càngnghèo hơn. b) Thế  bằng lời kể đã cho tôi những chi tiếtbằng ghi chép đã cho tôi những cảm xúc chânthật. c) Hai nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng loạingười không bao giờ  thể chiến thắng đượcbệnh tật. d) Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọtôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe . e) Chúng ta phải cố gắng dân tộc hóa lời nói  câuvăn của chúng ta. a) Chính phủ tặng  mẹ ấy danh hiệu  mẹ Việt Nam anh hùng. b) Trong nhiều năm qua, người ta đã chứng kiến sựphát triển mạnh mẽ của phong trào nữ quyền. c) Họ đang đấu tranh để đạt được sự bình đằng hoàntoàn giữa nam  nữ. d) Cuộc sống của họ cũng sang một hướng khác.  e)  gửi cho tôi một món quà qua đường bưu điện. f) Trong năm học tớicác em hãy cố gắngsiêng nănghọc tậpngoan ngoãnnghe thầyyêu bạn. g) Hàng năm, khoa báo chí ở Trường Đại học Quốc gia cung cấp cho  hội vài chục cử nhân báo chí.
0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau: Trích đoạn nằm ở phần 3 của tác phẩm, từ câu 2738 – 2940 (có lược một đoạn)      Kim Trọng tìm Kiều      Nỗi nàng tai nạn đã đầy, Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.      Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.      Vội sang vườn Thuý dò la, Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.      Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

Trích đoạn nằm ở phần 3 của tác phẩm, từ câu 2738 – 2940 (có lược một đoạn)

     Kim Trọng tìm Kiều

     Nỗi nàng tai nạn đã đầy,

Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.

     Từ ngày muôn dặm phù tang,

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

     Vội sang vườn Thuý dò la,

Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.

     Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

     Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

     Xập xoè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

     Cuối tường gai gốc mọc đầy,

Đi về, này những lối này ngày xưa.

     Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

     Láng giềng có kẻ sang chơi,

Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.

     Hỏi ông, ông mắc tụng đình,

Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.

     Hỏi nhà, nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương với cùng là Thuý Vân.

     Đều là sa sút, khó khăn,

Thuê may, bán viết, kiếm ăn lần hồi.

     Điều đâu sét đánh lưng trời,

Thoắt nghe, chàng thoắt rụng rời xiết bao!

     Vội han di trú nơi nao,

Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.

     Nhà tranh, vách đất tả tơi,

Lau treo rèm nát, trúc gài phên thưa.

     Một sân đất cỏ dầm mưa,

Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường!

     Đánh liều lên tiếng ngoài tường,

Chàng Vương nghe tiếng, vội vàng chạy ra.

     Dắt tay vội rước vào nhà,

Mái sau, viên ngoại ông bà ra ngay.

     Khóc than kể hết niềm tây:

“Chàng ôi! Biết nỗi nước này cho chưa?

     Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

     Gặp cơn gia biến lạ dường,

Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

     Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

     Trót lời nặng với lang quân,

Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.

     Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên!

     Kiếp này duyên đã phụ duyên,

Dạ đài còn biết, sẽ đền lai sinh.

     Mấy lời ký chú đinh ninh,

Ghi lòng để dạ, cất mình ra đi.

     Phận sao bạc bấy, Kiều nhi!

Chàng Kim về đó, con thì đi đâu?”

     Ông bà càng nói càng đau,

Chàng càng nghe nói, càng dàu như dưa.

     Vật mình vẫy gió, tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai.

     Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi,

Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê.

     Thấy chàng đau nỗi biệt ly,

Nhận ngừng, ông mới vỗ về giải khuyên:

     “Bây giờ ván đã đóng thuyền,

Đã đành phận bạc, khôn đền tình chung!

     Quá thương chút nghĩa đèo bòng,

Nghìn vàng thân ấy, dễ hòng bỏ sao?”

     Dỗ dành, khuyên giải trăm chiều,

Lửa phiền càng dập, càng khêu mối phiền.

     Thề xưa giở đến kim hoàn,

Của xưa lại giở đến đàn với hương.

     Sinh càng trông thấy, càng thương,

Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

     Rằng: “Tôi trót quá chân ra,

Để cho đến nỗi trôi hoa, dạt bèo.

     Cùng nhau thề thốt đã nhiều,

Những điều vàng đá, phải điều nói không!

     Chưa chăn gối, cũng vợ chồng,

Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?

     Bao nhiêu của, mấy ngày đàng,

Còn tôi, tôi gặp mặt nàng mới thôi!”

     Nỗi thương nói chẳng hết lời,

Tạ từ, sinh mới sụt sùi trở ra.

     […]

     Rắp mong treo ấn từ quan,

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.

     Dấn mình trong áng can qua,

Vào sinh ra tử, hoạ là thấy nhau.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 2022)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản Kim Trọng tìm Kiều kể về việc gì?

Câu 2. Xác định một số hình ảnh thơ tả thực trong văn bản Kim Trọng tìm Kiều.

Câu 3. Phân tích cảm xúc của Kim Trọng khi chứng kiến khung cảnh nhà Thuý Kiều sau nửa năm gặp lại.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:

Sinh càng trông thấy, càng thương

Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

Câu 5. Tình cảm của Kim Trọng dành cho Thuý Kiều được thể hiện như thế nào? Phân tích một số câu thơ tiêu biểu thể hiện rõ tình cảm ấy.

0
II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn văn bản sau thuộc phần Đọc hiểu.      Khóc than kể hết niềm tây: “Chàng ôi! Biết nỗi nước này cho chưa?      Kiều nhi phận mỏng như tờ, Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!      Gặp cơn gia biến lạ dường, Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.      Dùng dằng khi bước chân ra, Cực...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn văn bản sau thuộc phần Đọc hiểu.

     Khóc than kể hết niềm tây:

“Chàng ôi! Biết nỗi nước này cho chưa?

     Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

     Gặp cơn gia biến lạ dường,

Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

     Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

     Trót lời nặng với lang quân,

Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.

     Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên!

Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về những giải pháp nuôi dưỡng tâm hồn con người trong thời đại số.

1
Hôm qua

   Từ việc cảm nhận bài thơ Đất nước, ta thấy được nhiều nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên. Bằng việc sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: Trong bài thơ "Đất nước", tác giả Nguyễn Đình Thi đã có nhiều sáng tạo về hình thức nghệ thuật. Đầu tiên, đó là việc sử dụng hình ảnh thơ giàu sức gợi. Khi nói tới mùa thu Hà Nội, nhà thơ dùng những chi tiết tiêu biểu gắn liền với địa danh này như "sáng chớm lạnh", "hương cốm", "phố dài", "hơi may". Hay viết về đất nước trong chiến tranh, ông khéo léo dựng lên các hình ảnh "cánh đồng quê chảy đầy máu", "bữa cơm chan đầy nước mắt". Ngôn ngữ mộc mạc cũng là yếu tố góp phần tạo nên ấn tượng cho độc giả. Nhờ vậy, mỗi khi đọc tác phẩm, em lại trào dâng nỗi niềm yêu mến, tự hào về Tổ quốc, về truyền thống anh hùng, bất khuất. Những tình cảm cao đẹp ấy giống như dòng suối trong trẻo, mát lành, tưới mát tâm hồn con người

2 tháng 12

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một phần đặc sắc và sâu sắc. Nhan đề mà bạn có thể đặt cho 6 câu thơ đầu có thể là:

"Tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Nhan đề này phản ánh tình cảm cô đơn, buồn bã và nhớ nhà của Thúy Kiều khi bị giam cầm tại lầu Ngưng Bích. 

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Nghĩ thêm về chi tiết cái bóng trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương ThS. Đinh Văn Thiện          (1) Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được Nguyễn Dữ viết lại với rất nhiều sáng tạo từ một cốt truyện dân gian. Truyện kể về một người chồng vì ghen tuông quá mức, dẫn tới những hành động mù quáng, làm tan nát cả một...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Nghĩ thêm về chi tiết cái bóng trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương

ThS. Đinh Văn Thiện

         (1) Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được Nguyễn Dữ viết lại với rất nhiều sáng tạo từ một cốt truyện dân gian. Truyện kể về một người chồng vì ghen tuông quá mức, dẫn tới những hành động mù quáng, làm tan nát cả một gia đình yên ấm, lẽ ra sẽ rất hạnh phúc. Hành động ghen tuông của người chồng đã đẩy người vợ đến chỗ uất ức quá phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để chứng tỏ sự trong trắng thuỷ chung của mình. Từ góc độ đề tài, truyện không có gì mới mẻ. Tuy nhiên truyện vẫn rất hấp dẫn bởi đã xây dựng được một tình huống rất độc đáo. Đó là tình huống, sau bao nhiêu năm chinh chiến ngoài biên ải theo lệnh của triều đình, người chồng may mắn thoát chết trở về, những mong được ôm ấp đứa con của mình trong tình cha con đằm thắm, nào ngờ chính đứa con lại nói: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”. Đứa con còn kể tiếp: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Người vợ nói thế nào người chồng cũng không tin. Hàng xóm phân giải mọi điều về sự hiếu thảo, thuỷ chung của người vợ ở nhà, người chồng cũng chỉ cho là người vợ do khéo mồm khéo miệng mà được hàng xóm bao che. Tình huống ấy buộc người đọc phải theo dõi câu chuyện đến tận cùng xem kết cục là vì sao lại như vậy. Vì chuyện ghen tuông xưa nay vẫn có đến một ngàn lẻ một cách lí giải khác nhau, làm sao cắt nghĩa hết được! Người chồng chỉ sáng mắt ra khi chính đứa con chỉ vào cái bóng của anh ta nói: “Cha Đản đấy”.

        (2) Tuy nhiên, để tình huống ấy diễn ra một cách tự nhiên, hợp lí, người kể chuyện đã khéo léo cài đặt sẵn một chi tiết hết sức tự nhiên, một chi tiết lấy ra từ chính đời sống thường ngày. Đó là chi tiết lấy từ “trò chơi soi bóng trên tường”. Ngày xưa chưa có tivi, đến cả “rối hình" cũng không có, tối tối con cái thường quây quần quanh cha mẹ, ông bà, chơi trò soi bóng trên tường, nhờ ánh sáng ngọn đèn dầu, mỡ. Trò chơi này hết sức thú vị, vì từ hai bàn tay người chơi có thể tạo ra bao nhiêu hình thù vừa quen thuộc vừa kì lạ khác nhau, dựa vào tài khéo léo, óc tưởng tượng của cả người chơi và người xem. Trong trò chơi này ai cũng là người chơi, ai cũng là người xem nên có cái vui nhộn của không khí dân chủ và bình đẳng. Người vợ, vì chồng vắng nhà dằng dặc như thế, tối tối cũng chỉ còn biết chơi đùa với con bằng trò chơi ấy. Có lẽ vì muốn con luôn cảm thấy người cha vẫn có mặt ở nhà, và để tự an ủi mình, thấy mình với chồng vẫn luôn bên nhau như hình với bóng, nên người vợ đã chỉ vào cái bóng của mình mà nói với con rằng đó là cha của Đản - tên của đứa con. Gia đình, vì thế, lúc nào cũng cảm thấy sum vầy đông đủ, sự trống trải đã được khỏa lấp bằng hình ảnh của cái bóng êm đềm.

        (3) Từ một trò chơi dân dã, hết sức phổ biến, người kể chuyện đã đẩy lên thành một cái cớ để xây dựng thành một tình huống truyện độc đáo. Đó chính là sự tài hoa, sâu sắc của người kể chuyện. Cái bóng chỉ là cái cớ để xây dựng tình huống, là một chi tiết nghệ thuật, sao chúng ta lại gọi nó là “cái bóng oan khiên"? Đừng gán cho nó cái giá trị tư tưởng vốn không phải của nó mà quên mất cái đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của người xưa. Trò chơi ấy cũng còn cho thấy tấm lòng của người vợ nhớ chồng da diết nhường nào, thương con đến nhường nào. Người vợ làm sao có thể nghĩ tới việc sau này đứa con sẽ nói với người cha của nó những câu như ta đã thấy để tránh né câu chuyện vui đùa mà tình nghĩa và xúc động kia. Vì thế làm sao ta lại có thể phán xét rằng chính người vợ cũng có lỗi về cái chết của nàng một khi biết tính chồng hay đa nghi lại còn đùa với con như vậy. Lỗi và tội ở đây là cái sự ghen tuông đến mù quáng như một căn bệnh truyền đời của nhân loại.

        (4) Cũng chính vì mục đích sâu xa là lên án một cách gay gắt, quyết liệt thói ghen tuông (chứ không phải để lên án chiến tranh phong kiến loạn lạc, như một số nhận xét thường thấy) mà Nguyễn Dữ đã viết thêm đoạn kết (không có trong văn bản truyện cổ dân gian) có tính chất “thần kỳ”. Đoạn kết ấy không phải chỉ để câu chuyện thêm hấp dẫn! Đó là một kết thúc “mở” có ý nghĩa trả lại cho Vũ Nương sự trong sạch của một tấm lòng thuỷ chung, trong sáng, đồng thời thể hiện một thái độ bao dung đối với sai lầm của người chồng và của chính nàng mà thôi.

        (5) Truyện đã không để Vũ Nương về với chồng con. Điều đó buộc người đọc phải suy nghĩ sâu hơn về bài học mà truyện đặt ra. Người bị oan, cuộc đời có thể giải oan giúp họ. Còn hậu quả của những sai lầm do chính con người gây ra thì khôn lường và không phải bao giờ cũng khắc phục được. Đoạn kết của truyện đã xoáy vào lòng người đọc nỗi xót xa bởi cảnh đứa trẻ mất mẹ, suốt đời trong cảnh mồ côi, chỉ do thói ghen tuông của người cha...

(Văn học và Tuổi trẻ, số 7 (190), năm 2009)

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản.

Câu 2. Theo người viết, truyện Chuyện người con gái Nam Xương hấp dẫn bởi tình huống truyện độc đáo nào?

Câu 3. Mục đích của việc người viết nhắc đến tình huống truyện ở phần mở đầu văn bản là gì?

Câu 4. Chỉ ra một chi tiết được trình bày khách quan và một chi tiết được trình bày chủ quan trong đoạn (2). Nhận xét về mối quan hệ giữa cách trình bày khách quan và cách trình bày chủ quan đó trong văn bản. 

Câu 5. Từ văn bản, cho biết vì sao người viết lại cho rằng chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc?

0